Ba lý do khiến Mỹ chưa sẵn sàng ở Biển Đông
Bà Suu Kyi tiết lộ thành phần nội các mới của Myanmar
Hàng loạt UFO vờn quanh máy bay chở khách
Liên Hiệp Quốc lo ngại thỏa thuận trục xuất người đào tẩu Triều Tiên - Nga
Trung Quốc sắp lập căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài
Tin thế giới đọc nhanh trưa 27-11-2015
- Cập nhật : 27/11/2015
Tàu Nhật Bản chuẩn bị giám sát đảo nhân tạo trên biển Đông?
Tờ UPI hôm 25-11 cho biết cuộc tập trận được tổ chức trong vòng 10 ngày với sự tham gia của 32 tàu chiến của Mỹ và Nhật Bản, cùng với máy bay. Trong đó có 25 tàu chiến là của Nhật Bản và còn lại là bảy tàu chiến của Mỹ.
Phó Đô đốc Robert L. Thomas - Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ và Đô đốc Scott Swift - Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ trong một buổi lễ ở Kanagawa (Nhật Bản) hôm 7-9. Ảnh: UPI
Chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ, Phó Đô đốc Joseph Aucoin cho biết cuộc tập trận sẽ "cho phép Mỹ và Nhật Bản hỗ trợ nhau do các tàu có thể được vận hành trong một phạm vi rộng trên biển... Chúng tôi cho rằng đây là tín hiệu tốt cho tương lai, không chỉ đối với hai nước chúng ta mà còn đối với khu vực Tây Thái Bình Dương".
Philippines bác bỏ chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với biển Đông
Các luật sư của Philippines cho rằng Trung Quốc không thể chỉ dựa vào các sự kiện lịch sử và bản đồ cổ để đòi chủ quyền ở biển Đông.
Theo báo Singapore The Straits Times, trong một bức thư gửi từ La Hay, phó phát ngôn viên của tổng thống Philippines - bà Abigail Valte cho biết ông Paul Reichler, một luật sư của phía Philippines, đã lý luận rằng căn cứ vào Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển thì cái mà Trung Quốc cho là chủ quyền lịch sử của họ tại biển Đông “không hề tồn tại".
Một luật sư khác đại diện cho Philippines - ông Andrew Loewenstein cho rằng kể cả khi có chủ quyền trên các vùng biển đảo họ yêu sách, Trung Quốc đã “không đáp ứng được các điều kiện về việc xác lập (tuyên bố chủ quyền)".
Theo luật sư Loewenstein, Trung Quốc đã không hành xử “quyền độc quyền kiểm soát trong một thời gian dài” tại vùng biển Đông, đồng thời trình ra tám tấm bản đồ - trong đó có một tấm có từ thời nhà Minh - cho thấy vùng nằm bên trong đường chín đoạn của Trung Quốc chưa bao giờ được ghi nhận là lãnh thổ Trung Quốc.
Phiên điều trần lần này tại La Hay sẽ kéo dài cho đến ngày 30-11. Dù không mở ra công khai nhưng các quan sát viên đến từ Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản và Úc được vào dự khán.
Triều Tiên lệnh cho nam giới để tóc kiểu Kim Jong-un
Triều Tiên vừa ra lệnh cho nam giới nước này lấy kiểu tóc của Nhà lãnh đạo Kim Jong-un làm chuẩn mực.
Giới phân tích cho rằng ông Kim Jong-un để kiểu tóc giống ông nội là lãnh tụ Kim Nhật Thành. Ảnh: KCNA/Reuters
Báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc dẫn các nguồn tin ở Bình Nhưỡng cho biết chính quyền thủ đô Triều Tiên vừa ban bố lệnh yêu cầu nam giới nước này để tóc dài tối đa 2cm. Họ còn được hướng dẫn tỉ mỉ cách để tóc sao cho giống với Nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Bên cạnh đó, phụ nữ quốc gia bí ẩn nhất thế giới này cũng được lệnh để kiểu tóc ngắn giống phu nhân của Nhà lãnh đạo Kim Jong-un là bà Ri Sol-ju. Ngoại lệ duy nhất của lệnh này là các diễn viên.
Cũng theo Chosun Ilbo, chính quyền địa phương muốn lệnh này được triển khai một cách nghiêm ngặt. Thậm chí ở các trường đại học, lớp trưởng được phát cho cây kéo và đi kiểm tra xung quanh, ai có tóc dài chưa đúng chuẩn sẽ bị cắt ngay lập tức.
Giới phân tích cho rằng ông Kim Jong-un để kiểu tóc giống ông nội là lãnh tụ Kim Nhật Thành. Còn có tin là nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên này phẫu thuật thẩm mỹ để trông giống ông nội của mình hơn.
Mỹ có luật chính sách quốc phòng mới
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 25-11 đã ký thông qua dự luật chính sách quốc phòng (NDAA), cho phép giải ngân khoản chi tiêu quốc phòng trị giá 607 tỉ USD.
Dự luật cũng bao gồm những điều khoản gây khó dễ cho nỗ lực của ông chủ Nhà Trắng nhằm đóng cửa nhà tù quân sự trên Vịnh Guantanamo của Cuba.
Trước đó, Nhà Trắng đã khẳng định rõ rằng Tổng thống Obama sẽ ký dự luật này bất chấp những điều khoản nói trên về Guantanamo. Tổng thổng Mỹ từ lâu đã muốn đóng cửa nhà tù này nhưng lại đối mặt với sự phản đối gay gắt từ các nhà lập pháp không muốn chuyển giao các tù nhân ở đây về nhà tù Mỹ.
Tổng thổng Mỹ Obama từ lâu đã muốn đóng cửa nhà tù quân sự trên Vịnh Guantanamo của Cuba. Ảnh: Reuters
“Như tôi đã từng nói trước đây, các hoạt động hiện nay của cơ sở này trên Vịnh Guantanamo làm suy yếu an ninh quốc gia của Mỹ vì điều đó làm xói mòn các nguồn lực, hủy hoại các mối quan hệ của chúng ta với các đối tác và đồng minh chủ chốt, đồng thời kích động các phần tử cực đoan bạo lực. Chúng ta cần phải triển khai những bước đi có trách nhiệm nhằm giảm số lượng tù nhân giam giữ tại đó và tiến tới đóng cửa cơ sở này” – Ông Obama nói trong một tuyên bố của Nhà Trắng.
Tổng thống Obama cho biết thêm rằng số người bị giam giữ tại Guantanamo đã giảm hơn 85% so với thời gian đỉnh điểm, trong đó 57 tù nhân đã được chuyển về Mỹ trong vòng 24 tháng qua.
Bên cạnh đó, ông chủ Nhà Trắng cũng bày tỏ thất vọng trước việc Quốc hội Mỹ “không thực thi những cải cách có ý nghĩa nhằm loại bỏ các cơ cấu lực lượng không cần thiết, cắt giảm các chi phí hoạt động lãng phí và hiện đại hóa hệ thống chăm sóc sức khỏe trong quân đội”.
Trong một diễn biến khác, Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg hôm 25-11 tiết lộ Washington đã tăng khoản viện trợ quân sự cho Manila trong năm nay lên mức 79 triệu USD. Quyết định này được đưa ra giữa lúc căng thẳng leo thang ở biển Đông vì hành động bồi lấn đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc.
Mỹ phản đối Úc cho Trung Quốc thuê cảng
Đại sứ Mỹ tại Úc John Berry ngày 24-11 cho biết tiếp tục gặp các quan chức cấp cao của Úc để phản đối quyết định cho tập đoàn Trung Quốc có quan hệ với Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) thuê cảng thương mại Darwin.
“Tôi sẽ nói nhiều hơn về điều đó nhưng chúng tôi cũng đã có buổi thảo luận với Bộ Quốc phòng Úc và giờ đây cảm thấy tốt hơn đôi chút” – ông John Berry nói trên ABC. Đây là lần đầu tiên một quan chức Mỹ công khai lên tiếng kể từ khi ABC thông tin về những lo ngại quốc phòng khi Úc cho tập đoàn Trung Quốc thuê cảng Darwin.
Trước đó, những lo ngại quốc phòng lan tỏa bởi tập đoàn Landbridge thuộc Trung Quốc được biết có quan hệ với PLA. Tuần trước, Tổng thống Obama cũng trách Úc rằng không báo sớm cho Mỹ biết việc cảng trên sẽ cho tập đoàn Trung Quốc thuê.
Ngày 24-11, Marise Payne – Bộ trưởng Bộ quốc phòng Úc, tiết lộ bà và các nhân viên biết thông tin một công ty Trung Quốc giành được hợp đồng thuê cảng thương mại Darwin suốt 99 năm chỉ vài giờ trước khi thông tin này được chính quyền NT (Vùng lãnh thổ Bắc Úc) thông báo ngày 13-10.
“Việc cho thuê cảng Darwin đã được thực hiện sau cuộc thảo luận giữa Thư ký Bộ Quốc phòng Úc Dennis Richardson và Thứ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ tại Washington ngày 15-10” - Marise Payne cho biết. Bà nói thêm rằng kế hoạch cho thuê cảng trên được chính quyền NT thực hiện công khai từ nửa cuối năm 2014. Hiện Úc và Mỹ đã có nhiều cuộc thảo luận sâu rộng về việc hợp đồng cho thuê dài hạn thương cảng Darwin.
Trong diễn biến khác, đại sứ Mỹ tại Philippines ông Philip Goldberg ngày 24-11 cho biết Mỹ sẽ tăng viện trợ quân sự cho Philippines lên 79 triệu USD trong năm nay. Quyết định này được đưa ra trong lúc tình hình biển Đông căng thẳng.
“Chúng tôi sẽ tăng viện trợ quân sự nước ngoài cho Philippines lên 79 triệu USD trong năm nay. Tăng tiền viện trợ và những điều khoản đang được đề xuất khác là nhằm để tăng cường an ninh hàng hải trong khu vực” – ông Philip Goldberg nói với kênh truyền hình ANC.