EU từ chối đàm phán phi chính thức với Anh về Brexit
Anh trì hoãn ra đi, EU tức giận nhưng không thể ép buộc
Thủ hiến Nicola Sturgeon: Quốc hội Scotland có thể bác bỏ Brexit
Mỹ có nguy cơ mất căn cứ quân sự ở châu Âu vì Brexit
Tin thế giới đọc nhanh 02-11-2015
- Cập nhật : 02/11/2015
17 nước kêu gọi lệnh ngừng bắn trên toàn Syria
Tổng cộng 17 nước cùng Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu hôm qua tham gia thảo luận tại một khách sạn ở thủ đô Vienna, Áo. Tuy nhiên, sự kiện không có sự tham gia của Syria. "Đã đến lúc chấm dứt đổ máu và bắt đầu xây dựng", Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói.
Theo BBC, sau gần 8 giờ thảo luận tại Vienna, Áo hôm qua, các bộ trưởng 17 nước ra thông cáo chung, nhất trí về một số điểm, trong đó có việc mời Liên Hợp Quốc triệu tập cuộc họp với chính phủ Syria và phe đối lập để thực hiện quá trình chính trị mới "đáng tin cậy, có tính toàn bộ, không chia bè phái".
Các nước cũng thống nhất phối hợp với Liên Hợp Quốc để tìm ra phương thức và cách thực thi lệnh ngừng bắn trên toàn quốc. Họ cho rằng cần có hiến pháp mới và cuộc bầu cử do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn, với sự tham gia của tất cả người Syria, mọi dân tộc. Người Syria ở trong và ngoài nước cũng cần được tiếp cận tốt hơn với viện trợ nhân đạo.
Tuy nhiên, Mỹ và Nga-Iran vẫn bất đồng. Ngoại trưởng Kerry cho rằng Washington tiếp tục tin rằng việc Tổng thống Syria Bashar al-Assad thôi giữ chức sẽ mở đường cho thoả thuận chấm dứt nội chiến Syria và giúp cuộc chiến đánh bại Nhà nước Hồi giáo (IS).
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif lại không đồng ý, ông Kerry thừa nhận. Tuy nhiên cả ba sẽ tiếp tục phối hợp tìm giải pháp chính trị. Cả ông Kerry và Lavrov nhất trí Syria phải đứng lên từ cuộc nội chiến với tư cách một quốc gia thống nhất.
Các nước sẽ tham gia phiên thảo luận tiếp theo sau hai tuần nữa.
Bắc Kinh cảnh báo Nhật đừng xen vào chuyện Mỹ-Trung
Tờ Japan Times dẫn lời các quan chức chính phủ Nhật Bản nói rằng ông Abe sẽ bày tỏ mối quan tâm về các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên biển Đông tại cuộc gặp. Ông Abe muốn thúc giục phía Trung Quốc phải tôn trọng luật pháp quốc tế và tự do hàng hải trong khu vực. Các quan chức Nhật Bản mô tả các hoạt động của Trung Quốc là "nỗ lực đơn phương để thay đổi hiện trạng", theo Japan Times.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Chinanews
Cuộc gặp giữa ông Abe và ông Lý diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông ngày càng leo thang sau khi Mỹ đưa tàu khu trục USS Lassen đến biển Đông để thách thức tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung Quốc. Tàu USS Lassen hôm 27-10 đã áp sát một trong các đảo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở biển Đông. Phía Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối động thái này của Mỹ.
Nga sẽ tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học vào năm 2020
Tổ chức cấm phổ biến vũ khí hóa học (OPCW) cho biết họ tin tưởng rằng Nga sẽ hoàn thành việc tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học vào năm 2020, Tổng giám đốc của OPCW ông Ahmet Uzumcu nói với hãng thông tấn TASS của Nga hôm 28.10.
Máy bay Nga có thể vỡ tung giữa không trung
Ông Victor Sorochenk, lãnh đạo Ủy ban Hàng không Liên bang Nga, hôm nay cho biết có thể chiếc máy bay thuộc hãng hàng không giá rẻ Nga Kogalymavia (Metrojet) hôm qua gặp nạn trên bán đảo Sinai đã bị vỡ tung giữa không trung, theo Reuters.
"Quá trình máy bay bị phá hủy xảy ra ngay trên không và những mảnh vỡ phân bố rải rác trong một khu vực rộng khoảng 20 km2", ông Sorochenk nói. Tuy nhiên, ông cũng thêm rằng vẫn còn quá sớm để có thể đi đến bất kỳ kết luận nào về nguyên nhân vụ tai nạn.
Chiếc máy bay Airbus 321 rơi sau khi cất cánh khoảng 23 phút từ sân bay Sharm el-Sheikh, Ai Cập, để về St Petersburg, Nga, khiến toàn bộ 217 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 163 trong 224 thi thể của các nạn nhân. Một quan chức quân đội Ai Cập giấu tên cho hay cơ quan chức năng hôm nay quyết định mở rộng bán kính phạm vi tìm kiếm từ 8km lên 15km.
200 đặc nhiệm Mỹ đột kích trại huấn luyện lớn nhất của al-Qaeda
Chiến dịch, bắt đầu từ hôm 11/10, với sự tham gia của khoảng 200 lính đặc nhiệm Mỹ cùng sự hỗ trợ của các binh sĩ Afghanistan, đã tấn công một khu vực huấn luyện của tổ chức khủng bố al-Qaeda, trải dài trên diện tích khoảng 77 km2 và một khu vực khác nhỏ hơn, rộng gần 2,6 km2. Căn cứ đầu tiên được nhận định là trại huấn luyện lớn nhất bị phát hiện của quân khủng bố và đã tồn tại hơn một năm qua, Washington Post hôm 30/10 dẫn lời tướng John Campbell, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Afghanistan, cho biết.
Hai mục tiêu trên đều thuộc quận Shorabak, tỉnh Kandahar, một vùng dân cư thưa thớt gần biên giới phía nam Afghanistan, giáp với Pakistan. Giới quan chức quân sự Mỹ từ trước tới nay đều cho rằng tàn dư al-Qaeda tại Afghanistan chỉ ẩn náu ở những thung lũng miền đông nước này.
"Chúng nằm ở nơi mà bạn không nghĩ rằng có sự hiện diện của al-Qaeda", ông Campbell nói. "Đây có thể là trại huấn luyện lớn nhất mà chúng ta từng thấy trong cuộc chiến kéo dài suốt 14 năm qua".
Chiến dịch tấn công nói trên trong gần ba tuần đã thực hiện tổng cộng 63 cuộc không kích, tiêu diệt khoảng 160 tay súng khủng bố. Nó được phát động chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra kế hoạch duy trì 9.800 binh sĩ ở Afghanistan trong năm 2016 và khoảng 5.500 binh sĩ trong năm 2017, thay vì cắt giảm còn 1.000 quân đến năm 2016 như từng công bố trước đây.