tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 25-11-2015

  • Cập nhật : 25/11/2015

Tổng thống Putin: Nga không dung thứ tội ác bắn hạ Su-24

tong thong putin: ban ha su-24 la mot toi ac, nga se khong tha thu - anh: afp

Tổng thống Putin: Bắn hạ Su-24 là một tội ác, Nga sẽ không tha thứ - Ảnh: AFP


Tổng thống Nga Vldimir Putin đã lên án mạnh mẽ đối với vụ việc chiến đấu cơ Su-24 của Nga bị bắn hạ ở Syria ngày 24.11. Ông Putin gọi đây là một vụ tấn công, là một tội ác và nhấn mạnh rằng Nga sẽ không khoan dung với hành động này, theo Tass.
Về "thủ phạm" đã khiến chiến đấu cơ Su-24 rơi, ông Putin cho biết tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã phóng tên lửa không đối không khiến chiếc Su-24 rơi trong lãnh thổ Syria, cách biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ 4km. Ông Putin khẳng định chiến đấu cơ của Nga không hề đe dọa gì đến lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ mà họ đang thực hiện sứ mệnh chống khủng bố ở Latakia, Syria.
Trước đó, một số thông tin từ Nga cho rằng chiếc Su-24 bị dính hỏa lực từ mặt đất. 
Tổng thống Putin khẳng định vụ bắn hạ máy bay Nga là "một sự đâm sau lưng Nga do những kẻ đồng lõa với khủng bố tiến hành". 
"Chúng tôi đang phân tích mọi thứ. Bi kịch ngày hôm nay sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, trong đó có quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi đã luôn đối xử với Thổ Nhĩ Kỳ như một nước bằng hữu". Nhà lãnh đạo Nga cũng chỉ trích phía Thổ Nhĩ Kỳ: "Thay vì ngay lập tức liên hệ với chúng tôi, phía Thổ Nhĩ Kỳ đã đề nghị các đồng minh NATO thảo luận về vụ việc, cứ như thể chúng tôi bắn hạ máy bay của họ, trong khi thực tế là họ đã bắn hạ máy bay của chúng tôi", theo The Guardian.
Cùng lúc đó, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoğlu tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ có quyền đáp trả hành vi của máy bay xâm phạm không phận nước này.

Nội bộ OPEC ‘khẩu chiến’ vì giá dầu giảm

tong thu ky opec abdalla salem el-badri (bia trai), bo truong dau mo a rap xe ut ali al-naimi (bia phai) va bo truong nang luong va cong nghiep qatar mohammed bin saleh al-sada - anh: reuters

Tổng thư ký OPEC Abdalla Salem El-Badri (bìa trái), Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê Út Ali al-Naimi (bìa phải) và Bộ trưởng Năng lượng và công nghiệp Qatar Mohammed Bin Saleh al-Sada - Ảnh: Reuters


Theo CNN, một cuộc “khẩu chiến” giữa Ả Rập Xê ÚT - quốc gia có tiếng nói lớn nhất trong OPEC - và các nước xuất khẩu dầu mỏ khác nhỏ hơn vừa nổ ra. Các nước nhỏ mong muốn OPEC mau chóng cắt giảm sản lượng để nâng giá thành dầu thô vốn đang ở mức rất thấp, nhằm vực dậy nền kinh tế đã và đang gặp khó khăn của họ.
Là nhà sản xuất hàng đầu, Ả Rập Xê Út có tiếng nói lớn trong OPEC. Nước này đang đặt cược vào chuyện có thể gây sức ép lên các nhà sản xuất Mỹ bằng cách giữ giá dầu thấp. Như thế, Ả Rập Xê Út có thể giành lại thị phần đã mất vào tay giới sản xuất dầu của Mỹ trong thời gian qua.
10 năm trước, Ả Rập Xê Út là nước sản xuất dầu mỏ số một thế giới với sản lượng gần gấp đôi Mỹ. Song trong những năm gần đây, cuộc cách mạng đá phiến sét đã định hình lại cục diện ngành năng lượng thế giới. Mỹ đang sản xuất dầu thô ở mức ngang với Ả Rập Xê Út. Nguồn cung ồ ạt từ Mỹ đã đẩy giá cả từ hơn 100 USD/thùng vào giữa năm 2014 xuống chỉ còn khoảng 40 USD/thùng hiện nay.
Giá dầu giảm làm tổn thương đặc biệt đến các nước có sức ảnh hưởng nhỏ hơn trong OPEC như Algeria, Angola, Ecuador, Nigeria và Venezuela. Đến nay, mọi nỗ lực kêu gọi Ả Rập Xê Út thay đổi chiến lược của các nước này vẫn chưa có kết quả.
“Nội bộ OPEC chưa bao giờ bị chia cắt hơn thế”, nhà phân tích Fadel Gheit thuộc hãng Oppenheimer, người theo sát thị trường dầu mỏ trong 35 năm qua cho biết.
Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela cảnh báo rằng giá dầu có thể hạ xuống đến 25 USD/thùng, nếu OPEC không hành động nhanh. Algeria kêu gọi mức giá sàn cho dầu mỏ, trong khi Bộ trưởng Dầu mỏ của Ecuador khẳng định cách duy nhất để cân bằng thị trường là cắt giảm sản lượng.
Gần đây, cựu Thống đốc Ngân hàng trung ương Nigeria Muhammad Sanusi II thẳng thắn lên tiếng cho rằng quyết định “làm ngập” thị trường của Ả Rập Xê Út là một sai lầm. “Điều đó chẳng giúp cho Ả Rập Xê Út, cũng chẳng giúp được cho ai”, ông nói.
Tất cả thành viên tỏ ra gay gắt trong vấn đề sản lượng của các nước thành viên OPEC đang chuẩn bị cho cuộc họp có thể sẽ căng thẳng vào ngày 4.12 sắp tới tại Vienna (Áo). Ít người nghĩ rằng Ả Rập Xê Út chịu xuôi theo ý các nước khác và dự đoán về một cuộc “khẩu chiến” giữa các nước thành viên.
Một nguồn tin từ Ả Rập Xê Út cho hay nước này sẽ không có bất cứ động thái nào nếu Nga tiếp tục bơm khoảng 11 triệu thùng mỗi ngày và Iraq từ chối chấp nhận hạn ngạch sản xuất của OPEC. Các quốc gia vùng Vịnh, đặc biệt là Ả Rập Xê Út, không muốn chia thêm miếng bánh thị phần cho Mỹ, Nga và một số nước đối thủ trong OPEC.
“Tất nhiên, đó là một nguy cơ”, Philipp Chladek, nhà phân tích tại Bloomberg Intelligence, người quan sát ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi nói. OPEC có thể tan rã vì mâu thuẫn nội bộ trên.
Mức giảm 60% trong giá dầu đã thổi bay 500 tỉ USD trong doanh thu của OPEC một năm qua, theo số liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Ả Rập Xê Út và các láng giềng giàu có như Qatar, Kuwait có đủ khả năng tài chính để chịu đựng những thùng dầu giá rẻ, ít nhất là trong vài năm nữa.

Hàng loạt công ty dầu mỏ Mỹ vỡ nợ vì giá sụt giảm

Hãng tin CNBC (Mỹ) dẫn báo cáo của tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s cảnh báo tốc độ kể trên sẽ còn tăng nhanh hơn nữa.

“Các công ty thuộc ngành năng lượng vẫn đang gặp khó khăn nhiều nhất, chiếm gần 1/4 trong tổng số 79 trường hợp phá sản tính đến thời điểm này trong năm”, Sharon Ou, chuyên gia nghiên cứu tín dụng cấp cao của Moody’s cho hay.

Các chuyên gia cho biết ngành dầu mỏ rơi vào tình cảnh khó khăn ngày nay là do đã vay vốn quá mức tại thời điểm giá dầu bắt đầu tăng mạnh quanh mức 100 USD/thùng.

Tuy nhiên, với mức giá dao động quanh 40 USD/thùng như hiện tại, nhiều công ty dầu đang chịu thiệt hại nặng nề về doanh thu, trong khi vẫn đang ngập trong nợ nần.

Marc Lasry, giám đốc quỹ đầu tư Avenue Capital Group (Mỹ), cho biết lượng vốn đã vay mượn của các công ty đang gặp khó hiện vào khoảng từ 250 tỉ USD đến 300 tỉ USD, tăng mạnh so với mức 100 tỉ USD hồi đầu năm nay.

CNBC cho biết ngành năng lượng Mỹ tăng trưởng bùng nổ trong suốt 10 năm qua là nhờ các khoản tín dụng lớn từ các ngân hàng của nước này. Giờ đây, các ngân hàng Mỹ dự đoán họ sắp phải đối mặt với các khoản vay khó đòi từ các công ty năng lượng trong năm 2015.

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hồi đầu tháng 11 cho biết các khoản tín dụng liên quan đến hoạt động khai thác, sản xuất dầu khí, cùng dịch vụ năng lượng đang ngày một xấu đi.

Một số ngân hàng đang phải thương lượng lại về hạn mức cho vay với các công ty dầu khí, số khác thì đang cắt giảm và yêu cầu các hãng dầu khí phải thế chấp nhiều hơn nhằm đối phó với tình trạng vỡ nợ hàng loạt trong mảng năng lượng.

CNBC cho biết một số công ty dầu khí hiện phải bán bớt tài sản, số khác cắt giảm chi tiêu và phát hành thêm cổ phiếu.


Fed được dự báo nâng lãi suất 4 lần trong năm sau

Theo Business Insider, các tuyên bố và thông báo gần đây của Fed, đặc biệt là biên bản cuộc họp Ủy ban thị trường mở liên bang vào tháng 10 vừa qua, đã đưa ra lời khẳng định về việc hiện tại chính là thời điểm phù hợp để Fed nâng lãi suất lần đầu tiên trong vòng 9 năm.
Thông tin về thời điểm Fed sẽ tăng lãi suất lần đầu tiên gần như được xác định. Câu hỏi còn lại được đặt ra là: Fed sẽ đi bao xa và nhanh đến mức nào trong chuyện tăng lãi suất?
Chuyện đường đi của tương lai kinh tế Mỹ có thể theo hướng nào, độ lớn của chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed hay ít nhất là tốc độ thắt chặt tiền tệ cũng là một trong số các chủ đề của cuộc tranh luận.
Gần đây, chuyên gia Jan Hatzius và nhóm của ông tại ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đưa ra một góc nhìn cho thị trường. Ông cho rằng kinh tế Mỹ đang phục hồi chậm chạp, nhưng vẫn kỳ vọng Fed sẽ nâng lãi suất lên 100 điểm phần trăm trong cả năm sau, hay là thực hiện một đợt tăng lãi suất vào mỗi quý.
Jan Hatzius cho hay Fed phải nâng lãi suất lần đầu tiên ngay trong hai cuộc họp sắp tới, kỳ họp vào tháng 12 hoặc kỳ họp diễn ra trong tháng 1. Ông cũng cho biết lãi suất vẫn sẽ tăng trong thời gian sau đó. Song, việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ diễn ra “dần dần và chậm chạp”.
Ông Hatzius cũng gợi mở cho giới kinh doanh về các động thái mà Fed có thể thực hiện trong thời gian tới.
Ông nói: “Thực tế, chúng tôi cho rằng tốc độ tăng lãi suất sẽ được dẫn dắt bởi 3 yếu tố: lạm phát được cho là đang hướng về mức mục tiêu, cách các tình trạng tài chính phản ứng với đợt tăng lãi suất lần đầu và liệu tăng trưởng kinh tế có khả quan hay không”.
Theo chuyên gia của ngân hàng Goldman Sachs, mức tăng 25 điểm cơ bản vào mỗi quý của Fed, nếu có, thì vẫn là mức tăng từ tốn.

Kim Jong-un có thể đưa trợ lý thân cận xuống nông trang để phạt

Ông Choe Ryong Hae bị nhà lãnh đạo Triều Tiên đưa ra nông trang hẻo lánh do bất đồng về vai trò của thanh niên trong xã hội.
ong choe ryong hea, phai, tung la tro ly than can cua nha lanh dao kim jong-un. anh: ap

Ông Choe Ryong Hea, phải, từng là trợ lý thân cận của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ảnh: AP

Ông Choe còn bị khiển trách về trận lở đất và rò rỉ nước tại một dự án nhà máy điện chưa hoàn thành gần biên giới với Trung Quốc, hãng Bloombergdẫn tin từ tình báo Hàn Quốc cho biết hôm nay. Các thông tin trên do nghị sĩ Hàn Quốc Shin Kyoung Min cung cấp. 

"Nhưng ông Kim vẫn chưa hoàn toàn quyết định việc này", ông Shin nói, đề cập tới khả năng ông Choe vẫn có thể được phục chức.

Đồn đoán từ Hàn Quốc về việc ông Choe bị thanh trừng xuất hiện từ đầu tháng này, khi ông không có tên trong danh sách thành viên ủy ban tang lễ nguyên soái quân đội Ri Ul-sol.  Ông Choe cũng vắng mặt khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un cùng một số quan chức quân đội cấp cao đến viếng nguyên soái Ri.

Ông Choe, 65 tuổi, được xem là đặc phái viên đáng tin cậy nhất của Kim Jong-un và từng được ông Kim chọn để trao thư cá nhân cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2013. Ông Choe hồi tháng 9 tới Bắc Kinh, đại diện cho Triều Tiên dự lễ duyệt binh của Trung Quốc kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế Chiến II ở châu Á.  Ông cũng thường xuyên hộ tống nhà lãnh đạo Triều Tiên trong các chuyến công du kể từ khi ông Kim kiểm soát các chương trình vũ khí hạt nhân và kiểm soát quân đội 1,2 triệu người.

Ông này xuất hiện trên truyền thông quốc gia Triều Tiên lần gần nhất hôm 31/10, khi ra thông báo sẽ tổ chức đại hội đảng vào năm tới.

Các quan chức Triều Tiên từng bị trừng phạt thường bị đưa tới các nông trang và nhà máy ở những vùng xa xôi để làm các công việc chân tay. Một trong số đó là Jang Song Thaek, chú của ông Kim đã bị xử tử năm 2013 do cáo buộc tham nhũng và có tư tưởng bè phái. Nhà lãnh đạo Triều Tiên được cho là thanh trừng nhiều quan chức kể từ khi lên nắm quyền từ 2011. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục