Tham gia sâu hơn vào cuộc chiến chống khủng bố ở Syria, Trung Quốc nguy cơ bị IS trả đũa, nhưng nếu không, uy tín và lợi ích của nước này có thể bị tổn thất.
Tin thế giới đọc nhanh 27-11-2015
- Cập nhật : 27/11/2015
Tại toà, Philippines tố Trung Quốc phá huỷ đáy Biển Đông
Trung Quốc ngang nhiên cải tạo trái phép tại đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters
Rappler dẫn lời Abigail Valte, phó phát ngôn viên tổng thống Philippines, cho biết trong phiên điều trần hôm qua tại Toà án Trọng tài Liên Hợp Quốc ở The Hague (La Haye), Hà Lan, luật sư Andrew Loewenstein trình những bức ảnh vệ tinh về "nhiều cơ sở Trung Quốc xây dựng trên đá Vành Khăn" và những nơi khác.
"Một đoạn video mô phỏng cũng được chiếu tại toà, cho thấy cách máy nạo vét của tàu phá huỷ đáy biển như thế nào và di chuyển cát tới một khu vực đã chọn sẵn ra sao", Valte nói trong một thông cáo gửi từ Hà Lan.
Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1995 và chiếm giữ từ đó đến nay. Philippines cũng tuyên bố chủ quyền ở đây.
Philippines hôm qua còn chỉ trích Trung Quốc vi phạm luật quốc tế một cách "trắng trợn và cố chấp". Nước này từng cho biết hoạt động cải tạo đá đã phá huỷ 311 ha san hô ở Biển Đông.
Tòa án Trọng tài Thường trực Liên Hợp Quốc hôm 24/11 bắt đầu phiên điều trần về vụ kiện của Philippines về "đường lưỡi bò", yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với hầu hết Biển Đông. Phiên điều trần dự kiến diễn ra từ ngày 24/11 đến 30/11 và toà ra sẽ ra phán quyết vào năm 2016.
Nga tố Mỹ chơi trò địa chính trị
Theo Reuters, bộ tài chính Mỹ hôm qua xử phạt 4 người và 6 tổ chức nghi hỗ trợ Tổng thống Syria Assad, bao gồm cả những người bị cáo buộc giúp chính phủ mua dầu từ Nhà nước Hồi giáo (IS) .
Mỹ đã đóng băng tài khoản của những người này, trong đó có doanh nhân George Haswani người Syria, được cho là "hoạt động như một trung gian" trong việc mua bán dầu giữa chính phủ Syria và IS. Công ty của ông, một doanh nghiệp kỹ thuật xây dựng, cũng bị xử phạt.
Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng 3 cũng xử phạt Haswani. Lúc đó, ông bác bỏ cáo buộc rằng ông mua dầu từ IS cho chính phủ Syria, và nói rằng EU không có bằng chứng buộc tội.
Lệnh xử phạt của Mỹ còn nhằm vào Mudalal Khuri, người bị bộ tài chính Mỹ cáo buộc đã hỗ trợ hoặc hành động thay mặt chính phủ Syria. Ngoài ra, còn có Kirsan Ilyumzhinov, một doanh nhân người Nga giàu có, chủ tịch Liên đoàn Cờ vua Thế giới, bị trừng phạt vì "giúp chính phủ Syria". Ngân hàng tài chính Alliance của Nga cũng bị trừng phạt vì được cho là do Khuri và Ilyumzhinov kiểm soát hoặc sở hữu.
Đây là động thái mới nhất của Mỹ trong nỗ lực cắt đứt dòng tiền chảy vào túi IS, bằng một loạt công cụ tài chính và quân sự. Giới chức Mỹ mô tả IS là nhóm khủng bố giàu có nhất, kiếm nhiều tiền từ các mỏ dầu chiếm đóng của chính phủ Syria, và bán dầu thông qua các mạng lưới trung gian.
Tháng trước, quân đội Mỹ mở chiến dịch không kích vào những kho dầu của IS ở Syria. Quan chức quốc phòng Mỹ ước tính, trước tháng 10, nhóm này trung bình kiếm được 47 triệu USD một tháng từ việc bán dầu, nhưng nguồn thu này đã giảm xuống còn 30% sau chiến dịch không kích.
Năm ngoái, quan chức Bộ tài chính Mỹ cũng cáo buộc chính phủ của Tổng thống Syria Assad mua dầu từ IS.
"Mỹ sẽ tiếp tục tấn công tài chính vào tấn cả những người hỗ trợ Assad tiếp tục gây bạo lực với người dân Syria", Adam Szubin, Thứ tưởng phụ trách Tình báo tài chính và Khủng bố của Mỹ, tuyên bố.
Trước quyết định này của Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabokov tuyên bố Washington nên chấm dứt "chơi trò địa chính trị".
"Đây rõ ràng là một giai đoạn mới, đầy phức tạp trong quan hệ" hai nước, ông Ryabokov nói.
Về phía Ilyumzhinov, ông lập tức bác bỏ cáo buộc của bộ tài chính Mỹ, và cho biết đang định tới Mỹ vào tuần tới để ký hợp đồng tổ chức Giải vô địch cờ vua thế giới năm sau ở New York.
"Tôi chưa từng thu lợi từ bất kỳ hoạt động kinh doanh thương mại nào tại Syria hay Iran", Ilyumzhinov nhấn mạnh.
Nga có thể cấm cửa các công ty Thổ Nhĩ Kỳ
Nga cũng đã đề nghị các công dân không nên đến Thổ Nhĩ Kỳ, vì lo ngại khủng bố. Việc này đã khiến nhiều hãng lữ hành Nga hủy tour tới quốc gia Trung Đông.Nga có thể sẽ hủy một dự án đường ống dẫn khí, vốn nhằm mục đích biến Thổ Nhĩ Kỳ thành quốc gia trung chuyển lớn cho khí đốt Nga vào châu Âu. Dự án xây dựng nhà máy năng lượng hạt nhân đầu tiên tại đây cũng sẽ được cân nhắc lại.
Ông Medvedev cho rằng một số quan chức Thổ Nhĩ Kỳ có "lợi ích tài chính trực tiếp" trong giao dịch dầu mỏ với nhóm khủng bố khét tiếng.
"Các hành động của Thổ Nhĩ Kỳ đã gián tiếp bảo vệ cho IS. Việc này không hề bất ngờ, dựa theo thông tin chúng tôi có được về quyền lợi tài chính trực tiếp của một số quan chức nước này, liên quan đến nguồn cung sản phẩm từ dầu mỏ được lọc tại các nhà máy IS kiểm soát", RT trích lời ông Medvedev.
"Các hành động tội phạm và thiếu thận trọng của giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến căng thẳng giữa Nga và NATO leo thang. Việc này không thể được ngụy biện bằng bất kỳ lợi ích nào, kể cả bảo vệ biên giới quốc gia", lãnh đạo này nhận định thêm.
Hôm qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi một máy bay Su-24 của Nga ở vùng biên giới với Syria vì cho rằng máy bay này đã vi phạm không phận nước mình. Trong khi đó, Nga phủ nhận điều này. Tổng thống Nga Vladimir Putin còn gọi đây là hành động "đâm từ sau lưng do những kẻ đồng lõa với khủng bố thực hiện".
Siêu chiến hạm tuần duyên Mỹ bắt đầu đến Biển Đông
Hôm nay 26-11, chiến hạm tuần duyên USS Milwaukee bắt đầu khởi hành đến biển Đông để tham gia vào nhiệm vụ tuần tra thường xuyên của hải quân Mỹ ở khu vực này.
Hãng tin AP cho biết trước đó tàu USS Milwaukee đã cập cảng Detroit chiều 25-11 để chuẩn bị cho hành trình đến biển Đông.
USS Milwaukee giống tàu USS Detroit. Star Tribune cho biết Mỹ cũng sẽ triển khai tàu USS Detroit đến cảng Detroit vào năm sau.
Quan chức quản lý chương trình các chiến hạm tuần duyên ven biển của Mỹ - chuẩn đô đốc Brian Antonio cho biết tàu USS Fort Worth là tàu thế hệ trước của USS Milwaukee, đang làm nhiệm vụ ở khu vực Biển Đông và chiếc USS Milwaukee cũng sẽ sớm tham gia các cuộc tuần tra của hải quân Mỹ ở khu vực này.
Tàu USS Milwaukee được đóng tại Marinette, Winconsin - cùng nơi đóng tàu USS Detroit. Tàu chiến tuần duyên mới này của Hải quân Mỹ có thể hoạt động gần bờ hơn và di chuyển nhanh hơn các tàu khác.
Tàu USS Milwaukee có lượng giãn nước tối đa 3.400 tấn, chiều dài 118,5m, rộng 17,5m có thể chở đến 100 người dù tiêu chuẩn chính thức của tàu là 54 thủy thủ.
Tàu có hai động cơ tuốc bin khí kết hợp với hai động cơ diesel và 4 động cơ phản lực nước tạo ra tổng công suất tới 113.710 mã lực, giúp con tàu đạt vận tốc tối đa hơn 83 km/h và tầm hoạt động 3.000 hải lý.
Mỹ trừng phạt công ty và doanh nhân Nga, Syria
Chính phủ Mỹ ngày 25-11 áp lệnh trừng phạt lên hàng loạt các doanh nhân Nga và Syria do mua dầu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) và hỗ trợ chính quyền tổng thống Bashar al-Assad.
Người dân Syria tại một khu vực đổ nát ở Shaar, gần Aleppo sau một đợt không kích của chính phủ Syria Ảnh: AFP
"Chính phủ Syria phải chịu trách nhiệm cho làn sóng bạo lực và sự tàn bạo chống lại người dân của họ. Nước Mỹ sẽ tiếp tục nhắm đến tài chính của tất cả những người đã dung túng cho ông Assad tiếp tục bạo lực với người dân Syria" - quan chức Bộ Tài chính Mỹ phụ trách vấn đề khủng bố và tình báo tài chính Adam J. Szubin cho biết.
CNN dẫn lời quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho biết lệnh trừng phạt nhằm vào 4 cá nhân và 6 thực thể, trong đó có công ty Xây dựng và Công nghệ HESCO của doanh nhân người Syria George Haswani và Chủ tịch Liên đoàn Cờ vua thế giới - doanh nhân Nga Kirsan Ilyumzhinov.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, ông Haswani đã tạo điều kiện cho chính phủ của ông Assad mua dầu từ IS.
Trong khi đó ông Ilyumzhinov đang sở hữu các cơ sở năng lượng trong khu vực IS đang chiếm đóng và bị cáo buộc có các giao dịch tài chính liên quan đến Mudalal Khuri vốn là người có mối quan hệ thân cận lâu dài với chế độ Assad. Khuri là người đại diện cho các lợi ích tài chính của ông Assad tại Nga.
Reuters cho biết một ngân hàng Nga và các cá nhân cùng các công ty khác đang làm việc với chính quyền ông Assad cũng nằm trong danh sách trừng phạt của chính phủ Mỹ hôm qua.
Biện pháp trừng phạt bao gồm đóng băng tất cả các tài sản của những cá nhân và thực thể trên tại Mỹ và cấm tất cả người Mỹ giao dịch với những cá nhân và thực thể này.
Động thái trên tiến hành cùng lúc với đợt không kích mới của Mỹ và đồng minh nhắm đến các xe chở dầu và các cơ sở sản xuất dầu mỏ tại Syria trong một nỗ lực nhằm cắt đứt nguồn doanh thu quan trọng này của IS.