Luôn là người có thể ra quyết định trong đàm phán (trừ những trường hợp muốn nghi binh hoặc câu thời gian).
Viết kế hoạch tiếp thị xuất khẩu
- Cập nhật : 26/10/2015
(Tin kinh te)
Một thành tố quan trọng trong kế hoạch kinh doanh giúp bạn kinh doanh thành công chính là Kế hoạch tiếp thị xuất khẩu (Export marketing plan)
Trong kế hoạch tiếp thị cần có thông tin thị trường, chi tiết về công ty, khách hàng mục tiêu, đối thũ cạnh tranh, vị thế, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, giá, quảng bá và khuyến mại. Ngoài ra bạn cũng cần phải cho biết các chỉ số tài chính để thực hiện kế hoạch tiếp thị xuất khẩu này.
Một kế hoạch tiếp thị hiệu quả là phải ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, có mục tiêu và mục đích cụ thể dựa theo số liệu chứ không phải dựa vào giả thuyết. Kế hoạch đó còn phải chân thành nêu lên những hạn chế cũng như điểm mạnh của doanh nghiệp của sản phẩm và thị trường mục tiêu, phải cho thấy được công ty làm cách nào để chinh phục thử thách và song song đó, tối đa hóa cơ hội về mặt chiến lược tiếp thị.
Một bảng kế hoạch tiếp thị xuất khẩu không thể thiếu 8 vấn đề then chốt như sau:
- Mission (Nhiệm vụ)
- Situation Analyses (Phân tích tình hình)
- Export Audit (Thẩm định xuất khẩu)
- Goals and objectives ( Mục đích và mục tiêu)
- Marketing strategy (Chiến lược tiếp thị)
- Management Responsibilities (Trách nhiệm của Ban Quản lý)
- Action Plan (Kế hoạch hành động)
- Budgets and Financial Forecasts (Ngân sách và Dự trù tài chính)
Sau đây là những bí quyết khi viết Kế hoạch tiếp thị xuất khẩu:
- Biết rõ nhiệm vụ của côn ty là gì; Mục đích , hoạt động và giá trị của công ty
- Xem xét lại vị thế của công ty bạn hiện nay trên thị trường về việc cung ứng sản phẩm, kênh phân phối, chính sách giá và chiến dịch xúc tiến hỗn hợp.
- Nghiên cứu kỹ thị trường và xu hướng ngành để biết được những thay đổi trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Xác minh được những đối thủ cạnh tranh chính; vị thế, thị phần của họ trên thị trường, chiến lược tiếp thị, điểm mạnh và điểm yếu của họ.
- Nghiên cứu môi trường xung quanh để biết công ty đang có cơ hội gì và gặp phải đe dọa gì; về mặt kinh tế, chính trị, công nghệ và môi trường
- Vận dụng điểm mạnh và điểm yếu của công ty trong quá trình kinh doanh xuất khẩu
- Phân tích nguồn lực, hệ thống quản lý, thiết bị và hoạt động của công ty về mảng kinh doanh xuất khẩu
- Hoạch định cách thức tối đa hóa các cơ hội của thị trường bằng cách sử dụng các điểm mạnh của công ty đồng thời vô hiệu hóa các thách thức
- Xây dựng mục tiêu tài chính và tiếp thị phải cụ thể (SPECIFIC), có thể đo lường được (MEASURABLE), có thể đạt được(ATTAINABLE), thực tế (REALISTIC) và có qui định thời gian (TIME-BOUND)
- Xác định được nhóm các nhà mua hàng mục tiêu mà công ty có thê đáp ứng những nhu cầu và ước muốn của họ tốt hơn đối thủ cạnh tranh
- Xác định vị thế và sản phẩm của công ty trên thị trường
- Xây dựng chiến lược thương hiệu phù hợp với hoạt động kinh doanh và sản phẩm của công ty
Nghiên cứu những cách khả thi để điều chỉnh sản phẩm của công ty phù hợp với yêu cầu và mong muốn của người mua tiềm năng nhằm cạnh tranh tốt hơn với những gì đối thủ cạnh tranh đang thực hiện.
- Xác định USP (ưu thế sản phẩm độc nhất) cho sản phẩm hoặc dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh.
- Xây dựng chiến lược giá sao cho người mua hàng tiềm năng thấy được giá của sản phẩm/dịch vụ do doing nghiệp cung cấp là hợp lý
- Xác định đúng kênh phân phối để sản phẩm/dịch vụ luôn có mặt trên thị trường
- Xây dựng ý tưởng quảng cáo và xúc tiến để đưa thông điệp của sản phẩm tiếp cận người mua hàng tiềm năng
- Có kế hoạch về nhân sự và qui trình thực hiện kế hoạch tiếp thị quốc tế 1 cách hiệu quả
- Xây dựng kế hoạch hành động ghi rõ việc gì cần làm, khi nào, ở đâu, làm cách nào và ai làm để thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra.
- Lập bảng kê liệt kê tất cả những việc cần phải làm để đạt được mục tiêu và chiến lược tiếp thị
- Qui định rõ ngày bắt đầu và kết thúc cho mỗi hoạt động, phân công người chịu trách nhiệp cho mỗi hoạt động
- Xác định được nguồn lực tài chính cần để thực hiện kế hoạch tiếp thị xuất khẩu và dự kiến thời gian sử dụng