17 nước kêu gọi lệnh ngừng bắn trên toàn Syria
Bắc Kinh cảnh báo Nhật đừng xen vào chuyện Mỹ-Trung
Nga sẽ tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học vào năm 2020
Máy bay Nga có thể vỡ tung giữa không trung
200 đặc nhiệm Mỹ đột kích trại huấn luyện lớn nhất của al-Qaeda
Tin thế giới đọc nhanh trưa 31-10-2015
- Cập nhật : 31/10/2015
Tòa án Hague đồng ý nhận vụ kiện biển Đông của Philippines
Tòa án quốc Tế tại Hague hôm 29-10 tuyên bố họ có đủ thẩm quyền để xem xét vụ kiện biển Đông của Philippines.
Hải quân Philippines đột kích và kiểm tra các tàu cá Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough - Ảnh: Rappler
AFP dẫn tuyên bố của Tòa án Hague cho biết xem xét các tuyên bố của phía Philippines, tòa đã bác bỏ luận điệu của Trung Quốc rằng “tranh chấp thực tế xoay quanh chủ quyền các đảo trên biển Đông và do đó các tranh chấp này vượt quá thẩm quyền của tòa án”.
Thay vào đó, tòa án cho rằng vụ kiện trên phản ánh “tranh chấp giữa hai quốc gia liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công Ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển” – một vấn đề liên quan đến thẩm quyền của tòa án Hague.
Dù vậy, Tòa án Hague nhấn mạnh rằng phán quyết hôm 29-10 vẫn chưa thể đi đúng vào tâm điểm của vụ kiện Manila. Một phiên tòa kín sẽ diễn ra tại Hague và phán quyết cuối cùng có thể sẽ phải đợi đến năm sau.
Manila cho rằng hoàn toàn hợp lý khi sử dụng Công ước quốc tế về luật biển của Liên Hiệp Quốc (Philippines và Trung Quốc tham gia) để giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên biển.
Trung Quốc đã nhiều lần từ chối tham gia tiến trình này và cho rằng tòa án quốc tế có lịch sử hơn 100 năm tuổi tại Hague không có thẩm quyền đối với vụ kiện trên.
Tham vọng của Bắc Kinh là độc chiếm toàn bộ biển Đông - tuyến đường biển huyết mạch, nơi vận chuyển 1/3 lượng dầu thế giới.
Trong một tranh chấp giữa hải quân Trung Quốc và Philippines năm 2012, Bắc Kinh đã giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough - ngư trường có lượng hải sản dồi dào nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Trung Quốc cũng không ngừng bồi lấp trái phép các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm thực hiện mưu đồ độc chiếm biển Đông.
Trung Quốc kêu gọi Philippines nối lại đàm phán về biển Đông
Hôm 30-10, Bộ ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Philippines trở lại các cuộc đàm phán nhằm giải quyết những tranh chấp giữa hai nước trên biển Đông.
Bức không ảnh chụp ngày 11-5 qua cửa sổ một máy bay quân sự của Mỹ cho thấy tình trạng bồi đắp đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc tại đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam - Ảnh: AP
Theo Reuters, trước đó vào ngày hôm qua 29-10, tòa án quốc tế The Hague thông báo có đủ thẩm quyền để tiếp nhận hồ sơ khởi kiện của Philippines với Trung Quốc về các tranh chấp trên biển Đông.
Phía Trung Quốc lặp lại quan điểm cho rằng họ không thừa nhận và cũng sẽ không tham gia vụ kiện này.
Thứ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói vụ kiện của Philippines sẽ không ảnh hưởng gì tới những tuyên bố chủ quyền sai trái của nước này tại biển Đông.
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc nối lại hội đàm ba bên
Cuộc hội đàm ba bên theo kế hoạch sẽ diễn vào vào chủ nhật tuần này (1-11) tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc.
Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tổ chức cuộc họp cấp cao ba bên tại Seoul vào cuối tuần này, trong ảnh là Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường - Ảnh: AFP
Theo Reuters, đây sẽ là cuộc họp đầu tiên được nối lại giữa ba quốc gia kể từ khi bị gián đoạn năm 2012 trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa các bên về những vấn đề liên quan tới quá khứ lịch sử trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Thông tin về cuộc hội đàm cấp cao này được phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying (Hoa Xuân Oánh) công bố tại một cuộc họp báo, nhưng không nêu ngày cụ thể. Trong khi đó truyền thông Nhật Bản nói rõ cuộc họp diễn ra ngày 1-11 tại Seoul.
Cũng trong thời gian từ 31-10 đến 2-11, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường có chuyến công du tại Hàn Quốc.
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye cho biết bà sẽ tiếp ông Lý ngày 31-10 tại Seoul. Tuy nhiên cơ quan này không thông báo ngày diễn ra cuộc họp ba bên hay thông tin về chuyến công tác tới Seoul của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Châu Á thiếu hụt 117 triệu phụ nữ
Bà Ritsu Nacken, Quyền trưởng đại diện Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, thông tin tại hội nghị “Chức sắc Phật giáo tham gia khắc phục mất cân bằng giới tính khi sinh” do UB Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức sáng 30-10.
Theo bà Nacken, tình trạng phân biệt giới khi sinh đã ảnh hưởng lớn tới Trung Quốc và Ấn Độ. Dự đoán đến năm 2060, cứ 100 phụ nữ thì có tới 160 nam giới Trung Quốc và Ấn Độ trong độ tuổi kết hôn.
“Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, đến năm 2050, Việt Nam sẽ có từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ” - bà Nacken cho biết.
Bà Ritsu Nacken cho biết: Châu Á đang thiếu hụt 117 triệu phụ nữ.
Phó Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Bá Trình cho biết theo báo cáo thống kê của Tổng cục Dân số - KHHGĐ năm 2014, năm tỉnh có tỉ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất là Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang và Nam Định.
“Một xã hội thừa nam, thiếu nữ sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trong đời sống tâm lý, tình cảm của mỗi gia đình và cả xã hội, kéo theo nhiều hệ lụy của sự phát triển bền vững, chưa nói đến yêu cầu của một xã hội hiện đại, văn minh” - ông Trình nhận định.
TS Lê Thị Phương Mai, cán bộ Chương trình Dân số và Phát triển, cho rằng nếu tình trạng này tiếp tục, nam giới sẽ đối mặt với nguy cơ không có vợ, còn phụ nữ sẽ đối diện với nguy cơ kết hôn sớm, bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ, bị bóc lột tình dục, mại dâm…
Quốc hội Campuchia bãi miễn Phó Chủ tịch thứ nhất Kem Sokha
Trong một phiên họp quốc hội, tất cả 68 nghị sỹ thuộc Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền, trong đó có Thủ tướng Hun Sen, đã bỏ phiếu nhất trí bãi miễn chức vụ của ông Kem Sokha trong khi 55 nghị sỹ CNRP đã tuyên bố tẩy chay cuộc họp này.
Phát biểu sau cuộc họp, Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin tuyên bố: "Tôi thông báo ông Kem Sokha đã bị bãi miễn khỏi chức vụ Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Campuchia."
Ông cho biết thêm cuộc bỏ phiếu được tiến hành theo đề nghị của 63 nghị sỹ.
Hôm 26/10, hàng chục nghìn người ủng hộ CPP đã tập trung bên ngoài tòa nhà quốc hội để hối thúc ông Kem Sokha từ chức, đồng thời tố cáo ông kích động bạo lực và gây tâm lý thù hằn sắc tộc.