tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Thị trường thuỷ hải sản Rumani: Tổng quan và dự báo - Phần 1

  • Cập nhật : 27/10/2015

(Tin kinh te)

Rumani với dân số 19,9 triệu người là thị trường lớn thứ hai của khu vực Trung Đông Âu, chỉ sau Ba Lan. Năm 2014, tăng trưởng kinh tế đạt mức cao so với các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU); cụ thể là 2,9%. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo Rumani sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong năm 2015 và 2016. Nguyên nhân chính là do sức tiêu thụ cá nhân tăng mạnh nhờ vào mức thu nhập sau thuế của người dân được cải thiện đáng kể. Năm 2014, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đạt 669,5 tỉ Leu Rumani (RON) tương đương khoảng 200 tỉ đô-la Mỹ. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên 10.024 đô-la Mỹ/người so với mức 9.570 đô la Mỹ/người trong năm 2013.

Thị trường bán lẻ Rumani đã có những bước tiến mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây. Việc triển khai các mô hình bán lẻ kiểu mới đã có tác động tích cực và góp phần vào sự phát triển của mặt hàng thực phẩm. Giá trị thị trường bán lẻ thực phẩm của nước này năm 2014 ước đạt 21 tỉ đô-la Mỹ, tăng 7,5% so với năm 2013. Theo tạp chí “Progressive”, trích nguồn của tập đoàn nghiên cứu thị trường GfK Rumani, mô hình bán lẻ mới năm 2014 chiếm khoảng 54%, tăng 1% so với năm 2013. Cho tới nay, các nhà bán lẻ chủ yếu vẫn đầu tư vào thị trường đô thị nhưng xét trên khía cạnh lâu dài, thị trường nông thôn mới chính là mục tiêu thích hợp.

Mức thu nhập và nguồn thu nhập ở khu vực nông thôn và thành thị là hoàn toàn khác nhau. Các nguồn thu nhập chính của hộ gia đình thành thị bao gồm lương (chiếm 64%), tiếp theo là phúc lợi xã hội (22%) và khoản thu nhập được chuyển đổi từ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của chính mình (5,8%). Trong khi đó, các hộ gia đình nông thôn lại có thu nhập chính từ các sản phẩm nông nghiệp (30%), theo sau là lương (29%) và phúc lợi xã hội (24%).

Về phân bổ chi tiêu, thực phẩm và đồ uống chiếm tới 41,4% trong năm 2013, giảm 0,5% so với năm 2012 nhưng vẫn cao gấp 3 lần mức trung bình của EU. Chi tiêu dành cho đồ uống có cồn vẫn duy trì ở mức thấp 7,8% trong khi đối với dịch vụ khách sạn, nhà hàng và các quán rượu lại tăng lên 1,5%.

Về khía cạnh thuế, Rumani áp dụng 24% thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho tất cả các mặt hàng thực phẩm; đây cũng là mức thuế cao nhất tại EU. Trong vài năm qua, Hiệp hội thực phẩm đã vận độngchính phủ một cách nhất quán và liên tục nhằm cắt giảm thuế suất GTGT đối với mặt hàng này. Những nỗ lực của họ đã cho kết quả: vào tháng 4 năm 2015 chính phủ Rumani đã phê duyệt và yêu cầu Nghị viện cân nhắc về một dự thảo luật tài khóa, trong đó thuế GTGT đối với mặt hàng thực phẩm được đề xuất cắt giảm từ mức 24% hiện tại xuống 9%, bắt đầu từ tháng 6 năm 2015.

Tổng quan thị trường thủy hải sản

Thủy sản là một ngành quan trọng trong nền kinh tế Rumani, mặc dù đóng góp của ngành còn tương đối thấp. Ngành này có một cộng đồng xã hội lớn mạnh do thủy sản là thu nhập chính cũng như nguồn thực phẩm dồi dào của các khu vực lân cận biển. Ngành thủy sản Rumani bao gồm nuôi trồng thủy sản, khai thác hải sản trên bờ và ngoài khơi, công nghiệp chế biến. Hoạt động quan trọng nhất là nuôi trồng thủy sản nước ngọt, theo sau là đánh bắt cá trong vùng nước nội địa. Đây là một khu vực có diện tích 400.000 ha được bao phủ bởi các hồ tự nhiên, bao gồm cả đồng bằng sông Đa Nuýp, và các hồ nhân tạo. Nghề đánh bắt cá biển còn kém phát triển, mặc dù Rumani có 250km đường bờ biển dọc theo Biển Đen.

Theo số liệu của Bộ nông nghiệp Rumani, 102.356 héc ta đã được sử dụng cho nông nghiệp thủy hải sản, trong đó khoảng 93,5% được sử dụng cho những trang trại sản xuất cá và 6,5% sử dụng cho các trang trại chăn nuôi cá. Bên cạnh đó, Rumani được thiên nhiên ban tặng một hệ thống sông ngòi rộng lớn khoảng 6600 km, trong đó sông Đa Nuýp dài 1.075km và 18.000km nằm gần các vùng núi.

Theo như biểu đồ dưới đây, sản lượng cá nội địa đang có xu hướng tăng trở lại trong 5 năm trở lại đây sau sự sụt giảm đáng kể (32%) vào năm 2010 do tình trạng suy thoái kinh tế. Hiện nay, ngành thủy sản Rumani vẫn tiếp tục quá trình tái cơ cầu để đối phó với tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực và vốn đầu tư, sự yếu kém trong năng lực chăm sóc và nuôi trồng cũng như các công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả. Tất cả chỉ nhằm một mục đích duy nhất là cải thiện mức năng suất hiện còn thấp.

nguon: bo nong nghiep, to chuc luong thuc the gioi (fao)

Nguồn: Bộ Nông nghiệp, Tổ chức lương thực thế giới (FAO)

Mặc dù có tín hiệu phục hồi trong vài năm gần đây nhưng sản lượng cá của Rumani vẫn không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Đây chính là nguyên nhân khiến sản lượng nội địa chiếm ít hơn 20% tổng cầu (xem bảng 1). Số lượng loài có giá trị còn ít và quá trình sản xuất yếu kém đã khiến nhập khẩu trở thành nguồn cung thủy hải sản chính của nước này. Sản lượng đánh bắt ở biển cũng chỉ ở mức thấp, 20%. Do sức mua sắm giảm nên mức tiêu thụ thủy hải sản trên đầu người của Rumani cũng từ mức 4,44kg/người trong năm 2008 xuống mức 3,11kg/người năm 2011. Cuộc khủng hoảng kinh tế cùng với mức thuế GTGT tăng từ 19% lên 24% vào giữa năm 2010 cũng đóng vai trò trong việc kìm hãm nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Quá trình phục hồi bắt đầu từ năm 2012 khi mức tiêu thụ thủy hải sản đạt 3,46kg/người và vào năm 2014 là 4,09kg/người. Bên cạnh đó, thuế GTGT được kì vọng sẽ giảm xuống mức 9% trong thời gian sắp tới.

Bảng 1. Thị trường cá và thủy hải sản của Rumani

 

2010

2011

2012

2013

2014

Nuôi trồng (tấn)

8981

8353

10007

10147

10300

Đánh bắt (tấn)

2688

3254

3500

3800

4000

Sản lượng nội địa (tấn)

11669

11607

13507

13947

14300

Nhập khẩu (tấn)

7245

56822

60755

60298

71024

Xuất khẩu (tấn)

3766

5625

4723

4752

3693

Mức hàng hòa có sẵn (tấn)

80353

62804

69539

69493

81631

Dân số (triệu người)

20,29

20,20

20,10

20,02

19,94

Mức tiêu thụ trên đầu người (kg)

3,96

3,11

3,46

3,47

4,09

Nguồn: Bộ Nông nghiệp, FAO

Loài cá được đánh bắt nhiều nhất tại Rumani là cá chép nhỏ, chiếm 87% tổng sản lượng đánh bắt. Các loài cá chiếm ưu thế trong danh mục cá chép là cá chép thông thường, tiếp theo là cá mè, cá mè hoa và cá trắm cỏ. 13% còn lại hầu hết là cá hồi (11%), cá tra, cá chó, cá tầm v.v... Bảng 2 dưới đây cho thấy nuôi trồng thủy hải sản của Rumani thay đổi rất ít từ năm 2009 đến năm 2013. Sản lượng cá hồi, cá rô và các loài khác tăng lên do chi phí nuôi cá chép và cá da trơn khá đắt đỏ.

Bảng 2. Các loài cá được nuôi trồng tại Rumani

 

2009

2010

2011

2012

2013

Cá chép thường

4142

2888

2652

3266

3395

Cá diếc

1623,0

934

1048,0

868

1004

Cá chép bạc

2971

2016

1323,0

2087

2031

Cá trắm cỏ

2352

1020

1289

2110

2110

Cá trắm cỏ

283

84

62

182

190

Cá da trơn

133

164

33

43

44

Pike Perch

45

57

42

56

43

Cá chó phương bắc

22

31

34

31

28

Cá vược

6

6

4

7

2

Cá hồi

1238

1400

1710,0

1074

1106

Cá tầm

0

39

19

11

16

Cá da trơn châu Phi

0

0

72

150

94

Trai, hàu

0

0

1

9

16

Ốc

0

0

0

1

0

Cá loài khác

316

342

64

112

68

Tổng cộng (tấn)

13131

8981

8353,0

10007,0

10147

Nguồn: Bộ Nông nghiệp (Còn nữa)

(Theo VIETRADE )

Trở về

Bài cùng chuyên mục