tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Một số lưu ý về thị trường Trung Đông

  • Cập nhật : 25/10/2015

(Tin kinh te)

Tốc độ tăng trưởng GDP của toàn khu vực Trung Đông là 5,9% trong năm 2008 và ước đạt 5% trong năm 2009 mặc dù kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh. Trong đó, bốn nước đứng đầu về GDP theo đầu người là Qatar, Kuwait, UAE và Israel.

mot so luu y ve thi truong trung dong

Một số lưu ý về thị trường Trung Đông

Thuận lợi

Tốc độ tăng trưởng GDP của toàn khu vực Trung Đông là 5,9% trong năm 2008 và ước đạt 5% trong năm 2009 mặc dù kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh. Trong đó, bốn nước đứng đầu về GDP theo đầu người là Qatar, Kuwait, UAE và Israel. 

Người tiêu dùng ở Trung Đông khá đa dạng, nhất là tầng lớp trung lưu, chiếm đến 80% dân số. Do đó các sản phẩm không chỉ phục vụ nhu cầu sử dụng căn bản mà đáp ứng sở thích cá nhân cá nhân.

Việt Nam đã có quan hệ với tất cả các nước trong khu vực Trung Đông và đã mở 5 thương vụ tại các nước: Cô-oét, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, I-rắc.

Đối với nhóm hàng tiêu dùng, do hơn 90% hàng hóa tiêu thị tại thị trường UAE là hàng nhập khẩu nên phần lớn các giấy phép được bãi miễn.

Khu vực Trung Đông có nhu cầu rất lớn và đa dạng về chủng loại hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng, khả năng thanh toán cao nhờ dầu mỏ, trong khi đó nền sản xuất tại đây lại chưa phát triển do thiếu nguyên liệu đầu vào và lực lượng lao động tại chỗ không đáp ứng đủ nhu cầu.

Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông ra đời năm 2005 hỗ trợ nghiên cứu và cung cấp thông tin về các quốc gia này

Khó khăn

Từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2008, Iran đã tăng thuế nhập khẩu hàng hóa trung bình 56%, trong đó thuế nhập khẩu hàng viễn thông, linh kiện điện tử tăng 70%.

Những rào cản văn hóa và ngôn ngữ vì đây là những quốc gia Hồi giáo. 

Doanh nghiệp còn biết ít thông tin về thị trường và hành vi người tiêu dùng tại Trung Đông. 

Định hướng

Dubai là trung tâm công nghiệp và thương mại hàng đầu ở Trung Đông, là nơi có điều kiện lý tưởng để tổ chức phục vụ cho một thị trường đông dân. Nằm trên đường thông thương giữa các khối thương mại châu Âu và Viễn Đông, có địa thế chiến lược trên vùng vịnh, Dubai thuận tiện cho việc vận chuyển và phân phối hàng hóa phục vụ các thị trường khu vực.

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ thực hiện các giải pháp đẩy mạnh XK vào thị trường Trung Đông, như đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp Việt Nam quảng bá thông tin sản phẩm đến khách hàng và doanh nghiệp tại thị trường bản địa; tham gia các hội chợ, triển lãm; tổ chức các hội thảo doanh nghiệp hoặc tiếp xúc khách hàng trực tuyến giữa hai bên. Tổ chức các đoàn giao thương sang khảo sát thị trường, tiếp xúc với các hiệp hội ngành hàng, các hệ thống NK tại thị trường sở tại thuộc chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Hỗ trợ doanh nghiệp mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại một số thị trường khu vực để đưa hàng XK xâm nhập có hiệu quả.

Các nhà xuất khẩu được khuyến khích để quen thuộc với những thị trường khác biệt trong UAE nhằm hiểu rõ cơ hội và thách thức của mỗi thị trường. Trong khi Dubai mang nhiều tính kinh doanh với vùng miễn phí cung cấp cho DN thuộc sở hữu 100% nước ngoài, thì Abu Dhabi lại khá truyền thống, dù đã mở cửa nhanh chóng và là một nền kinh tế mạnh hơn vào thời điểm này. Hơn hết, điều quan trọng là các doanh nghiệp thường cần đến những đại lý, nhà phân phối hoặc đại diện địa phương để hỗ trợ hãng tạo dựng sự hiện diện trên thị trường.

Triển lãm thương mại cũng là một phần quan trọng trong chiến lược xâm nhập vào thị trường này. UAE là vùng dẫn đầu về triển lãm thương mại trong vùng. Hàng năm tại Dubai có hội chợ thường niên vào mùa xuân, mùa thu và Lễ hội bán hàng. Các doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác các cơ hội này để giới thiệu và xuất khẩu hàng vào Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất một cách khá hiệu quả.

Theo đánh giá, các yếu tố thành công trong thương mại như sau: Thương mại truyền thống của UAE vẫn dựa trong các công ty trung gian nhập khẩu. Mối quan hệ quen biết do đó đóng vai trò rất quan trọng. Để mối quan hệ được bền chặt, các hình thức gặp mặt trực tiếp để trao đổi, các chuyến làm việc và viếng thăm phải đều đặn.

Nhóm đối tuợng trung lưu và bình dân xem yếu tố giá là quan trọng nhất trong việc lựa chọn hàng hóa. Phân khúc này thường mua sắm tại các chợ truyền thống ( souks). Bán lẻ phục vụ nhóm đối tượng này có tỉ lệ lợi nhuận khá thấp khoảng 1 – 2 % và phần lớn nhờ vào số lượng bán. Sức tiêu thụ hàng chủ yếu là từ nhóm phân khúc thượng lưu giàu cókhách du lịch, mua hàng tại các cửa hàng chuyên biệt. Giá đối với nhóm này không là yếu tố quan trọng và tỉ lệ lợi nhuận có thể đạt rất cao.

Một số mặt hàng được coi là có triển vọng vào Dubai gồm đồ gỗ, hải sản, rau, trái cây và hoa, mặc dù năm mặt hàng này mới chiếm 4,25% trong cơ cấu sản phẩm Việt Nam ở Dubai. Doanh nghiệp Việt Nam nên chú ý tiếp thị vào hệ thống siêu thị UAE.

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào UAE

1) Nhóm: Đồ gỗ - Thủ công mỹ nghệ - Trang trí nội thất

Thị trường đồ gỗ và trang trí nội thất của Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Hội đồng Hợp tác Các Quốc gia Vùng vịnh (GCC) gần như đã tương đồng với các thị trường EU, Mỹ và Nhật Bản. Dự báo tổng chi tiêu cho mặt hàng đồ gỗ và trang trí nội thất (bao gồm: mành rèm, ga gối, vách ngăn, cửa sổ, các loại đồ gỗ trong nhà, ngoài trời, phụ kiện đồ gỗ...) của Hội đồng Hợp tác các Quốc gia Vùng vịnh (GCC) ước đạt 47,1 tỷ USD năm 2009 và 56,9 tỷ USD năm 2010.

Các dự án, các công trình mới liên tiếp được cấp phép tạo ra hàng loạt cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực đồ gỗ và trang trí nội thất. Một số lượng lớn các trung tâm thương mại, nhà ở, khách sạn, đại siêu thị và nhà đa mục đích sẽ liên tiếp được phê duyệt. Nhập khẩu đồ gỗ và trang trí nội thất của Các tiểu Vương Quốc Arập Thống nhất (UAE) chủ yếu là từ các nước Trung Quốc, Malaysia, Thái lan, Ấn Độ, Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Italia...Năm 2008, chỉ tính riêng Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) đã nhập khẩu 3,3 tỷ USD trong đó đồ gỗ chiếm tới 1,11 tỷ USD các mặt hàng sợi, ván lát sàn chiếm 1,05 tỷ USD, đèn chiếu sáng chiếm 742 triệu USD và các mặt hàng gốm sứ chiếm 420 triệu USD.

2) Nhóm: sản phẩm nông nghiệp

a) Hồ tiêu: Tiêu đen Việt Nam là mặt hàng rất được ưu chuộng tại Dubai do tiêu Việt Nam nổi tiếng là thơm ngon, chất lượng đảm bảo, hơn hẳn các nguồn hàng khác từ Malaysia và Indonesia. Loại tiêu thông dụng trên thị trường Dubai và tái xuất đi các nước xung quanh là tiêu đen, loại 500 gr, đóng trong bao 60 kg.

b) Hạt điềunhu cầu về hạt điều của UAE là khá lớn, khoảng 15 triệu USD/năm, tuy nhiên hạt điều Việt Nam nhập khẩu vào đây còn khá khiêm tốn.

c) Chè: Đối với mặt hàng chè nhập khẩu vào Dubai, phần lớn là từ Ấn Độ và vận chuyển bằng thuyền nhỏ nên giá chè tại Dubai khá cạnh tranh. Chè nhập vào Dubai chủ yếu là chè đen, bán trong các siêu thị thường là chè đóng gói, bao bì thiết kế theo tiêu chuẩn yêu cầu của nhà nhập khẩu, nhãn mác in bằng tiếng ả Rập. Thị phần chè của Việt Nam ở Dubai còn rất nhỏ, khoảng 300 tấn/năm, trị giá 250.000 USD.

d) Gạo: Gạo tiêu dùng tại UAE hầu hết đều nhập phẩu, từ ấn Độ 70%, còn lại là từ Pakistan, Thái Lan, Úc. Lý do quan trọng là do người ấn Độ và Pakistan vốn chiếm tỷ lệ cư trú khá đông ở các nước vùng Vịnh với truyền thống ăn bốc nên gạo từ các nước trên chuyển sang dễ dàng tiêu thụ. Gạo Việt Nam có chủng loại tương đương như gạo Thái Lan, nhưng nhập khẩu gần như không đáng kể vào UAE (Khoảng 2.000 tấn/năm, trị giá 460.000 USD), trong khi kim ngạch gạo Thái lan là 200.000 tấn/năm.

Hàng năm UAE chỉ nhập khẩu khoảng nửa triệu tấn gạo với các chủng loại như gạo chưa xát (husked), gạo đã xát và gạo tấm dùng cho sản xuất công nghiệp cho tiêu dùng tại chỗ và khách du lịch, tuy nhiên nhu cầu tái xuất rất cao từ châu Phi, CIS (Liên Xô cũ). Các nước Đông Phi, tiêu thụ lớn nhất là Kenia và Tanzania thường yêu cầu loại gạo 5% hoặc 10% tấm, trong khi các nước Tây Phi nghèo hơn nên thường muốn loại gạo 20% hay 25% tấm.

e) Cà phê: xu hướng tiêu dùng cà phê ở Dubai đang tăng, kèm sự theo xuất hiện hàng loạt các cửa hiệu cà phê mới phục vụ nhu cầu du khách cũng như người dân Dubai. Cà phê bột đã qua chế biến khi nhập vào UAE được yêu cầu bao bì nhôm hoặc kim loại bỏ trong container đặc biệt, nhiệt độ quy định 25 độ C và thời hạn quy định 18 tháng. Cà phê Việt Nam xuất vào Dubai chưa nhiều. Các nước cung cấp cà phê chủ yếu cho Dubai là Braxin, ấn Độ, trong khi Việt Nam mới chiếm thị phần rất khiêm tốn là khoảng 1% trong số 7300 tấn cà phê nhập khẩu vào UAE.

f) Rau quả và rau quả chế biến: Từ một nước hầu như không sản xuất nông nghiệp, đến nay UAE đã tự túc được 83% nhu cầu về rau, tuy nhiên về trái cây thị ngoại trừ chà là. Các loại rau tươi và rau giữ ở nhiệt độ thấp (chilled) và các loại trái cây tươi và khô được khuyến khích nhập khẩu và hoàn toàn miễn thuế. Rau quả là mặt hàng có sự tăng xuất khẩu đột biến vào UAE từ năm 2002 với mức kim ngạch 660.000 USD, đạt xấp xỉ 640.000 USD trong năm 2003. Các loại trái cây Việt Nam có triển vọng nhất để xuất khẩu vào UAE là dứa (thơm), thanh long, vải, măng cụt, chôm chôm. Xoài, chuối, mận cũng được ưu chuộng tại UAE nhưng có sự cạnh tranh mạnh của chuối Phillipin, xoài từ Kenia, Nam Phi, Pakistan; mận của Australia, Mỹ.

g) Hải sản: Các chuyên gia ngành Thuỷ sản cho biết, thủy sản dành cho người Hồi giáo là một thị trường còn bỏ ngỏ đang phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê, hiện có khoảng trên 80 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu tại khu vực Trung Đông với các mặt hàng chính như: cá tra, tôm đông lạnh, cá basa đông lạnh và cá ngừ đóng hộp. Hải sản, tôm và cua đông lạnh là những mặt hàng hải sản được hoàn toàn miễn thuế khi vào UAE.

3) Nhóm : sản phẩm hàng gia dụng

a) Dệt may:Dệt may Việt Nam vào UAE tăng nhanh về kim ngạch, năm 2002 đạt 4,7 triệu USD, năm 2003 đạt 8 triệu USD, trong đó Công ty xuất khẩu lớn nhất là Công ty Dệt May Thái Tuấn.

b) Giày dép:Giày dép Việt Nam vào UAE đạt 4,3 triệu USD trong năm 2002, năm 2003 đạt xấp xỉ 7 triệu USD. Dubai là thị trường lớn về giày dép, tuy nhiên hàng Việt Nam vào đây mới chủ yếu là dép phụ nữ và trẻ em.  Muốn gia tăng xuất khẩu th ì khẩu nghiên cứu, thiết kế mẫu mã rất quan trọng.

c) Đồ nhựa: Người dân vùng Trung Đông có thói quen dùng đồ nhựa gia dụng như ly tách, thìa dĩa, bình nước, gạt tàn.. . đặc biệt là các loại đĩa có nhu cầu lớn cho các bữa ăn. Đĩa các loại được ưa chuộng là loại hình tròn hoặc bầu dục, có hoa văn trang trí. Tập quán bên này không thích h ình trang trí là người, thú vật. Trị giá hàng xuất khẩu đồ nhựa Việt Nam vào UAE c òn nhỏ nhưng có xu hướng gia tăng.

(Theo itpc)

Trở về

Bài cùng chuyên mục