tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 25-11-2015

  • Cập nhật : 25/11/2015

Bắt đầu điều trần vụ Philippines kiện Trung Quốc về biển Đông

Ngày 24-11 Tòa trọng tài thường trực The Hague (PCA) bắt đầu phiên điều trần đầu tiên về những khiếu nại của Philippines trước tuyên bố chủ quyền trái phép của Trung Quốc tại biển Đông.

quoc ky philippines bay tren boong tau sierra madre cua hai quan philippines - anh: reuters

Quốc kỳ Philippines bay trên boong tàu Sierra Madre của hải quân Philippines - Ảnh: Reuters

Theo Guardian, Philippines kiện bác bỏ đòi hỏi chủ quyền "đường lưỡi bò" vô lý của Trung Quốc trên biển Đông - khu vực Bắc Kinh đã và đang xây dựng, bồi đắp các đảo nhân tạo và các đường băng, đồn trú quân sự phi pháp.

Tháng trước Mỹ đã làm nóng dư luận về vấn đề liên quan khi đưa tàu khu trục USS tuần tra trong khu vực bán kính 12 hải lý xung quanh hai đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép ở quần đảo Trường Sa. Phía Trung Quốc phản ứng gay gắt và cáo buộc Mỹ đã gây “những hành động khiêu khích”.

Bắc Kinh tuyên bố không công nhận tính hợp pháp của Tòa trọng tài thường trực The Hague do Liên Hợp Quốc lập ra để giải quyết những tranh chấp lãnh hải sau khi Philippines khởi kiện Trung Quốc.

Trung Quốc tuyên bố “Họ sẽ không chấp nhận cũng như không tham gia phiên tòa do phía Philippines đơn phương khởi xướng”.

Tuy nhiên hồi tháng 10 Tòa trọng tài thường trực khẳng định: “Cả Philippines và Trung Quốc đều là các bên tham gia công ước LHQ về luật biển và phải tuân thủ những điều khoản quy định của công ước này trong việc giải quyết những bất đồng”.

Tòa trọng tài thường trực The Hague cũng khẳng định việc Trung Quốc không chịu tham gia phiên tòa này cũng sẽ không ảnh hưởng tới tính hợp pháp của nó và việc Philippines đơn phương khởi xướng phiên tòa này cũng không ảnh hưởng gì tới các quy trình giải quyết những tranh chấp của công ước.

Phiên điều trần tại Tòa trọng tài thường trực The Hague dự kiến kéo dài một tuần, bắt đầu từ hôm nay 24-11. Mặc dù phiên tòa không mở rộng cho công luận nhưng các đại diện của Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Nhật Bản đều được phép tham dự.


Lục quân Trung Quốc đưa tàu hậu cần lớn nhất ra Biển Đông

Trung Quốc hôm qua đưa tàu hậu cần lớn nhất từ trước tới nay đến hỗ trợ cho căn cứ đồn trú tại Biển Đông.
tau hau can gy820. anh: cctv

Tàu hậu cần GY820. Ảnh: CCTV

Theo CCTV, tàu hậu cần GY820 là tàu hỗ trợ tích hợp, dài 90 mét, bề ngang 14,6 mét, độ giãn nước 2.700 tấn, là con tàu có độ giãn nước lớn nhất của lục quân Trung Quốc cho tới nay. Trên tàu còn có bãi đáp trực thăng.

Ký hiệu G chỉ "Guangzhou" - quân khu Quảng Châu, Y chỉ "yunshu" - vận tải. Tàu GY820 thuộc quân khu Quảng Châu, có chức năng chính là vận chuyển, tiếp tế vật tư cho cảng biển ở cái gọi là "thành phố Tam Sa". Trung Quốc lập trái phép "thành phố Tam Sa" vào năm 2012 trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

Việc đưa tàu hậu cần lớn nhất nước đến hỗ trợ "cái gọi là thành phố Tam Sa" là động thái mới nhất của Trung Quốc trong chuỗi hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam như xây dựng cơ sở hạ tầng gồm trường học, sân bay, bến cảng ở đây.

Việt Nam luôn khẳng định việc chiếm đóng bằng vũ lực của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa là vô giá trị và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này.


Nga triển khai đợt tấn công bộ binh đầu tiên ở Syria

Lực lượng bộ binh của Nga với sự yểm trợ của không quân và các đơn vị pháo binh đã triển khai đợt tấn công đầu tiên trên lãnh thổ Syria.

bao kuwait dua tin cho biet nga da trien khai dot tan cong bo binh dau tien tren lanh tho syria - anh: farsnews

Báo Kuwait đưa tin cho biết Nga đã triển khai đợt tấn công bộ binh đầu tiên trên lãnh thổ Syria - Ảnh: Farsnews

Báo al-Rai của Kuwait dẫn nguồn tin một số tư lệnh các lực lượng đối lập ở Syria cho biết: “Lực lượng bộ binh Nga với sự hỗ trợ của xe tăng và máy bay chiến đấu lần đầu tiên triển khai đợt tấn công nhằm vào các phiến quân Takfiri tại khu vực giữa hai tỉnh lattakia và Idlib”. 

Nguồn tin cũng nói họ có thể đã chiếm được các cao điểm chiến lược mà không bị xảy ra thương vong.

Tờ báo cũng nói các cuộc tấn công bộ binh của Nga ở Syria đã được phía Nga chuẩn bị trước với các loại pháo hiện đại 130mm và máy bay chiến đấu SU-25M. Phía Syria hỗ trợ các khâu hậu cần cho đợt tấn công bộ binh đầu tiên này của Nga.

Trang Farsnews cho biết Moscow yêu cầu các lực lượng quân đội Syria và các đồng minh của Nga không tham gia các đợt tấn công để lực lượng bộ binh Nga được kiểm nghiệm trên thực tế chiến trường tại Syria.

Cũng theo nguồn tin nói trên, cuộc tấn công kéo dài vài giờ đã đánh tan phiến quân khỏi một quả đồi chiến lược và tiêu diệt một số tên trong đó.


TT Putin nói gì trong chuyến thăm Iran sau 8 năm?

Ngày 23-11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Tehran để hội đàm với lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei, tập trung vào cuộc khủng hoảng ở Syria và bàn thảo kế hoạch chấm dứt xung đột tại đây.

Đây là chuyến thăm Iran lần đầu tiên trong 8 năm qua của ông chủ điện Kremlin.

Hai nhà lãnh đạo cùng nhất trí người dân Syria mới là những người thông qua mô hình chính phủ của họ mà không phải là các thế lực bên ngoài. Ông Putin nhấn mạnh sau cuộc họp với Tổng thống Iran Hassan Rouhani cùng ngày rằng chỉ có các cuộc đàm phán chính trị mới có thể tạo ra giải pháp hòa bình lâu dài ở quốc gia Trung Đông này.

Trong khi đó, lãnh tụ Khamenei lặp lại cáo buộc Mỹ và đồng minh phương Tây tìm cách thông qua con đường ngoại giao và đàm phán để đạt được những mục tiêu mà họ không thể có được bằng các phương tiện quân sự ở Syria. Ông khẳng định Nga và Iran phải hợp tác và suy xét kỹ lưỡng trước khi ngăn chặn các hành động này.

Tổng thống Putin (trái) hội đàm với lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei hôm 23-11. Ảnh: AP
Tổng thống Putin (trái) hội đàm với lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei hôm 23-11. Ảnh: AP

Nga là một đồng minh thân cận của Syria, đã bảo vệ Damascus khỏi lệnh trừng phạt quốc tế liên quan đến chương trình phát triển hạt nhân. Ngày 30-9 qua, Moscow phát động chiến dịch không kích mục tiêu nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và lực lượng nổi dậy ở Syria, chống đỡ cho chế độ Tổng thống Bashar al-Assad. Iran cũng gửi cố vấn quân sự tới Syria với vai trò đồng minh của Damascus.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn các quốc gia xuất khẩu khí đốt (GECF) ngày 23-11, Tổng thống Putin ca ngợi Tehran đã hỗ trợ cho các hoạt động của Nga ở Syria. Tổng thống Rouhani cũng nhấn mạnh Nga và Iran chống khủng bố một cách nghiêm túc chứ không “vẽ vời” như một số quốc gia khác.

Bên lề Hội nghị GECF, ông Putin còn trấn an người đồng cấp Turkmenistan, Gurbanguli Berdymukhamedov, rằng Moscow sử dụng biển Caspian để tiến hành không kích ở Syria là điều cần thiết nhằm “trừng phạt thủ phạm làm rơi máy bay của hãng hàng không Nga tại Ai Cập” ngày 31-10 làm 224 nạn nhân thiệt mạng. IS đã nhận trách nhiệm vụ rơi máy bay cũng như vụ tấn công khủng bố liên hoàn ở Paris – Pháp tối 13-11.

Trong khi Moscow đề xuất Syria nên tổ chức một cuộc bầu cử tự do và công bằng dựa trên Hiến pháp mới trong vòng 18 tháng để thành lập quốc hội, và không đề cập số phận ông Assad thì Tehran giữ lập trường cứng rắn hơn, đó là vẫn kiên quyết ủng hộ nhà lãnh đạo Syria hiện tại. Có ý kiến cho rằng Nga đang muốn từng bước loại bỏ ông Assad để vừa giữ được sự ổn định ở Syria, vừa bảo vệ được lợi ích của mình tại đây.


Bom nổ dữ dội tại Hy Lạp

Một quả bom nổ tung bên ngoài văn phòng liên đoàn doanh nghiệp tại trung tâm Athens ngày 24-11 khiến hàng loạt tòa nhà xung quanh hư hại.

Thiết bị nổ được đặt trong một chiếc ba lô gần cửa vào văn phòng Liên đoàn Kinh doanh Hy Lạp và được hẹn giờ nổ vào lúc 3 giờ 30, theo giờ địa phương.

Khoảng 40 phút trước khi vụ nổ này diễn ra, một kẻ ẩn danh gọi điện tới báoLambrakis cảnh báo vụ nổ sắp xảy ra. Tờ báo này lập tức thông tin tới cảnh sát Athens. Từ đó, các đơn vị đặc nhiệm đã được triển khai tới hiện trường.

luc luong dac nhiem va gioi chuc dieu tra tai hien truong. anh: reuters

Lực lượng đặc nhiệm và giới chức điều tra tại hiện trường. Ảnh: Reuters

Trước khi bom nổ, giới chức trách đã hoàn toàn phong tỏa khu vực bị đe dọa. Và vụ nổ bom sau đó xảy ra thật. Các nhân chứng nói rằng họ nghe thấy tiếng nổ ở một số khu vực khác nhau trong thành phố. Nhiều cửa sổ của các tòa nhà gần hiện trường vỡ tung. Cách đó không xa là tòa nhà Quốc hội Hy Lạp ở quảng trường Syntagma. Rất may không có thương vong.

Cảnh sát hiện đang kiểm tra những hình ảnh theo dõi an ninh gần hiện trường. Hiện chưa có lực lượng nào đứng ra nhận trách nhiệm vụ tấn công.

Reuters dẫn nguồn tin cảnh sát cho hay nhiều khả năng tác giả của vụ tấn công nằm trong số các nhóm nổi dậy trong nước.

Các vụ tấn công nhằm vào các cơ sở chính trị và kinh tế ở Hy Lạp xảy ra như cơm bữa ở Hy Lạp kể từ năm 2010, sau khi chính phủ Athens bắt đầu áp dụng các biện pháp khắc khổ như tăng thuế, cắt giảm chi tiêu để đổi lấy gói cứu trợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Vụ tấn công tương tự gần nhất xảy ra hồi tháng 4-2014 khi một nhóm các nhà hoạt động kêu gọi nhóm Đấu tranh Cách mạng tấn công Ngân hàng Hy Lạp.

Trong một diễn biến khác, hai quả bom phát nổ liên tiếp bên ngoài một khách sạn tại al-Arish, Ai Cập hôm nay 24-11 làm ít nhất một người thiệt mạng.

Khách sạn nói trên là nơi các thành viên nhóm kiểm phiếu cuộc bầu cử quốc hội vừa qua đang lưu trú. Hiện chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm vụ việc.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục