Thị trưởng Indonesia: "Bùng phát" trẻ đồng tính do mì gói, sữa công thức (?)
Philippines không "đôi co" với Trung Quốc về biển Đông
Bà Clinton thắng lớn trước ngày “siêu thứ ba”
Hòn đảo bí ẩn nhất Địa Trung Hải
Cựu tổng công tố viên bị bắt, gây chấn động Macau
Tin thế giới đọc nhanh chiều 05-12-2015
- Cập nhật : 05/12/2015
Nhật lập đơn vị tình báo mới nhắm vào IS
"Gây chú ý nhất bởi cuộc tấn công quy mô lớn gần đây ở Paris, tình hình liên quan đến các cuộc tấn công khủng bố là khá nghiêm trọng" - Tổng Thư ký nội các Nhật Yoshihide Suga nói với các nhà lập pháp và các quan chức chính phủ nước này ngày 4-12.
Đại sứ Pháp tại Nhật Thierry Dana (trái) cùng Tổng Thư ký nội các Nhật Yoshihide Suga (trái) và các quan chức khác dành phút mặc niệm tưởng nhớ những nạn nhân trong các vụ khủng bố ở Paris. Ảnh: Reuters
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ phản kích Nga
Mỹ và châu Âu tố cáo George Haswani mua dầu thô của Nhà nước Hồi giáo để phục vụ cho chính quyền Syria. Ông Erdogan nhận xét các cáo buộc trước đó của Nga đối với ông là “vô đạo đức”.
Hôm trước đó, đài truyền hình RT (Nga) đưa tin Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexey Antonov đã tổ chức họp báo khẳng định có bằng chứng tầng lớp chính trị Thổ Nhĩ Kỳ đã trực tiếp liên can đến các phi vụ buôn lậu dầu thô của Nhà nước Hồi giáo. Trong số đó có Tổng thống Erdogan và gia đình ông.
Ông trình bày bản đồ và hình ảnh minh họa ba tuyến đường bọn Nhà nước Hồi giáo đã sử dụng để vận chuyển dầu thô đi bán trái phép. Ông giải thích dầu ở Syria và Iraq mang lại cho Nhà nước Hồi giáo mỗi năm 2 tỉ USD và Thổ Nhĩ Kỳ là nước tiêu thụ dầu chủ yếu của Nhà nước Hồi giáo. 3.220 đơn vị khai thác mỗi ngày đến 200.000 thùng, sau đó dầu được chuyển đến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ qua ba tuyến đường do Mặt trận Al Nusra (có liên hệ Al Qaeda) kiểm soát rồi đi đến cảng Thổ Nhĩ Kỳ để xuất sang nước thứ ba.
Ngày 3-12, trong bài phát biểu hằng năm trước Quốc hội, Tổng thống Nga Putin (ảnh) đã điểm lại các chính sách đối nội, đối ngoại trong năm 2015 và dự báo năm 2016. Trong bài phát biểu, ông khẳng định lần nữa giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã thu lợi từ việc mua dầu và hàng của Nhà nước Hồi giáo.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner đã bác bỏ tố cáo của Nga rằng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ “đi đêm” với Nhà nước Hồi giáo. Người phát ngôn thông báo không có bất kỳ bằng chứng nào ủng hộ giả thiết của Nga. Người phát ngôn khẳng định Nhà nước Hồi giáo bán dầu ngay tại giếng ở Syria và Iraq cho bọn buôn lậu, bọn cò trung gian hay bọn vận chuyển, sau đó bọn này mới chuyển đi.
Nghi can đánh bom đền chiến tranh Yasukuni đến từ Hàn Quốc?
Một người đàn ông 27 tuổi đến từ Hàn Quốc đang được xem là kẻ tình nghi số 1 trong vụ đánh bom và phóng hỏa nhà vệ sinh công cộng ở ngôi đền Yasukuni thờ những binh sĩ Nhật Bản thiệt mạng trong Thế chiến II.
Báo Asahi dẫn nguồn tin thân cận với cuộc điều tra cho biết camera giám sát tại hiện trường đã ghi lại hình ảnh một người đàn ông với hành vi đáng ngờ trước khi xảy ra vụ tấn công ngày 23-11.
Báo cáo điều tra tiết lộ người này tới sân bay Haneda ở Tokyo – Nhật Bản hôm 21-11, sau đó lên máy bay đi Hàn Quốc vào ngày 23-11.
Người đàn ông 27 tuổi nói trên có trong danh sách khách mời ở một khách sạn thuộc quận Chiyodam, gần đền Yasukuni. Đến ngày 30-11, cảnh sát Nhật phát lệnh truy tìm nam nghi can đã đặt phòng ở khách sạn vừa nêu, kẻ được cho là liên quan đến vụ nổ bom.
Các nhà điều tra tìm kiếm quanh ngôi đền Yasukuni sau vụ nổ bom. Ảnh: Asahi
Tại hiện trường, người ta tìm thấy một thiết bị đánh lửa hẹn giờ trong nhà vệ sinh và một số cục pin ghi ký tự Hangul, cho thấy chúng được sản xuất từ Hàn Quốc.
Các nhà điều tra tin rằng thiết bị đánh lửa và pin được dùng để chuẩn bị kích hoạt khối thuốc nổ đóng gói trong 1 ống sắt trên trần nhà vệ sinh. Căn phòng này bị hư hại sau vụ tấn công lúc 10 giờ sáng 23-11 (giờ địa phương), ngay trước khi bắt đầu nghi lễ mừng vụ thu hoạch mùa thu nhưng không có người nào bị thương.
Đền Yasukuni thờ những binh sĩ Nhật Bản thiệt mạng trong Thế chiến II, bao gồm 14 tội phạm chiến tranh hạng A. Trung Quốc và Hàn Quốc đã lên tiếng chỉ trích Nhật Bản vì giữ lại ngôi đền và nói rằng Tokyo đang "tôn vinh quá khứ phát xít” của mình.
Những chuyến viếng đền của giới chính trị gia Nhật Bản thường xuyên khiến Trung Quốc và Hàn Quốc nổi giận. Theo AP, Nhật hoàng Akihito chưa từng viếng đền Yasukuni trong khi Thủ tướng Shinzo Abe không thăm viếng chính thức 2 năm gần đây.
Nga trục xuất 15 công dân Thổ Nhĩ Kỳ
Ông Erdogan Sheker, giám đốc nhà máy dệt thảm Merinos của Thổ Nhĩ Kỳ ở Nga cho biết mặc dù có đầy đủ giấy tờ cần thiết như hộ chiếu, thị thực, hợp đồng lao động, 15 nhân viên người Thổ Nhĩ Kỳ của nhà máy đã bị cảnh sát Nga bắt và sẽ bị trục xuất về nước.
Được biết, nhà máy Merinos thuộc sở hữu của công ty Thổ Nhĩ Kỳ Merinos Hali Sanayi, hoạt động tại thành phố Rostov-on-Don, Nga.
Trong đơn kháng nghị, ông Sheker viết rằng ngày 2.12, cảnh sát Nga đã bất ngờ ập vào nhà máy, phong tỏa máy móc và bắt giữ nhân viên.
Ông Sheker cho biết, các nhân viên người Thổ Nhĩ Kỳ không có mặt tại nhà máy cũng bị gọi đến để thẩm vấn, phục vụ điều tra.
“Mặc dù có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ, 15 nhân viên nhà máy là công dân Thổ Nhĩ Kỳ đã bị bắt và quản thúc tại trung tâm giam giữ người nhập cư bất hợp pháp. Những người thực thi pháp luật đã truy cập, thu giữ dữ liệu toàn bộ hệ thống máy tính của doanh nghiệp. Trước khi khám xét nhà máy và bắt giữ nhân viên, cảnh sát không trưng ra quyết định xử phạt hoặc lệnh đình chỉ hoạt động từ bất cứ cơ quan chính quyền nào”, ông Sheker nói.
Ông Sheker cũng cho biết đã thông báo về vụ việc này cho lãnh sự quán và đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ, và lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi công hàm phản đối việc bắt giữ người trái luật pháp.
Thổ Nhĩ Kỳ tìm nguồn cung khí đốt mới từ Azerbaijan
Thông tin này được Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu thông báo trong buổi họp báo sau cuộc hội đàm với Tổng thống Azerbaijan, Ilham Aliyev.
Được biết, theo kế hoạch trước đây, thời hạn hoàn tất của dự án này là vào năm 2019.
TANAP được thiết kế để vận chuyển khí đốt của Azerbaijan đến Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu, giờ đây trở nên vô cùng quan trọng đối với Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh quan hệ với Nga xấu đi rõ rệt. Việc rút ngắn thời gian xây dựng đường ống sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga từ trước đến nay.
“Việc thực hiện dự án TANAP không gặp phải bất cứ trở ngại nào, và hôm nay chúng tôi lại một lần nữa thảo luận về vấn đề này. Tôi tin tưởng rằng dự án sẽ được thực hiện vượt tiến độ, trong năm 2018 hoặc có thể sớm hơn. Như vậy, Azerbaijan sẽ có thể bắt đầu xuất khẩu khí đốt với số lượng lớn hơn, trước tiên là sang Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó đến châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ và các nước châu Âu sẽ có thể lựa chọn các nguồn thay thế cho khí đốt của Nga”, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev phát biểu.
Quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào khủng hoảng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga ở Syria. Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đó là “cú đâm từ sau lưng bởi những kẻ đồng lõa với khủng bố”. Mới đây ông Putin đã ký một nghị định về các biện pháp bảo đảm an ninh quốc gia và các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Dự án TANAP được dự tính hoàn tất vào năm 2019 để dẫn khí đốt từ các mỏ Shah Deniz của Azerbaijan qua Georgia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Albania đến khu vực miền nam của Ý với kế hoạch cung cấp 6 tỉ mét khối khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ và 10 tỉ mét khối sang châu Âu. Trong tương lai, năng lực dẫn khí của các đường ống có thể được tăng lên đến 31 tỉ mét khối. Dự án được bắt đầu thực hiện từ tháng 3.2015.