tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 28-11-2015

  • Cập nhật : 28/11/2015

Philippines: Yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là 'vô vọng'

Phái đoàn Philippines tại Tòa Trọng tài Quốc tế gọi yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là "vô vọng và không thể biện hộ", không có cơ sở pháp lý hay lịch sử.
abigail valte, pho phat ngon vien tong thong philippines. anh: phil stars.

Abigail Valte, phó phát ngôn viên tổng thống Philippines. Ảnh: Phil Stars.

Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), trụ sở The Hague, Hà Lan, hôm 24/11 mở phiên điều trần tiếp theo trong vụ kiện của Philippines đối với "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc đơn phương đưa ra trên Biển Đông nhằm đòi chủ quyền gần như toàn bộ diện tích vùng biển này.

Phil Stars dẫn lời Abigail Valte, phó phát ngôn viên tổng thống Philippines, cho biết trong phiên điều trần ngày 25/11 tại PCA rằng, luật sư Andrew Loewenstein khẳng định những tuyên bố đòi chủ quyền của Trung Quốc là "vô vọng và không thể biện hộ".

Theo một thông báo từ The Hague, luật sư Loewenstein nhấn mạnh Trung Quốc không có cơ sở để khẳng định các quyền lịch sử và những đảo nhân tạo nước này xây trái phép trên Biển Đông không "tạo ra" chủ quyền.

Philippines cho rằng hoạt động xây dựng của Trung Quốc còn lấn vào nhiều phần thuộc lãnh thổ quốc đảo, tước đoạt quyền đánh bắt cá của người dân Philippines và phá hủy nguồn thủy sản. Thông báo dẫn lời giáo sư Philippe Sands nhấn mạnh Trung Quốc không có thêm quyền gì từ hoạt động trên.

Luật sư Loewenstein còn trình ảnh vệ tinh về "nhiều cơ sở Trung Quốc xây dựng trên đá Vành Khăn" và những nơi khác. "Một đoạn video mô phỏng cũng được chiếu tại toà, cho thấy cách máy nạo vét của tàu phá huỷ đáy biển như thế nào và chuyển cát tới một khu vực đã chọn sẵn ra sao", Valte nói.

Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1995 và chiếm giữ từ đó đến nay. Philippines cũng tuyên bố chủ quyền ở đây.

Phiên điều trần dự kiến kéo dài đến ngày 30/11 và PCA sẽ ra phán quyết vào năm 2016.


Nga bắt 39 doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ

Những người này tham dự một diễn đàn tại Nga, bị bắt vì không có visa công tác và nhận phạt 30-76 USD mỗi người.

Quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng xuống dốc, từ sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay của Nga hôm thứ Ba, khiến một trong hai phi công thiệt mạng. Dấu hiệu rạn nứt mới nhất giữa hai nước này là chiều qua, cơ quan phụ trách nhập cảnh Nga bắt hàng chục doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ vì lỗi visa. 39 người này tham dự một diễn đàn về nông nghiệp tại Krasnodar (Nga), bị bắt vì vào Nga mà không có visa công tác.  "Những người này đến Nga để tham gia hoạt động thương mại. Vì thế, họ phải có visa công tác", VartanTer-Saarkyan - Phó giám đốc cơ quan dịch vụ di trú Krasnodar cho biết trên truyền hình địa phương.

tong thong nga - vladimir putin (trai) va tong thong tho nhi ky - recep tayyip erdogan. anh: ap

Tổng thống Nga - Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ - Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AP

Baris Kalkan - một thành viên trong đoàn doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ông không biết là mình cần visa. Ông cũng đã thông báo cho nhân viên nhập cảnh tại Nga rằng mình đến đây tham dự triển lãm thương mại. "Chúng tôi đã hỏi họ nên điền vào ô nào, và họ nói cứ chọn "du khách", ông nói.

Một người khác thì khẳng định các nhân viên nhập cảnh khiến họ có cảm giác vụ bắt giữ này là sự trả thù của người Nga sau vụ máy bay rơi. "Chúng tôi chẳng biết chuyện gì đang diễn ra nữa. Cứ như là con tin vậy", Senk Beykara cho biết trên CNN. Ông  kể rằng mình chưa gặp chuyện này bao giờ, và còn nghe thấy một cảnh sát nói: "Các anh bắn máy bay của chúng tôi, và các anh phải nhận lấy điều này".

Nhóm này bị phạt 2.000-5.000 rouble (30 - 76 USD) mỗi người và bị trục xuất về nước.

Căng thẳng giữa hai nước xuất phát từ việc máy bay Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi đầu tuần này. Ankara cho rằng máy bay đã vi phạm không phận nước này. Trong khi đó, Nga khẳng định phi cơ của họ vẫn trong vùng trời Syria.

Nga đã gọi Thổ Nhĩ Kỳ là "đồng lõa với khủng bố" và đâm họ từ sau lưng. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ - Recep Tayyip Erdogan hôm qua đã phủ nhân điều này. Ankara cũng cho biết sẽ không xin lỗi vì họ đã làm đúng.

Sau sự việc trên, Nga đã lên tiếng cảnh báo công dân nước mình không nên tới Thổ Nhĩ Kỳ trong ngắn hạn. Nhiều hãng lữ hành Nga đã hủy tour đến đây. Hôm 25/11, cơ quan giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm Nga - Rosselkhoznadzor cũng chặn 162 tấn thịt gà nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ vì không có chứng từ vệ sinh phù hợp.


Liên Triều nhất trí đàm phán cấp cao

Hôm 26-11, Hàn Quốc và Triều Tiên đã nhất trí tổ chức một cuộc đàm phán cấp cao hiếm hoi vào ngày 11-12 tới tại khu công nghiệp Kaesong.
Phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc Jeong Joon-hee sáng 27-11 cho biết hai bên sẽ có cuộc gặp cấp thứ trưởng vào ngày 11-12 tới tại khu công nghiệp Kaesong. 
Quyết định trên được đưa ra sau cuộc đàm phán cấp chuyên viên giữa hai nước hôm 26-11 tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm.

Phát ngôn viên Jeong Joon-hee nói trước báo giới rằng Triều Tiên đã yêu cầu thiết lập chương trình nghị sự cho cuộc gặp tại Kaesong nhưng sau đó đã đồng ý đề nghị của Seoul về một "cuộc thảo luận toàn diện đối với các vấn đề liên quan đến việc cải thiện quan hệ hai nước".

 truong doan dam phan han quoc ong kim ki-woong (phai) bat tay voi nguoi dong cap trieu tien hwang chol tai cuoc dam phan cap chuyen vien o lang dinh chien ban mon diem hom 26-11. anh: afp

 Trưởng đoàn đàm phán Hàn Quốc ông Kim Ki-Woong (phải) bắt tay với người đồng cấp Triều Tiên Hwang Chol tại cuộc đàm phán cấp chuyên viên ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm hôm 26-11. Ảnh: AFP

Theo AFP, mặc dù bất kỳ cuộc đàm phán nào giữa hai miền Triều Tiên cũng đều được hoan nghênh như là một bước đi đúng hướng nhưng tiền lệ cho thấy hiện vẫn còn quá sớm để hy vọng bất kỳ bước đột phá nào trong tháng 12 tới.
Cuộc họp hôm 26-11 tại Bàn Môn Điếm đánh dấu sự tương tác giữa hai nước lần đầu tiên kể từ tháng 8 khi hai bên cùng ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết các xung đột tại khu vực biên giới. Cuộc họp kết thúc với một thỏa thuận chung bao gồm cam kết nối lại các cuộc đàm phán cấp cao.

Đức bắt kẻ bán vũ khí cho các tay súng tấn công Paris

Giới chức Đức đã bắt giữ một người kinh doanh vũ khí, kẻ đã cung cấp súng cho những kẻ đánh bom sử dụng trong vụ khủng bố Paris đêm 13-11.

Hãng tin RT trích dẫn tài liệu của các nhà điều tra được trình lên văn phòng công tố cho biết những kẻ tấn công Paris đã đặt mua bốn súng trường tự động Kalashnikov qua mạng ở Pháp vào đầu tháng 11. 

Trong bốn khẩu súng đặt mua đó, có hai súng trường tấn công AK-47 được chế tạo tại Trung Quốc và hai súng trường bắn tỉa Zastava M70 được sản xuất tại Yugoslav. Bốn khẩu súng này được bán vào 7-11-2015 cho một khách hàng ở Paris nhưng có gốc gác Ả Rập.

 cac tay sung tan cong paris dat mua vu khi qua mang (anh: reuters)

 Các tay súng tấn công Paris đặt mua vũ khí qua mạng (Ảnh: Reuters)

Theo tài liệu, người bán bốn khẩu súng này là Sascha W., 34 tuổi, ở Magstadt, Baden-Wurttemberg (Đức).

Nghi phạm này đã bị giam giữ từ ngày 23-11 tại nhà tù Stuttgart-Stammheim và dựa theo thông tin trên điện thoại và email của người này, Sascha W. đã liên lạc với một “người Ả Rập sống ở Pháp”.

Cảnh sát bắt giữ Sascha W. khi đang điều tra vào các trang mua bán vũ khí bất hợp pháp trên mạng. Theo cảnh sát, nghi phạm này đã tổ chức trót lọt tám vụ kinh doanh vũ khí trái phép trong khoảng thời gian từ 14-8 đến 18-11-2015.  

Theo nhật báo Đức Bild-Zeitung, Tổng chưởng lý và cơ quan điều tra hải quan TP Frankfurt am Main (Đức) cũng đã khởi kiện một số nghi phạm kinh doanh vũ khí, súng ống và đạn dược trái phép trên các trang web.

Bản thân nghi phạm Sasha W. cũng bị buộc tội sử dụng trái phép cửa hàng trực tuyến có tên “DW Guns”.

Tình hình an ninh ở Đức vẫn duy trì ở mức báo động cao sau vụ tấn công 13-11 tại Pháp khiến 130 người thiệt mạng. Hôm 26-11, cảnh sát Đức đã bắt giữ hai nghi phạm tình nghi “thực hiện hành động bạo lực nghiêm trọng gây nguy hiểm cho đất nước”.

Hôm 25-11, người đứng đầu Cơ quan Cảnh sát hình sự Liên bang  (BKA) - Holger Munch cảnh báo rằng các mối nguy hiểm tiềm tàng ở Đức vẫn còn tăng cao.

EU dọa cắt viện trợ nếu Campuchia bắt lãnh đạo đảng đối lập

Nghị viện châu Âu vừa thông qua nghị quyết kêu gọi chính phủ Campuchia rút lại quyết định bắt giam đối với ông Sam Rainsy, lãnh đạo đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP), Cambodia Daily cho hay hôm nay 27.11.
Nghị viện châu Âu cũng đưa ra đề nghị chế tài bằng cách hủy quyết định cung cấp viện trợ 435 triệu USD cho Campuchia nếu Phnom Penh không thực hiện đề nghị của Liên minh châu Âu (EU). Nghị quyết của EU cũng nêu rằng việc tước quyền phó chủ tịch quốc hội của ông Kem Sokha, Phó chủ tịch CNRP, là bất hợp pháp.
“EU kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Hun Sen rút lại lệnh bắt và các cáo buộc chống lại ông Sam Rainsy và các nghị sĩ thuộc đảng CNRP và ngưng sử dụng tòa án để trừng phạt người dân”, Cambodia Daily cho biết.
CNRP tỏ ra vui mừng trước đề nghị của EU. Hôm qua 26.11, đảng này kêu gọi những người ủng hộ bình tĩnh, tránh gây bạo động ở Campuchia làm phức tạp thêm tình hình chính trị ở nước này, Phnom Penh Post cho hay.
Hai tuần trước, tòa án Campuchia đã ra lệnh bắt ông Rainsy vì tội vu khống Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Hor Namhong. Quyết định của tòa khôi phục lại quyết định tương tự hồi năm 2008 đối với ông Rainsy, người đang ở nước ngoài. Lãnh đạo CNRP đã có mặt trong buổi biểu quyết của Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, Pháp, theo báo chí Campuchia.

>

ong sam rainsy va thu tuong hun sen (phai) buoc ra tu quoc hoi campuchia - anh: reuters

Ông Sam Rainsy và Thủ tướng Hun Sen (phải) bước ra từ quốc hội Campuchia - Ảnh: Reuters

EU là nhà viện trợ lớn nhất cho Campuchia. EU cam kết chi 410 triệu euro (tương đương 435 triệu USD) viện trợ cho Campuchia trong thời gian từ 2014 đến 2020 nhằm giúp nước này phát triển kinh tế và cải thiện đời sống người dân.
Người phát ngôn đảng cầm quyền Nhân dân Campuchia (CPP) của Thủ tướng Hun Sen, ông Sok Eysan cho biết ông không tin EU có thể sử dụng hình thức chế tài để gây áp lực lên chính phủ Campuchia. “Tôi không thể tin nổi. Họ sử dụng tiền để mua luật ở Campuchia”, người phát ngôn nói.
Trong khi đó, ông Rainsy tỏ ra rất phấn khích khi có sự can thiệp của EU. “Tôi hy vọng chính phủ Campuchia sẽ hiểu tình hình và sẽ tránh làm những gì có thể dẫn đến quyết định cắt hoặc giảm viện trợ của EU”, ông Rainsy được Cambodia Dailytrích phát biểu. Khi được hỏi liệu ông có quay về nước, ông Rainsy cho biết ông chưa có ý định về Campuchia vào thời điểm này trong khi đang chờ xem phản ứng của Thủ tướng Hun Sen.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục