Giá dầu thế giới quay đầu sụt giảm trong sáng nay (24/8/2016 - giờ Việt Nam) sau thông tin dự trữ dầu tại Mỹ tăng, trong khi kinh tế Trung Quốc ảm đạm càng làm tăng nỗi lo dư cung vì cầu yếu. Hiện giá dầu WTI giao tháng 10 đã giảm về 47,68 USD/bbl; dầu Brent giao tháng 10 cũng rơi xuống 49,60 USD/bbl.
IEA: Thị trường dầu mỏ thế giới hiện nay được cung cấp đầy đủ
- Cập nhật : 17/10/2018
Cơ quan theo dõi năng lượng của phương Tây (IEA) cho biết các thị trường dầu hiện nay được cung cấp đủ sau khi tăng mạnh sản lượng trong 6 tháng qua, nhưng ngành công nghiệp này đang bị căng thẳng.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết trong báo cáo hàng tháng của họ rằng công suất sản xuất dầu dự phòng của họ giảm xuống 2% nhu cầu toàn cầu, khả năng giảm tiếp.
IEA cho biết “sự căng thẳng này có thể xảy ra với chúng ta trong một thời gian và nó sẽ có thể đi kèm với giá cao hơn, tuy nhiên chúng tôi rất tiếc về điều đó và ảnh hưởng tiêu cực của chúng tới nền kinh tế toàn cầu”.
Các thành viên của OPEC và các nhà xuất khẩu khác như Nga hồi tháng 6/2018 đã đồng ý nâng sản lượng khi thị trường xuất hiện ngày càng hạn hẹp.
Giá dầu thô Brent toàn cầu tăng từ khoảng 45 USD/thùng trong tháng 6/2017 và vượt 85 USD/thùng trong tháng này theo sự đặt cược của các nhà đầu cơ về giá tăng.
OPEC, Nga và các nhà sản xuất khác như các công ty đá phiến của Mỹ đã tăng sản lượng mạnh kể từ tháng 5/2018, điều này nâng sản lượng toàn cầu 1,4 triệu thùng/ngày.
Tổng thể, OPEC đã tăng sản lượng 735.000 thùng/ngày kể từ tháng 5/2018 do các nhà sản xuất Trung Đông như Saudi Arabia và UAE sản xuất nhiều hơn để bù cho sự sụt giảm sản lượng tại Venezuela và Iran, nước đang đối mặt với các lệnh cấm vận của Mỹ trong tháng tới.
IEA cho biết nguồn cung từ Iran trong tháng 9/2018 giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm rưỡi, do các khách hàng tiếp tục cắt giảm nhập khẩu trước khi các lệnh trừng phạt mới bắt đầu vào ngày 4/11/2018.
Sản lượng của Iran giảm 180.000 thùng/ngày so với tháng trước xuống 3,45 triệu thùng/ngày. Xuất khẩu dầu trong tháng 9/2018 giảm xuống 1,63 triệu thùng/ngày, giảm 800.000 thùng/ngày từ mức đỉnh gần đây trong quý 2/2018.
IEA cho biết “sự sụt giảm này có thể nhiều đáng kể trước các lệnh trừng phạt của Mỹ - và sau đó là lô hàng cuối cùng được giao”.
Nhưng triển vọng đối với tiêu thụ dầu của thế giới đang chùn bước, IEA cho biết khi họ cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu 0,11 triệu thùng/ngày trong cả năm nay và năm tới xuống lần lượt 1,28 triệu thùng/ngày và 1,36 triệu thùng/ngày. Điều này là do triển vọng kinh tế suy yếu, lo ngại về thương mại và giá dầu cao.
Dự trữ dầu thương mại của OECD tăng 15,7 triệu thùng trong tháng 8/2018 lên 2,854 tỷ thùng, mức cao nhất kể từ tháng 2/2018, do sản lượng lọc dầu mạnh và khí hóa lỏng LPG đang được mua thêm.
Dự trữ của OECD dường như tăng 43 triệu thùng trong quý 3/2018, sự gia tăng dự trữ hàng quý lớn nhất kể từ quý 1/2016.
IEA cho biết “sự gia tăng trong sản lượng ròng từ các nhà cung cấp chủ chốt kể từ tháng 5 khoảng 1,4 triệu thùng/ngày, dẫn đầu là Saudi Arabia và thực tế là dự trữ dầu tăng 0,5 triệu thùng/ngày trong quý 2/2018 và dường như tương tự trong quý 3/2018, thêm vào sức nặng để tranh luận rằng thị trường dầu đang được cung cấp đủ hiện nay”.
Nguồn: VITIC/Reuters