Khủng bố kêu gọi tấn công nước Nga trả thù
Xung đột và bất ổn khiến 3,1 triệu trẻ chết đói/năm
Ấn Độ sẽ tập trận hàng năm với Mỹ, Nhật
Ai đang xây dựng chính sách cho Triều Tiên?
Hàn Quốc học tập Đức về thống nhất
Tin thế giới đọc nhanh chiều 13-10-2015
- Cập nhật : 13/10/2015
Mỹ thông báo kế hoạch điều tàu vào sát đảo nhân tạo Trung Quốc
Đô đốc. Harry B. Harris Jr. đứng bên một ảnh cho thấy hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa. Ảnh: AP
Reuters dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ hôm 8/10 nói rằng Washington đang xem xét triển khai tàu chiến vào trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp tại quần đảo Trường Sa.
Theo NYTimes, các quan chức ở Philippines cho biết họ đã được thông báo về kế hoạch tuần tra trong vài ngày qua. Thượng nghị sĩ Antonio Trillanes IV F., chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc gia, hôm qua nói rằng ông hoan nghênh quyết định này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Ngoại trưởng John Kerry đã lên lịch thảo luận về việc tuần tra với phía Australia tại Boston ngày 12-13/10. Người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, đô đốc. Harry B. Harris Jr., cũng được cho là có tham dự cuộc họp này.
Cố vấn cao cấp về Trung Quốc tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, Daniel Kritenbrink, nói với nhóm các nhà phân tích tại một cuộc họp ở Washington rằng, Nhà Trắng đã quyết định tiến hành tuần tra, theo một người dự sự kiện.
Ông Kritenbrink không nói rõ khi nào cuộc tuần tra sẽ diễn ra, nhưng ông cho biết nó vốn bị trì hoãn để không làm gián đoạn chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cuối tháng 9, nguồn tin cho biết.
Tân thủ tướng Australia, Malcolm Turnbull, không nhiệt tình ủng hộ tuần tra như người tiền nhiệm Tony Abbott, nhà phân tích quốc phòng Hugh White nhận định. Ông Turnbull có khả năng phải thận trọng về việc đối đầu với Trung Quốc, ông White nói.
Tại Manila, thượng nghị sĩ Trillanes nói rằng nên tiến hành cuộc tuần tra. "Việc này khá nguy hiểm, nhưng ngay bây giờ, chúng ta cần phải biết Trung Quốc sẵn sàng bảo vệ các đảo nhân tạo đó đến mức nào", ông nói.
Trillanes cho biết ông không lo ngại rằng động thái như vậy có thể làm tăng khả năng xung đột trong khu vực. "Mỹ đã tính toán rồi. Họ sẽ không làm điều này nếu căng thẳng leo thang cao hơn so với những gì họ dự đoán", ông nói.
Bộ trưởng ngoại giao Philippines Albert F. del Rosario nói rằng các cuộc tuần tra của Mỹ sẽ giúp duy trì ổn định trong khu vực.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines. Bắc Kinh còn ngang nhiên tiến hành cải tạo đất phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hà Nội khẳng định mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên các đảo đá, bãi ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.
Washington không công nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các đảo nhân tạo, tuyên bố hải quân Mỹ sẽ hoạt động ở mọi nơi luật pháp quốc tế cho phép.
Tổng thống Obama: Donald Trump không thể trở thành tổng thống Mỹ
Ông Obama sắp hoàn tất nhiệm kỳ tổng thống Mỹ thứ hai sau khi đắc cử lần đầu vào năm 2008 và tái đắc cử năm 2012. Ông Obama tin rằng mình sẽ thắng cử lần nữa nếu có cơ hội tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ ba.
Lãnh đạo đảng Cộng sản trở thành thủ tướng Nepal
Chủ tịch đảng Cộng sản Nepal, ông KP Sharma Oli (giữa, hàng trước) là thủ tướng thứ 38 của Nepal - Ảnh: Reuters
Giáo sư Angus Deaton được trao giải Nobel kinh tế
Ngày 12-10, Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã trao giải Nobel kinh tế năm 2015 cho nhà kinh tế học người Mỹ gốc Anh Angus Deaton.
Theo trang web Nobelprize.org, Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển quyết định trao giải cho giáo sư Deaton với công trình phân tích tiêu dùng, sự nghèo đói và phúc lợi xã hội.
“Để viết ra chính sách kinh tế thúc đẩy phúc lợi xã hội và giảm nghèo đói, trước tiên chúng ta phải hiểu những lựa chọn tiêu dùng cá nhân. Hơn bất kỳ người nào khác, Angus Deaton đã đề cao được sự hiểu biết này” - Ủy ban trao giải Nobel nhấn mạnh.
Giải thưởng kinh tế chính thức được gọi tên là giải Sveriges Riksbank trong ngành khoa học kinh tế để tưởng nhớ nhà sáng lập giải Nobel Alfred Nobel. Giải thưởng trị giá khoảng 987.000 USD.
Giáo sư Angus Deaton, năm nay 69 tuổi, làm việc ở Princeton. Ông đang nghiên cứu về y tế, phúc lợi xã hội và sự phát triển kinh tế và là giáo sư kinh tế và các vấn đề quốc tế tại Trường Woodrow Wilson ở Princeton.
Ông có những bài báo cũng như ấn phẩm sách nổi tiếng trong lĩnh vực kinh tế và được đón nhận trên khắp thế giới. Hãng tin Reuters cho biết bài viết nổi tiếng nhất của giáo sư Deaton trong những năm gần đây là “Thu nhận, y tế và phúc lợi xã hội trên thế giới: Bằng chứng từ Tổ chức điều tra thế giới Gallup”, đăng trên tạp chí Economic Perspectives năm 2008.
Sách ông viết gần đây là quyển The Great Escape: health, wealth and the origins of inequality (tạm dịch: Cuộc đào thoát vĩ đại: y tế, thịnh vượng và nguồn gốc của sự bất bình đẳng), đã được người đọc đón nhận nồng nhiệt khi sách vừa phát hành năm 2014.
Hơn 4 triệu người ở Thái Bình Dương đói do El Nino
Giới chuyên gia cảnh báo El Nino có thể khiến hơn 4 triệu người ở khu vực Thái Bình Dương rơi vào tình trạng thiếu lương thực và nước sạch.
Các nhà nghiên cứu dự báo hiện tượng El Nino, xuất hiện khi vùng nước biển ở đông Thái Bình Dương nóng lên bất thường gây ra các điều kiện thời tiết cực đoan, trong năm nay sẽ nghiêm trọng như lần xuất hiện hồi 1997-1998 khiến 23.000 người thiệt mạng.
Theo Guardian, hàng chục người đã thiệt mạng tại tỉnh Chimbu ở vùng cao nguyên của Papua New Guinea do đói và uống nước nhiễm bẩn khi hạn hán, sương giá nghiêm trọng phá hủy gần như toàn bộ mùa màng trong vài tháng qua.
Con số dự kiến còn tăng lên khi ít nhất hai tỉnh tại khu vực cao nguyên nước này đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Trong vài tháng tới, El Nino sẽ mang nhiều mưa, lũ lụt và khiến nước biển dâng cao tại nhiều quốc gia gần đường xích đạo. Cùng lúc, khí hậu những nước ở khu vực tây nam Thái Bình Dương với dân số lớn hơn sẽ khô hơn và nóng hơn.
Mùa mưa bão trong những năm có El Nino thường sẽ kéo dài hơn với những cơn bão mạnh hơn.
“El Nino có thể gây ra tình trạng khẩn cấp nhân đạo tại khu vực và chúng tôi ước tính khoảng 4,1 triệu người trên khắp Thái Bình Dương có nguy cơ bị thiếu nước, mất an ninh lương thực và bệnh tật”, lãnh đạo Sune Gudnitz của văn phòng Liên Hiệp Quốc về điều phối các vấn đề nhân đạo tại khu vực Thái Bình Dương nói.
Giới chuyên gia cho biết nhiều nước bước vào mùa El Nino trong những khó khăn. Khô hạn đang hoành hành tại 34 tỉnh của Indonesia trong khi Vanuatu vẫn chưa hồi phục sau cơn bão Pam hồi đầu năm.
Ngoài ra, những người bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất thường là những người nghèo và không có đủ điều kiện để chống chọi với các thách thức từ El Nino và biến đổi khí hậu.