tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ quy tắc xuất xứ khi tham gia FTA

  • Cập nhật : 23/08/2015

(Tin kinh te)

Trong các Hiệp định thương mại tự do có một chương kỹ thuật về quy tắc xuất xứ. Doanh nghiệp muốn được hưởng ưu đãi thuế quan thì phải đáp ứng được quy tắc này.

Bên cạnh cơ hội là những bất cập liên quan đến quy định kiểm dịch động thực vật của Nga. Doanh nghiệp (DN) Việt Nam liên tục phải có sự điều chỉnh để có thể xuất khẩu vào thị trường Nga, nhưng hiện nay số DN mà phía Nga duyệt cho đạt yêu cầu chiếm khá nhỏ so với đăng ký.
 

doanh nghiep can tim hieu ky quy tac xuat xu khi tham gia fta

Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ quy tắc xuất xứ khi tham gia FTA

Đây là những ý kiến của ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tại buổi tọa đàm trực tuyến “FTA Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU): để Doanh nghiệp chủ động nắm bắt cơ hội”, do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức vào sáng ngày 19/8.

Ông Nam cũng kỳ vọng với những cơ hội sau khi Hiệp định này được ký kết, sẽ hóa giải được những bất cập trên. Theo ông Nam, khi chưa có FTA, vì gặp phải nhiều vướng mắc nên giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường của Liên minh Kinh tế Á – Âu chưa được nhiều lắm. Mỗi năm khoảng 110 triệu USD, tức là chỉ hơn 1% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta.

Về quy tắc xuất xứ, ông Dương Hoàng Minh, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Âu, Bộ Công thương chia sẻ, trong Hiệp định có một chương kỹ thuật về quy tắc này. DN muốn được hưởng ưu đãi thuế quan thì phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ. Ví dụ như cá ngừ, tôm được phép nhập khẩu nguyên liệu về để chế biến xuất khẩu, tuy nhiên phải đáp ứng hàm lượng nội địa từ 40% trở lên, DN cần phải nghiên cứu rất kỹ chương này.

Ông Minh cũng cảnh báo một vấn đề mà các nước trong Liên minh đặc biệt quan tâm. Đó là, lô hàng của VN xuất khẩu vào Liên minh thì phải xuất khẩu thẳng, không được qua nước thứ ba, hoặc là chỉ được phép quá cảnh qua nước thứ ba nhưng không được chia nhỏ lô hàng khi đi qua nước đấy.

Đối với điều khoản mua bán trực tiếp, theo ông Minh hiện nay trong FTA với các đối tác khác thì cho phép mua hàng có xuất xứ từ một nước tham gia hiệp định, nhưng có hóa đơn từ nước khác. Nhưng đối với Liên minh kinh tế Á – Âu, họ đưa ra danh sách một số quốc gia họ miễn thuế, nếu hóa đơn xuất phát từ những nước này thì sẽ không được hưởng ưu đãi.

 

Cuối cùng ông Minh khuyến cáo DN về điều khoản tạm ngừng ưu đãi, điều khoản này cho phép bên nhập khẩu tạm ngừng ưu đãi thuế quan nếu phát hiện gian lận xuất xứ, hoặc bên xuất khẩu không hợp tác đầy đủ về chứng minh quy tắc xuất xứ với bên nhập khẩu. Trước hết là tạm ngừng ưu đãi đối với DN đó, sau đó có thể là cả ngành hàng xuất khẩu.

(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Mười sai lầm thường gặp trong xuất khẩu1

    Mười sai lầm thường gặp trong xuất khẩu

    Một số doanh nghiệp cho rằng chủng loại hàng hoá của họ ở đâu cũng phù hợp cả. Họ không tiến hành nghiên cứu về sức cạnh tranh và giá cả. Nghiên cứu này có thể chỉ đơn giản là một ngày kiểm tra cửa hàng ở thị trường mục tiêu. Tôi nhớ có lần tranh luận với một nhà sản xuất hàng đầu của thương hiệu Indian Food về những cơ hội xuất khẩu sang Mỹ Latinh. Ông đã không tin rằng thị trường cho các loại thực phẩm Ấn Độ là quá nhỏ, bởi vì ông đã không tiến hành nghiên cứu hoặc khảo sát thị trường.

  • Lời khuyên cho các nhà xuất khẩu mới2

    Lời khuyên cho các nhà xuất khẩu mới

    Bán hàng quốc tế rất phức tạp, nhưng mọi thứ sẽ dễ dàng hơn khi làm theo hướng dẫn và được đào tạo phù hợp. 5 lĩnh vực nghiên cứu quan trọng mà các nhà xuất khẩu mới cần phải có trước khi bắt đầu hoạt động bán hàng quốc tế là:

  • Quản lý nhập khẩu: Lúng túng với hàng rào phi thuế quan3

    Quản lý nhập khẩu: Lúng túng với hàng rào phi thuế quan

    Mặc dù đã có nhiều biện pháp quản lý NK được đề ra nhưng những biện pháp này dường như vẫn chưa được sử dụng hiệu quả.

  • Nước trái cây lên men cũng được xem là sản phẩm rượu?4

    Nước trái cây lên men cũng được xem là sản phẩm rượu?

    Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu cho mặt hàng nước trái cây lên men có độ cồn tối đa 5%, các doanh nghiệp và các chi cục hải quan cửa khẩu- Cục Hải quan TP.HCM đang gặp vướng về thủ tục nhập khẩu đối với mặt hàng này. 

  • Hưởng ưu đãi từ VJEPA: Doanh nghiệp cần làm gì?5

    Hưởng ưu đãi từ VJEPA: Doanh nghiệp cần làm gì?

    Là đối tác xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, Nhật Bản thực sự là thị trường mà các doanh nghiệp cần chú trọng và lưu tâm, đặc biệt là các ưu đãi từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA). Song, vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần đáp ứng được những yêu cầu khá khắt khe từ phía thị trường này.

  • Thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại đối với Việt Nam6

    Thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại đối với Việt Nam

    Thực hiện chủ trương mở rộng thị trường nội địa, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thời gian qua Việt Nam đã tích cực tham gia các hiệp định thương mại quốc tế và khu vực, ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương, tận dụng được nhiều cơ hội lớn thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm cho xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các cam kết thương mại, Việt Nam gặp không ít thách thức do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế còn nhiều hạn chế.

  • Lộ trình cắt giảm thuế - Thời cơ vàng cho doanh nghiệp Việt7

    Lộ trình cắt giảm thuế - Thời cơ vàng cho doanh nghiệp Việt

    Đầu năm 2016, Hiệp định FTA Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) có hiệu lực là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường gần 180 triệu dân của EAEU. Đây quả là mảnh đất màu mỡ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là đối với những nhóm ngành hàng như dệt may, da giày, nông, lâm, thủy sản… là những nhóm hàng được cho là hưởng lợi nhiều nhất. Để nắm bắt cơ hội này, doanh nghiệp Việt cũng cần phải nắm chắc lộ trình cắt giảm thuế để tận dụng tối đa cơ hội này.

  • Lộ trình cắt giảm thuế quan trong các FTA8

    Lộ trình cắt giảm thuế quan trong các FTA

    Năm 2015 được coi là năm bản lề trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đây cũng là năm khởi đầu của lộ trình cắt giảm thuế quan ở mức cao nhất và tiến tới thực hiện cam kết cuối cùng về xóa bỏ thuế suất thuế nhập khẩu trong các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết như Hiệp định ATIGA vào năm 2018, ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) năm 2020 và ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) năm 2021.

  • Xuất khẩu vào Liên minh Kinh tế Á-Âu cần lưu ý những gì?9

    Xuất khẩu vào Liên minh Kinh tế Á-Âu cần lưu ý những gì?

    FTA Việt Nam với Liên minh Kinh tế Á-Âu mặc dù đã được ký từ cuối tháng 5 vừa qua, tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn của nước Nga như hiện nay, liệu DN Việt kỳ vọng thế nào khi xuất khẩu sang thị trường này.

  • Kinh nghiệm xuất hàng sang Nhật10

    Kinh nghiệm xuất hàng sang Nhật

    Năm 2014, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, và là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế và kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp đã và đang làm ăn với Nhật, chúng ta vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường này, mà nguyên nhân nằm ngay trong chính nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam