Tổng thống Putin sa thải đồng loạt 8 tướng lĩnh
Lộ nơi đồn trú tàu sân bay Trung Quốc ở Biển Đông
Hội đồng bảo an lên án vụ phóng tên lửa của Triều Tiên
Kỳ vọng từ chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Canada
Tin thế giới đọc nhanh 30-11-2015
- Cập nhật : 30/11/2015
Putin ký lệnh trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, động thái đáp trả cứng rắn của Nga sau vụ Su-24 bị bắn rơi.
Theo Reuters, quyết định trừng phạt của Putin có hiệu lực ngay lập tức. Phạm vi của các biện pháp trừng phạt bao gồm việc cấm thuê máy bay từ Nga đi Thổ Nhĩ Kỳ, ngừng bán tour đi Thổ Nhĩ Kỳ trong các dịp lễ, kiềm chế hoặc tạm dừng các hoạt động kinh doanh của công dân hoặc các công ty Thổ Nhĩ Kỳ ở Nga.
Ông Dmitry Peskov, người phát ngôn của Tổng thống Putin, cho biết: “Các vụ việc đều chưa từng có tiền lệ. Việc bắn rơi máy bay Nga chưa từng xảy ra trước đó. Vì vậy, Moscow buộc phải có những phản ứng phù hợp với mối đe dọa này”.
Một quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, các biện pháp trừng phạt của Nga sẽ làm trầm trọng thêm sự bế tắc trong mối quan hệ giữa Moscow và Ankara. Trong tuyên bố ngày 28/11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết ông lấy làm tiếc về vụ Su-24 của Nga bị bắn rơi. Tuy nhiên, nó chưa đủ xoa dịu nỗi tức giận của Nga.
Một quan chức cấp cao của Nga gọi vụ việc F-16 bắn rơi Su-24 là sự cố nghiêm trọng nhất giữa Nga với các nước thành viên NATO trong nửa thế kỷ qua. Họ còn nghi ngờ đây là sự khiêu khích được lên kế hoạch từ trước. Theo phía Nga, dường như Mỹ đã tiết lộ thông tin về đường bay của Su-24 cho Ankara.
Phía Nga cũng khẳng định chưa nhận được lời xin lỗi từ phía nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ về sự cố vừa qua. Moscow cho rằng chiếc Su-24 trúng tên lửa khi hoạt động trong không phận Syria trong khi Ankara khẳng định máy bay Nga xâm phạm vùng trời trong 17 giây. Phía Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không xin lỗi và cho rằng họ có quyền để bảo vệ không phận.
Khoảng 12 giờ sau vụ Su-24 bị bắn rơi, lực lượng đặc nhiệm Nga kết hợp với biệt kích Syria và chiến binh Hezbolla đã giải cứu thành công một trong 2 phi công điều khiển chiếc máy bay gặp nạn ở khu vực cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 4 km. Phi công còn lại được xác nhận đã thiệt mạng.
Đài Loan: Nguyên Phó Thị trưởng Tân Bắc bị cáo buộc tham nhũng
Cơ quan kiểm sát Đài Bắc đã khởi tố Hứa Chí Kiên và 6 người khác với tội danh tham nhũng. Cáo trạng nêu rõ Hứa Chí Kiên đã nhận hơn 7.580.000 Đài tệ (khoảng 232.000 USD) của hai doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng.
Tờ Thái Dương đưa tin nguyên Phó Thị trưởng Tân Bắc (Đài Loan) Hứa Chí Kiên bị điều tra vì nghi ngờ tham nhũng.
Cơ quan kiểm sát Đài Bắc đã khởi tố Hứa Chí Kiên và 6 người khác với tội danh tham nhũng. Cáo trạng nêu rõ Hứa Chí Kiên đã nhận hơn 7.580.000 Đài tệ (khoảng 232.000 USD) của hai doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng.
Theo báo trên, từ năm 2011-2014, khi giữ chức Phó Thị trưởng Tân Bắc kiêm Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Đô thị, Hứa Chí Kiên đã gián tiếp nhận hối lộ mỗi tháng 110.000 Đài tệ (khoảng 3.300 USD) từ doanh nghiệp xây dựng Bảo Hưng thông qua việc bố trí để con trai Hứa sỹ Vân và anh trai Hứa Chí Viễn hưởng lương khống của doanh nghiệp này.
Đổi lại, Hứa Chí Kiên đã vận động để dự án tái thiết thành phố Tân Bắc do doanh nghiệp xây dựng Bảo Hưng làm chủ đầu tư được thông qua một cách thuận lợi.
Ngoài ra, với cách làm tương tự, Hứa Chí Kiên còn nhận quà tặng giá trị cao và vàng miếng từ một doanh nghiệp khác là Công ty Xây dựng Lạc Dương.
Hiện hồ sơ của Hứa Chí Kiên đã được chuyển sang Tòa án Đài Bắc để xử lý.
11 máy bay quân sự Trung Quốc lượn gần đảo Nhật Bản
Nhật Bản đã củng cố quân đội giữa nhưng lo ngại Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động của hải quân. Ảnh: AFP
8 máy bay ném bom, hai máy bay thu thập thông tin tình báo và một máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc đã bay gần quần đảo Miyako và Okinawa hôm 27/11 mà không xâm phạm không phận của Nhật Bản.
Một số phi cơ bay giữa hai quần đảo trên, trong khi số còn lại bay gần các đảo lân cận, AFP dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết.
Theo Shen Jinke, một phát ngôn viên không quân Trung Quốc, nhiều loại máy bay, trong đó có các máy bay ném bom H-6K, đã tham gia vào cuộc diễn tập ở tây Thái Bình Dương.
Ông Shen nói rằng các cuộc diễn tập ở những vùng biển mở như trên đã cải thiện khả năng chiến đấu tầm xa của lực lượng.
Putin huy động tổng lực đối phó mối đe dọa từ Thổ Nhĩ Kỳ
Trong một bình luận nhằm nhấn mạnh sự tức giận của điện Kremlin trước việc Thổ Nhĩ Kỳ hôm 24/11 bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 Nga, ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin, hôm nay gọi hành động của Ankara là "cực kỳ điên rồ".
"Không ai có quyền bắn máy bay Nga từ phía sau như vậy", Reuters dẫn lời ông Peskov phát biểu trên truyền hình. Ông đồng thời gọi các bằng chứng mà Ankara đưa ra để cho thấy phi cơ Nga đã xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ giống như một "bộ phim hoạt hình".
Theo Peskov, cuộc khủng hoảng này khiến ông Putin phải điều động quân đội theo các cách thức mà chỉ có thể được thực hiện trong những giai đoạn căng thẳng nhất.
"Tổng thống Putin đang huy động quân đội, huy động tổng lực, huy đông như những gì hoàn cảnh yêu cầu", ông Peskov nói.
"Tình thế hiện nay là chưa từng có. Những thách thức đang dội xuống nước Nga là chưa từng có. Vì thế, phản ứng của tổng thống phù hợp với mối đe dọa này".
Ông Peskov cũng cho hay Tổng thống Putin đã biết về đề xuất gặp mặt bên lề hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu diễn ra vào tuần tới ở Paris, Pháp, mà người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đưa ra. Song ông này không cho biết liệu cuộc gặp có được tổ chức hay không.
Thổ và Nga đều nói sai vụ máy bay rơi?
Hai nhà vật lý thiên văn nổi tiếng của Bỉ khẳng định cả Ankara và Matxcơva đều công bố những thông tin sai sự thật về vụ không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu Nga.
Viết trên trang web trường ĐH Katholieke Universiteit Leuven, tiến sĩ Tom van Doorsslaere và tiến sĩ Giovanni Lapenta cho biết chiếc máy bay chiến đấu SU-24 không thể bị bắn rơi theo cách cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga mô tả.
Thổ Nhĩ Kỳ cho biết chiếc SU-24 xâm phạm không phận nước này trong 17 giây. Ankara khẳng định không quân nước này cảnh báo máy bay Nga 10 lần về hành vi xâm phạm không phận trong vòng năm phút trước khi bắn tên lửa. Nhưng Matxcơva bác bỏ thông tin này.
Sau khi phân tích đoạn video quay cảnh máy bay rơi trên mạng Internet, tiến sĩ Doorsslaere và tiến sĩ Lapenta xác định chiếc máy bay này bay nhanh hơn nhiều so với những gì Thổ Nhĩ Kỳ mô tả. Hai nhà vật lý thiên văn cho biết địa điểm máy bay rơi cách địa điểm bị bắn khoảng 8km.
Máy bay Nga xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 2km tính từ đường biên giới. Như vậy, với tốc độ bay 980 km/g, chiếc máy bay chỉ đi vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ trong 7 giây chứ không phải 17 giây như Ankara khẳng định.
Để xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ 2km trong 17 giây, máy bay phải bay với tốc độ 420 km/g, quá chậm so với một máy bay chiến đấu.
Không quân Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ra cảnh báo máy bay Nga 10 lần trong năm phút. Với tốc độ 960 km/g chiếc máy bay có thể xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ sâu tới 80 km trong năm phút. Nhưng thực tế là máy bay chỉ xâm phạm không phận 2km.
Hai nhà vật lý thiên văn cho rằng Ankara đã thổi phồng hành vi xâm phạm không phận của máy bay Nga.
Tuy nhiên hai chuyên gia cho rằng Nga cũng không công bố thông tin trung thực. Điện Kremlin mô tả sau khi bị trúng tên lửa, máy bay đã bay ngoặt một góc 90 độ để tránh không phận Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên các nguyên tắc vật lý cho thấy lực của quả tên lửa không thể khiến máy bay ngoặt như vậy được. Phải là một vật thể nặng hơn và bay nhanh hơn chiếc chiến đấu cơ Nga nhiều lần thì mới có thể khiến nó ngoặt góc 90 độ.
“Theo tính toán của chúng tôi, rõ ràng là cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đều không đưa ra thông tin trung thực, không đáng tin cậy” - hai nhà vật lý thiên văn kết luận.