Nga tố Mỹ “dối trá và gian lận” khi triển khai lá chắn tên lửa ở châu Âu
Carl Thayer: 'Trung Quốc sẽ lợi dụng bầu cử Mỹ để hung hăng hơn trên Biển Đông'
Hải quân Nga sẽ được trang bị tàu tuần tra Raptor và tàu kéo đặc biệt
Thổ Nhĩ Kỳ bắt thủ lĩnh cấp cao, đao phủ IS
Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ và Gruzia sẽ tổ chức tập trận chung
Tin thế giới đọc nhanh 16-05-2016
- Cập nhật : 16/05/2016
Bà Yingluck bị yêu cầu nộp phạt 8 tỉ USD
Ủy ban điều tra của Chính phủ Thái Lan vừa kết luận cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra phải đền bù số tiền 286,64 tỉ baht (tương đương 8 tỉ USD) vì sự tắc trách trong chương trình thu mua trợ giá lúa gạo cho nông dân.
Theo báo Bangkok Post, mức tiền phạt này do ông Jirachai Moonthongroy, phó bí thư thường trực Văn phòng Thủ tướng, nêu ra trong phần luận tội trước Tòa án tối cao ngày 13-5.
Theo đó, bà Yingluck bị cáo buộc đã không hoàn thành chức trách, không ngăn chặn chương trình trợ giá lúa gạo gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho nền kinh tế đất nước, bất chấp việc đã được cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn của nó. Theo ước tính của Bộ Tài chính Thái Lan, mức thiệt hại liên quan tới chương trình này đã vượt quá mốc 500 tỉ baht (14 tỉ USD).
Ngoài việc “luận tội”, chính quyền quân đội cũng muốn các cá nhân liên quan chịu trách nhiệm tài chính và phải đền bù thiệt hại cho nhà nước. Do đó tháng 4 năm ngoái, chính quyền đã thành lập một ủy ban để xác minh số tiền cụ thể mà các trường hợp liên đới phải nộp phạt. Ông Jirachai là người đứng đầu ủy ban này.
Tuy vậy, do mới nhận được thêm các tài liệu nên các luật sư của bà Yingluck yêu cầu tòa tạm hoãn phần chất vấn của ông Jirachai lại cho tới khi họ có thể xem xét, đánh giá các tài liệu mới.
Ngày 24-6, ông Jirachai sẽ tiếp tục trở lại phần luận tội. Bà Yingluck cũng có mặt tại phiên tòa ở Bangkok ngày 13-5 và sau khi nghe các nội dung cáo buộc và luận tội, bà đã lập tức rời tòa án. Các công tố viên vẫn còn hai nhân chứng khác sẽ có mặt tại tòa trình bày lời khai ngày 18-5.
Cựu thị trưởng Anh: EU hành xử như Hitler
Ông Boris Johnson, cựu thị trưởng London và là người đứng đầu cuộc vận động đòi nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, nói tổ chức này đang đi trên con đường của nhà độc tài Adolf Hitler trước đây, theo Reuters.
Nước Anh vẫn đang tranh cãi về chuyện rời hay không rời khỏi EU. Ông Boris Johnson là người dẫn đầu phong trào “Out”, chỉ trích EU thiếu dân chủ khi muốn tạo ra một “siêu nhà nước” gồm nhiều thành viên.
“Napoleon, Hitler, rất nhiều người khác đã cố gắng và đều kết thúc bi thảm. EUđang nỗ lực làm điều này bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng không hề dựa trên sự tín nhiệm đối với các ý tưởng ở châu Âu. Không hề có thứ quyền hạn nào khiến người ta tôn trọng hay thấu hiểu, tất cả chỉ tạo ra khoảng trống của sự dân chủ”, Reuters ngày 15.5 dẫn lời ông Boris Johnson nói với tờSunday Telegraph.
Ông Johnson từng là thị trưởng của thành phố London trước lúc mất vị trí vào tay Sadiq Khan, người Hồi giáo đầu tiên làm thị trưởng thủ đô nước Anh.
Hiện tại nước Anh sắp bước vào cuộc trưng cầu dân ý ngày 23.6, quyết định xem có ở lại hay rời khỏi EU. Ông Johnson là người đứng đầu phong trào kêu gọi Anh rời EU, và cũng đang là ứng viên sáng giá kế nhiệm Thủ tướng David Cameron. Phe của Johnson cho rằng EU là một gánh nặng vì nước Anh phải chịu các quy định chia sẻ vấn đề người tị nạn, đóng góp vào quỹ của EU nhiều hơn các nước khác...
Ngược lại, ông Cameron là người ủng hộ việc ở lại EU, cho rằng việc là thành viên của Liên minh châu Âu sẽ giúp Anh an toàn hơn, nhiều ảnh hưởng hơn và thịnh vượng hơn. Mặc dù vậy, Reuters dẫn một kết quả khảo sát cho thấy ông Johnson được nhiều người tin tưởng rằng sẽ “nói thật” về vấn đề EU hơn ông Cameron.
Trong cuộc phỏng vấn với Sunday Telegraph nêu trên, ông Johnson khẳng định muốn đưa nước Anh trở lại làm “người hùng của châu Âu”, một cách nói có từ thời cựu thủ tướng Winston Churchill. Bên cạnh đó, ông Johnson cũng cáo buộc sự chia rẽ trong nội bộ EU đang góp phần khiến nước Đức gia tăng quyền lực trong khối, “chiếm lĩnh” nền kinh tế của Ý và “hủy hoại” Hy Lạp.
Đức sẽ chi hơn 100 tỷ USD cho người tị nạn
Tạp chí Der Spiegel tiết lộ số tiền này nằm trong bản dự thảo đàm phán của Bộ tài chính với 19 bang thuộc nước này và sẽ được dùng cho nhiều mục đích, bao gồm cả giải quyết gốc rễ của cuộc khủng hoảng tị nạn.
Một gia đình Syria đến trung tâm tiếp nhận người tị nạn và di cư tại Friedland, Đức tháng 4-2016. Ảnh: Reuters
Cụ thể, theo Der Spiegel, số tiền 93,6 tỷ euro (khoảng hơn 106 tỷ USD) sẽ được giải ngân từ đây đến năm 2020 cho các công tác tiếp nhận, hỗ trợ người tị nạn hòa nhập cộng đồng và giải quyết các nguyên nhân gốc rễ.
Trong đó, 25,7 tỷ euro sẽ được dùng cho việc trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tiền thuê nhà và nhiều quyền lợi khác mà người tị nạn sắp được hưởng từ nay đến năm 2020.
5,7 tỷ euro sẽ được chi trả cho các khóa học tiếng Đức dành cho người tị nạn, 4,6 tỷ euro nữa sẽ dành cho công tác hỗ trợ và tìm kiếm việc làm cho những người này.
Báo cáo của Bộ tài chính Đức cũng cho biết chi phí hàng năm dành cho người tị nạn sẽ tăng dần từ mức khoảng 16,1 tỷ euro năm 2016 lên mức hơn 20 tỷ euro năm 2020.
Trong khi đó, theo Der Spiegel, các bang khác ở Đức thì khẳng định chi phí hàng năm sẽ không thấp như vậy. Chính quyền các bang này tin rằng chi phí trong năm nay sẽ ở mức hơn 21 tỷ euro và sẽ tăng lên mức 30 tỷ euro trong bốn năm tới. Họ cũng phàn nàn vì không thể đối phó với dòng người tị nạn và các chi phí liên quan khác.
Giữa chính phủ liên bang và chính quyền các bang cũng có những mâu thuẫn trong việc nên chi bao nhiêu tiền và như thế nào cho người tị nạn.
Người phát ngôn Bộ Tài chính Đức từ chối đưa ra bình luận về con số 93,6 tỷ euro và cho biết chính phủ liên bang vẫn đang đàm phán với các chính quyền bang. Dự kiến các bên sẽ gặp lại nhau vào cuối tháng này để bàn bạc tiếp về kế hoạch tài chính trên.
Theo tính toán của một số quan chức Đức, sẽ có khoảng 600.000 người tị nạn đến Đức trong năm nay, năm tới sẽ là 400.000 và 300.000 người mỗi năm sau đó. Dự kiến, sẽ có khoảng 55% người tị nạn được công nhận ở Đức sẽ có việc làm trong năm năm tới.
Hồ sơ Panama phủ bóng hội nghị chống tham nhũng
Hơn 40 quốc gia ra tuyên bố thể hiện ý chí chống tham nhũng và nhiều nước nhất trí quy định về đăng ký công khai chủ thật sự của những công ty bình phong.
Quân đội Myanmar xác nhận tuân theo chính phủ mới
Từng ngăn cản sự lãnh đạo của bà Suu Kyi hồi thập niên 1990 của thế kỷ trước dù bà lãnh đạo đảng của mình giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lúc đó, quân đội Myanmar đã thay đổi và chấp nhận sự lãnh đạo của đảng đối lập. Quân đội vẫn nắm quyền kiểm soát ở Myanmar và nắm giữ 25% trong quốc hội.