John McCain kêu gọi Việt Nam tuần tra đảo nhân tạo như Mỹ
ASEAN thay đổi chiến lược đối phó Trung Quốc ở Biển Đông
Thổ Nhĩ Kỳ mạo hiểm trong mối quan hệ với Nga
Dân Nga tức giận ném đá, trứng vào Đại sứ quán Thổ
Các hãng hàng không Nga bị cấm bay qua không phận Ukraine
Tin thế giới đọc nhanh chiều 24-11-2015
- Cập nhật : 24/11/2015
Trung Quốc ngang ngược trên biển Đông, Liên Hiệp Quốc lên tiếng
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon hôm 22-11 hối thúc các bên liên quan kiềm chế và tuân thủ luật pháp quốc tế trong giải quyết các tranh chấp ở biển Đông.
Tuyên bố của ông Ban đưa ra khuôn khổ các cuộc họp bên lề hội nghị cấp cao ASEAN, Hội nghị cấp cao Đông Á và các hội nghị liên quan tại Malaysia ngày 22-11.
Trước đó cùng ngày, cũng tại Malaysia, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân ngang nhiên tuyên bố nước này sẽ tiếp tục xây dựng cơ sở quân sự và dân sự trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp, xây dựng trên biển Đông. “Xây dựng và duy trì các cơ sở quân sự cần thiết là điều thiết yếu đối với hoạt động phòng thủ của Trung Quốc, bảo vệ những hòn đảo và bãi đá này” - ông Lưu nói bất chấp lý lẽ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Malaysia ngày 22-11. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, phát biểu của ông Lưu là một trong những tuyên bố mạnh miệng nhất về quan điểm của Trung Quốc liên quan đến biển Đông.
Xung quanh hoạt động tuần tra đảm bảo an ninh, tự do hàng hải hàng không trên biển Đông mà hải quân Mỹ tiến hành thời gian qua, ông Lưu cho rằng nó đã vượt ra ngoài khuôn khổ của tự do hàng hải. Thậm chí , ông Lưu còn cáo buộc hành động của Washington nhằm khiêu khích chính trị và kiểm tra phản ứng của Trung Quốc.
Như vậy là Trung Quốc đã bất chấp các kêu gọi của quốc tế tại các hội nghị thượng đỉnh liên tiếp trong tuần qua, bao gồm APEC ở Philippines và các hội nghị ở Malaysia.
Hôm 21-11, Tổng thống Mỹ Barack Obama một lần nữa kêu gọi các bên liên quan tránh quân sự hóa trên biển Đông và ngừng mọi hoạt động xây đảo nhân tạo. Hải quân Mỹ đang có kế hoạch tuần tra vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo trước cuối năm nay.
Trong một diễn bến khác, tại cuộc tham vấn theo cơ chế 2+2 giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Úc và Nhật Bản ngày 22-11, hai bên kêu gọi kiềm chế căng thẳng trên biển Đông và ngừng cải tạo đảo.
Phát biểu tại cuộc tham vấn, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho rằng điều quan trọng chiến lược là cả khu vực cần phải lên tiếng không chấp nhận hành động xây dựng đảo phi pháp của Trung Quốc ở biển Đông.
Nữ tu làm gái mại dâm để cứu trẻ em
Tổng thống Obama mời các lãnh đạo ASEAN thăm Mỹ năm 2016
Nga phá hủy 1.000 xe chở dầu của IS trong 5 ngày
"Trong 5 ngày qua, máy bay Nga đã phá hủy hơn 1.000 xe tải vận chuyển dầu thô cho nhà máy lọc dầu mà IS kiểm soát", người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Igor Konashenkov, hôm nay cho biết.
"Máy bay ném bom Nga từ căn cứ Hmeymim đã phá hủy một đoàn xe tải chở dầu và nhà máy lọc dầu tại khu vực phía bắc và phía đông Syria. Một cơ sở lưu trữ dầu lớn đã bị phá hủy ở điểm cách Raqqa 15 km về phía tây nam", ông Konashenkov nói thêm.
Video: Máy bay Nga không kích dữ dội cơ sở dầu của IS
Người phát ngôn cho biết máy bay Su-34 cũng phá hủy một nhà máy lọc dầu do IS kiểm soát cách Raqqa 50 km về phía nam, đó là một trong những nguồn tài chính chủ yếu của những kẻ khủng bố.
Ông nói thêm rằng, vì các cuộc không kích của Nga, những kẻ khủng bố đang hoạt động tại các thị trấn Saraqip, tỉnh Idlib và Qalaat al-Madiq, tỉnh Hama, đã gặp tổn thất nghiêm trọng.
"Các chiến binh đã phớt lờ lệnh của chỉ huy, phần lớn nhóm rời bỏ vị trí, vứt bỏ quần áo và các ký hiệu IS để trà trộn vào dân địa phương", ông nói.
Nga bắt đầu can thiệp quân sự vào Syria từ ngày 30/9, và càng tăng cường tấn công sau khi xác nhận rằng máy bay Metrojet Nga rơi tại Ai Cập do bị gài bom. IS đã nhận trách nhiệm về vụ việc này.
Nga bỏ lệnh cấm vận hạt nhân với Iran
Chuyến thăm Iran lần đầu tiên sau 8 năm của Tổng thống Putin được kèm theo một món quà: dỡ bở cấm vận về hạt nhân.
Tổng thống Putin gặp thủ lĩnh tinh thần tối cao Iran Ali Khamenei ngay khi đến Tehran ngày 23-11 - Ảnh: Reuters
Ngày 23-11, theo Reuters, điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành sắc lệnh tháo gỡ những hạn chế trong hợp tác Nga - Iran phù hợp với Kế hoạch hành động tổng thể về chương trình hạt nhân của quốc gia này.
Theo sắc lệnh, tất cả những lệnh cấm và hạn chế từ nay không được áp dụng cho xuất khẩu, bán và chuyển giao nguyên liệu, trang thiết bị, hàng hóa và công nghệ, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính, dịch vụ môi giới, đào tạo chuyên ngành và đầu tư của Iran.
Lệnh cấm cũng được bãi bỏ đối với việc Iran xuất khẩu uraini làm giàu hiện còn hơn 300 kg ở nước này để đổi lấy urani thiên nhiên, cũng như không áp dụng cho việc cải tạo lò phản ứng ở Arak.
Quyết định của Nga nhằm thực hiện Kế hoạch hành động tổng thể được Iran và nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) đạt được ngày 14-7-2015 về chương trình hạt nhân của Iran.
Theo đó, trong vòng 15 năm Iran chỉ được phép sở hữu không quá 300 kg urani làm giàu đến 3,67%. Tehran cũng phải từ bỏ hoạt động làm giàu cao urani và plutoni dùng trong chế tạo vũ khí hạt nhân. Nhà máy hạt nhân ở Arak cũng chỉ được sử dụng vào mục đích hòa bình. Mọi nhiên liệu hạt nhân phải được đưa ra khỏi Iran trong khi nhà máy này còn hoạt động.
Đổi lại, Iran sẽ được dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA), Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) trong lĩnh vực thương mại, công nghệ, tài chính và năng lượng. Lệnh cấm buôn bán vũ khí thì vẫn được HĐBA duy trì trong 5 năm tới, riêng tên lửa đạn đạo - thời gian duy trì lệnh cấm cung cấp công nghệ được duy trì trong 8 năm.
Trong ngày, Tổng thống Putin đã tới Tehran trong chuyến thăm Iran lần đầu tiên trong 8 năm qua.
Hãng thông tấn IRNA của Iran cho biết Tổng thống Putin đến Tehran tham dự một hội nghị thượng đỉnh các nước xuất khẩu khí đốt. Trong một ngày ở Iran, ông Putin gặp thủ lĩnh tinh thần tối cao Iran Ali Khamenei và Tổng thống Hassan Rouhani.
Chủ đề chính của các cuộc hội đàm sẽ là kế hoạch quốc tế về hòa bình cho Syria, theo đó đặt hạn chót ngày 1-1-2016 tới bắt đầu cuộc đối thoại giữa Tổng thống Syria Bashar al-Assad với các phe phái đối lập.
Nga và Iran là hai đồng minh chủ chốt của ông Assad kể từ khi làn sóng nổi dậy chống chính quyền bùng phát tại Syria năm 2011 và nhanh chóng diễn biến thành nội chiến. Tehran đã cung cấp cho Damascus viện trợ về quân sự và tài chính, bao gồm cử cố vấn quân sự thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran sang Syria.