Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện việc hạn chế sản xuất đất hiếm trong 6 tháng cuối năm 2018, động thái có khả năng làm tê liệt xuất khẩu mặt hàng này và gây nguy cơ đẩy giá tăng vọt và các nhà sản xuất ô tô điện và đồ điện tử sẽ phải "đào xới cả trái đất" để tìm kiếm nguồn cung khác thay thế Trung Quốc.
Sản lượng tôm dự kiến tăng khắp thế giới
- Cập nhật : 13/10/2018
Hội nghị Triển vọng toàn cầu cho các Lãnh đạo Nuôi trồng thuỷ sản (GOAL) dự báo rằng sản lượng tôm toàn cầu sẽ đạt tới 5 triệu tấn vào năm 2020 nếu ngành này đạt được tốc độ tăng trưởng 18% như mong đợi.
James Anderson, Nhà kinh tế thủy sản của Đại học Florida, nói rằng nguồn cung tôm toàn cầu dự kiến sẽ tăng 5,5% từ năm 2017 đến năm 2018.
"Từ năm 2017 đến năm 2020, kỳ vọng tăng trưởng khá, trung bình 5,7% mỗi năm và kết quả là nguồn cung tôm trên toàn cầu dự kiến tăng 18% vào năm 2020", ông nói.
Dự báo sản lượng tôm đến năm 2020
Trước đó, Anderson dự đoán sản lượng tôm thẻ chân trắng toàn cầu sẽ đạt khoảng 4,5 triệu tấn vào năm 2018.
"Mỗi khu vực đang mong đợi một sự tăng trưởng từ năm 2017 đến năm 2018," ông nói.
Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc ngành công nghiệp tôm đã phải chịu tình trạng "thừa cung" khiến giá toàn cầu giảm.
Các nhà quan sát như Ngân hàng Rabobank dự đoán rằng giá tôm vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện.
Cú lao dốc giá vào năm 2017, khi nguồn cung bắt đầu vượt quá nhu cầu và mức tiêu thụ trước đây của người Trung Quốc đã giảm bớt phần nào,Giám đốc liên kết của ngân hàng cho protein động vật và hải sản, Gorjan Nikolik, viết trong một báo cáo gửi tới Undercurrent News vào tháng 8.
Báo cáo của ngân hàng - "Theo kịp với động vật giáp xác" - ghi nhận sự sụt giảm của giá trong vụ thu hoạch đầu tiên năm 2018, do nguồn cung tăng trưởng mạnh với hai con số từ Ấn Độ và Ecuador, mặc dù tăng trưởng cũng được báo cáo ở Indonesia, Việt Nam và những khu vực khác.
"Hiện nay, nhiều nông dân đang thu hoạch tôm bị thua lỗ hoặc với biên lợi nhuận thấp hơn nhiều trong 5 năm qua, chủ yếu do các yếu tố chính liên quan đến phần chi phí như thức ăn, nhiên liệu, nhân công tăng".
Nguồn: Phương Nam/Vietnambiz, Kinh tế & Tiêu dùng