tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Sau OPEC, thị trường dầu mỏ bước vào một kỷ nguyên mới

  • Cập nhật : 06/07/2018

OPEC đang thay đổi các yếu tố cơ bản khi quyền lực trong thị trường dầu mỏ chuyển sang Saudi Arabia và Nga, trong khi các thành viên khác của tổ chức này được coi là thứ yếu.

Về lý thuyết, tất cả các thành viên OPEC là tương đương và tổ chức này luôn thực hiện một quyết định thống nhất. Quy chế sáng lập của OPEC quy định rằng họ sẽ được hướng dẫn theo nguyên tắc bình đẳng dân chủ của các quốc gia thành viên.

Trong thực tế, một số thành viên của OPEC luôn mạnh hơn những nước khác, nhưng sự mất cân bằng đó đã được mở rộng, Saudi Arabia trở thành người ra quyết định thống trị.

Sản lượng dầu của Saudi Arabia vượt qua Iran trong những năm 1970 và khoảng cách tăng rộng hơn một cách ổn định do kết quả cuộc cách mạng ở Iran, cuộc chiến Iran-Iraq và các đợt trừng phạt. Saudi Arabia là thành viên duy nhất của tổ chức này với tỷ trọng sản lượng đủ lớn để có một ảnh hưởng tới giá và ngân sách mền dẻo để điều chỉnh sản lượng đáng kể của mình.

Thực tế, Saudi Arabia quyết định sản xuất bao nhiêu dựa vào tình trạng thị trường, đóng vai trò của nhà điều chỉnh sản xuất, trong khi các thành viên khác của tổ chức này sản xuất nhiều nhất có thể về mặt kỹ thuật.

Đồng minh vùng Vịnh

Kể từ cuối những năm 1990, Saudi Arabia tăng cường hợp tác chính sách sản lượng với nước láng giềng Kuwait và UAE, phần lớn kết thúc sự cạnh tranh trước đây. Ba nước vùng Vịnh đã trở thành cốt lõi của OPEC, các thành viên khác đóng vai trò bên ngoài trong chính sách sản lượng.

Cân bằng quyền lực trong OPEC chuyển hướng sang Saudi Arabia và các đồng minh của họ trong 20 năm qua, nhưng vấn đề sản xuất tại các nước thành viên khác đang tăng cường xu hướng này trong những năm gần đây.

Sản lượng của Venezuela đã giảm mạnh do kết quả của quản lý yếu kém và bất ổn nội bộ. Sản xuất của Libya bị cắt giảm bởi cuộc nội chiến của đất nước. Nigeria và Angola đang bị những khó khăn từ vấn đề sản xuất kinh niên. Sản lượng của Iran bị cản trở liên tục bởi các lệnh trừng phạt.

Iraq là thành viên duy nhất của OPEC đã tăng sản lượng đáng kể khi nước này phục hồi từ cuộc chiến năm 2003 và các vấn đề an ninh nội bộ tiếp theo. Nhưng Iraq luôn cố gắng tối đa sản lượng vì nhu cầu lớn về doanh thu để đáp ứng cam kết ngân sách và Iraq đóng chút ít vai trò trong chính sách sản lượng của OPEC.

Kể từ năm 2011, Saudi Arabia và các đồng minh quan trọng của họ nhất quán chiếm khoảng 48 - 49% của tổng sản lượng OPEC. Quan trọng hơn, Saudi Arabia và các đồng minh của họ chiếm gần như tất cả công suất sản xuất dự phòng của tổ chức này và do đó gần như tất cả sự linh hoạt sản xuất.

Saudi Arabia và các đồng minh của họ chiếm gần hết việc cắt giảm sản lượng diễn ra trong năm 2017/18 và hiện nay giữ hầu hế công suất dự phòng có thể cung cấp ra thị trường trong năm 2018/19. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Saudi Arabia có công suất dự phòng khoảng 2 triệu thùng/ngày, trong khi UAE có khoảng 330.000 thùng/ngày và Kuwait khoảng 220.000 thùng/ngày. Hầu hết các thành viên khác của tổ chức này có công suất dự phòng không đáng kể.

Và trong 3 đồng minh vùng Vịnh, Saudi Arabia có sản lượng và công suất dự phòng lớn nhất, củng cố vai trò với tư cách lãnh đạo thực tế của OPEC.

Nga

Vấn đề lớn nhất của OPEC trong nỗ lực quản lý thị trường dầu mỏ luôn luôn là không có khả năng kiểm soát sản lượng từ các nước bên ngoài tổ chức này.

Nỗ lực ổn định và nâng giá của OPEC thường xuyên bị suy yếu bởi sự tăng trưởng của các nguồn cung thay thế (Alaska, Trung Quốc, Liên bang Xô Viết, Biển Bắc và hiện nay là dầu đá phiến của Mỹ).

Saudi Arabia, nhà lãnh đạo OPEC, đã nhiều lần đề nghị các nước ngoài OPEC kể từ giữa những năm 1980 để hạn chế sản lượng với sự thành công không đều đặn.

Tuy nhiên, kể từ năm 2016, Saudi Arabia đã tạo ra mối quan hệ hợp tác hiệu quả với Nga và một tổ chức khác gồm các nhà sản xuất nhỏ ngoài OPEC để hạn chế sản lượng.

Cũng như Saudi Arabia thống trị OPEC, Nga thống trị tổ chức đồng minh ngoài OPEC, đang đóng góp phần lớn sản lượng, lượng cắt giảm và công suất dự phòng.

Thực tế, Saudi Arabia và Nga nổi lên như những nhà quản lý thị trường chung, với các nước trong và ngoài OPEC khác đẩy vai trò xuống bên lề.

Kỷ nguyên mới

OPEC không còn là diễn đàn ra quyết định chính cho các nước sản xuất đang cố gắng phối hợp chính sách về sản lượng và giá cả. Quyền lực ra quyết định thực tế đã chuyển từ OPEC và các đồng minh của tổ chức này sang Saudi Arabia và Nga. Hai nước này đã thận trọng duy trì sự tham gia chính thức của OPEC và tổ chức các nước lớn hơn được biết với OPEC+. Nhưng các quyết định thực tế và chính sách sản xuất hiện nay được thực hiện song phương và ngoài cấu trúc OPEC và OPEC+.

Vai trò thứ yếu như một tổ chức ra quyết định chính thức của OPEC đã chứng minh trong cuộc họp của tổ chức này tại Vienna từ 20 tới 23/6. Mặc dù 4 ngày thảo luận, OPEC và OPEC+ đã không đạt được một thỏa thuận chi tiết về chính sách sản lượng trong nửa cuối năm 2018. Thông báo chính thức đã công bố sau khi OPEC và OPEC+ nhóm họp đã không chỉ ra hoặc sản lượng trần chính thức hay việc phân bổ cho mỗi nước. Thay vào đó, họ để các quan chức Saudi Arabia và Nga thông báo cho truyền thông sau đó rằng sản lượng chung sẽ tăng khoảng 1 triệu thùng/ngày. Saudi Arabia và Nga sẽ đóng góp gần như tất cả sự gia tăng sản lượng, ngoài ra có đóng góp ít hơn từ Kuwait và UAE.

Về lý thuyết, quyết định này được thực hiện bởi sự đồng thuận giữa các thành viên trong và ngoài OPEC, Iran và các thành viên khác đã được thuyết phục để đồng ý trong một tuyên bố chung mơ hồ. Thực tế, Saudi Arabia và Nga có thể tăng sản lượng của họ 1 triệu thùng/ngày, không rõ các nước khác trong và ngoài OPEC có đồng ý hay không. Nếu Iran và bất kỳ nước nào khác rời khỏi thảo luận này, họ sẽ không tạo ra bất kỳ sự khác biệt về khối lượng dầu mỏ cung cấp ra thị trường trong nửa cuối năm 2018.

Nguồn: VITIC/Reuters

Trở về

Bài cùng chuyên mục