Hai mặt hàng nhập khẩu lớn nhất là vải các loại và sản phẩm từ chất dẻo. Tuy nhiên, theo ý kiến nhiều chuyên gia, do các hợp đồng thương mại hiện nay thường đươc ấn định bằng USD nên đồng nhân dân tệ tăng giá sẽ không tác động quá nhiều.
Mối đe dọa lớn nhất tới sự ổn định của thị trường dầu mỏ
- Cập nhật : 19/02/2019
Theo một báo cáo mới từ Standard Chartered, thị trường dầu mỏ nên được cân bằng trong năm nay, mặc dù “rủi ro chính sách” sẽ là một yếu tố lớn hơn cho giá dầu so với các yếu tố cơ bản.
Năm nay dầu thô bắt đầu chỉnh sửa thiệt hại từ đợt sụt giảm mạnh trong quý 4/2018, trong vài tuần qua giá dầu đã phục hồi. Standard Chartered dự kiến dầu Brent tiếp tục tăng, trung bình ở mức cao 74 USD/thùng trong năm nay, trước khi đạt trung bình cao 83 USD/thùng trong năm 2020.
Tuy nhiên, dự báo này xoay quanh một loạt các quyết định chính sách quan trọng. Đầu tiên, OPEC+ phải duy trì cắt giảm sản lượng và thực sự tổ chức này cần hạn chế sản lượng ở mức tháng 1/2019. Nếu họ có thể quản lý được điều đó, thì dự trữ dầu thô toàn cầu sẽ chỉ tăng thêm 0,1 triệu thùng/ngày, theo Standard Chartered.
Điều đó sẽ thiết lập trạng thái tốt hơn cho OPEC+ năm tới. Emily Ashford và Paul Horsnell viết trong một báo cáo của Standard Chartered “với tăng trưởng của các nước ngoài OPEC dự kiến bị hạn chế bên ngoài Bắc Mỹ, và nguồn cung dầu của Mỹ dự kiến chậm lại rõ rệt, chúng tôi nghĩ OPEC sẽ có thể nâng sản lượng 0,5 triệu thùng/ngày trong năm 2020 mà không làm mất cân bằng thị trường”.
Mặc dù, yếu tố cơ bản cung/ cầu dường như là tốt nhưng “rủi ro chính trị” có thể có tác động lớn đến giá cả.
Standard Chartered đã chỉ ra chính phủ Mỹ là nguồn biến động lớn. Ngân hàng đầu tư này viết “nếu cân bằng là động lực duy nhất của chính sách sản lượng OPEC, trạng thái này sẽ được thiết lập đối với một năm tương đối trầm lắng”. “Tuy nhiên, có một yếu tố gây rối trong thị trường có thể làm phức tạp hơn các lựa chọn chính sách; Chính sách của Mỹ trở nên khó dự đoán hơn”.
Sau một năm đầu tiên yên ắng của Tổng thống Trump, năm 2018 là khác biệt rõ ràng. Standard Chartered viết “chúng tôi nghĩ rằng thị trường dầu, các nhà sản xuất dầu và các nhà phân tích vẫn chưa thích ứng hoàn toàn với nguy cơ chính sách và tình trạng không rõ ràng trong thị trường cầu mỏ của Tổng thống Trump”.
Ví dụ, có rất ít rõ ràng về bao nhiêu dầu sẽ bị bất ở Venezuela và Iran, và Nhà Trắng có một ảnh hưởng lớn tới vấn đề này. Tính tới nay, Mỹ đang gây sức ép cho Venezuela hết mức có thể, ngăn chặn hiệu quả cả nhập khẩu dầu của Venezuela và xuất khẩu chất pha loãng của Mỹ sang quốc gia này. Điều đó đặt phần lớn sản xuất dầu của Venezuela vào rủi ro.
Các báo cáo về tàu chở dầu chạy không tải cả ở bờ biển Venezuela và ở bờ Vịnh Mỹ chứng minh sự gián đoạn này đã diễn ra. Để chắc chắn, tờ New York Times đã báo cáo rằng Nga đang gửi một số lô nhiên liệu tới Venezuela để giúp PDVSA xử lý dầu thô nặng, có thể giúp ngăn chặn tổn thất thảm khốc. Tuy nhiên, sự sụt giảm này dự kiến tiếp tục. Câu hỏi là bao nhiêu?
Đối với Iran, Mỹ đã bày tỏ rõ ràng mong muốn có một đường lối cứng rắng hơn. Chính phủ Mỹ dự kiến không ban hành miễn trừ mới với các lệnh trừng phạt, với mục tiêu đề ra là đưa xuất khẩu của Iran xuống 0. Ở quanh 1 triệu thùng/ngày hiện nay, đạt được mục tiêu đó sẽ là tổn thất lớn cho nguồn cung.
Vấn đề mục tiêu của Trump là thay đổi chế độ tại Venezuela xung đột với chính sách của họ. Nói một cách đơn giảm, sẽ rất khó đóng cửa sản lượng tại cả hai nước mà không khiến giá dầu thô tăng đáng kể. Nếu bất cứ điều gì chắc chắn khi nói đến mong muốn và ý tưởng của Trump là ông muốn giá xăng thấp. Không rõ ông đạt được điều đó như thế nào trong khi cùng lúc bao vây và đóng cửa ngành dầu mỏ của cả Venezuela và Iran.
Ngoài Venezuela và Iran, nguồn khác không rõ ràng là kinh tế toàn cầu. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể tạm dừng, nhưng thời hạn chót cho một thỏa thuận chỉ còn vài tuần nữa. Sự gia tăng căng thẳng có thể kéo sụt kinh tế toàn cầu - và đó là một quyết định hoàn toàn phụ thuộc vào Trump.
Tuy nhiên, một yếu tố không rõ ràng khác sẽ là việc thực hiện các quy định về nhiên liệu hàng hải của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO). Hàm lượng lưu huỳnh trong các nhiên liệu hàng hải sẽ phải giảm từ 3,5% xuống chỉ 0,5% vào tháng 1/2020, có thể gây ra một số biến động trong các thị trường nhiên liệu đã lọc. Thật vậy, lợi nhuận sản xuất xăng và dầu diesel đã phân hóa đáng kể.
Standard Chartered đã lưu ý, nếu chúng ta đơn giảm suy luận các đợt cắt giảm sản lượng của OPEC chúng ta có thể kết luận rằng dự trữ sẽ hầu như được cân bằng, kết quả một năm yên ắng cho dầu mỏ. Tuy nhiên, ngay cả khi OPEC+ có ảnh hưởng lớn tới giá dầu thô, thị trường dầu mỏ đang phải chịu một số quyết định chính sách, nhiều trong số đó do chính phủ Mỹ đưa ra.
Nguồn: VITIC/oilprice
Theo Vinanet.vn