tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 14-02-2016

  • Cập nhật : 14/02/2016

Mỹ cảnh báo Nga: Thế giới sẽ không ngồi nhìn như kẻ ngốc

“Nếu chế độ Assad không hoàn thành trách nhiệm và nếu Iran và Nga không đảm bảo ông Assad sẽ giữ lời hứa... thì cộng đồng quốc tế chắc chắn sẽ không ngồi nhìn như kẻ ngốc...”

Đó là tuyên bố của ông John Kerry với đài Orient TV của Dubai hôm 12-2 khi Ngoại trưởng Mỹ đang có mặt tại Munich trong khi các cường quốc đã thống nhất về kế hoạch ngừng bắn được gọi là “ngừng các hoạt động thù địch” tại Syria trong vòng một tuần.

ngoai truong nga sergei lavrov (trai), ngoai truong my john kerry va dac phai vien lien hiep quoc ve van de syria, ong staffan de mistura tai cuoc hop bao o munich - anh: reuters

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (trái), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về vấn đề Syria, ông Staffan de Mistura tại cuộc họp báo ở Munich - Ảnh: Reuters

“Chúng tôi luôn sẵn sàng các hoạt động tăng cường để gia tăng áp lực lớn hơn lên họ. Cũng không loại trừ khả năng tăng cường lực lượng trên bộ” - ông Kerry nhấn mạnh.

Đồng thời Ngoại trưởng Mỹ cũng tuyên bố rằng nếu kế hoạch hòa bình thất bại, có thể có thêm nhiều binh lính nước ngoài tham chiến.

Tuyên bố này được cho là nhằm vào việc Nga khẳng định không chấm dứt các cuộc không kích tại Syria bởi thỏa thuận ngừng bắn không bao gồm các đối tượng như Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và nhóm al-Nusrah thuộc nhánh al-Qaeda. “Lực lượng không quân của chúng tôi vẫn tiếp tục hoạt động để tiêu diệt các tổ chức khủng bố đó”- Ngoại trưởng Nga Lavrov khẳng định.

Lệnh ngừng bắn trên được đưa ra sau 5 giờ thảo luận trong đêm của các đại diện Nga, Mỹ và hơn 10 nước khác tại Munich (Đức) hôm 12-2. Nếu được thực thi, lệnh ngừng bắn sẽ cho phép các hoạt động cứu trợ nhân đạo cấp tốc tới được các khu vực đang chịu thiệt hại nặng nề ở Syria. Quyết định này được gọi là một thành công ngoại giao hiếm hoi trong cuộc chiến ác liệt ở Trung Đông này vốn đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 250.000 người, khiến 11 triệu người mất nhà và hàng trăm ngàn người bỏ chạy tới châu Âu gây nên thảm kịch di cư tồi tệ chưa từng thấy.

Tuy nhiên, một số quốc gia phương Tây cho rằng không có hy vọng tiến triến đối với thỏa thuận ngừng bắn này nếu Nga không ngừng dội bom - động thái được cho là đã biến chuyển cán cân quyền lực nghiêng về hướng ông Assad.

Trong khi đó, trả lời báo giới ở văn phòng tổng thống Syria ở thủ đô Damascus hôm 11-2, Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuyên bố sẽ giành lại toàn bộ đất nước. Khẳng định ủng hộ đàm phán hòa bình, nhưng ông Assad nói rằng đàm phán "không có nghĩa là chúng tôi ngừng đấu tranh chống khủng bố.


IS tiến về phía Nam Libya, uy hiếp Sahel

Nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang rời khỏi các căn cứ ở Libya, tiến về phía Nam để trốn tránh các cuộc không kích của phương Tây, đe dọa trực tiếp khu vực Sahel gồm Niger và Chad.

Ngoài sào huyệt chính ở Iraq và Syria, IS còn vươn vòi bạch tuộc đến Libya và chiếm được TP Sirte cũng như tấn công nhiều cơ sở hạ tầng dầu tại quốc gia này.

Các chính phủ châu Phi và phương Tây lo ngại khu vực bất ổn Sahel ở miền Nam Libya đang trở thành mục tiêu tiếp theo của IS.

Theo Đại tá Mahamane Laminou Sani, giám đốc bộ phận tình báo của lực lượng vũ trang Niger, các chiến binh Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Libya đang tiến về hướng Nam để tránh bị phương Tây không kích.

is dieu hanh qua tp sirte thang 2-2015. anh: abc news

IS diễu hành qua TP Sirte tháng 2-2015. Ảnh: ABC News

Trong tuần này, giới chức quân sự châu Phi tổ chức một cuộc họp kín ở thủ đô Dakar của Senegal để thảo luận về các mối đe dọa tại vùng Tây Bắc châu lục này, trong đó có cả Sahel.

Đây là một khu vực khô cằn trải dài từ sa mạc Sahara đến Sudanian Savanna, từng là nơi trú ẩn của các phần tử al-Qaeda. Năm 2012, Pháp can thiệp quân sự vào Mali nhưng không đánh bật được các chiến binh thánh chiến ra khỏi đây.

Mỹ cũng đã thành lập Bộ Chỉ huy quân sự ở châu Phi nhưng tập trung đào tạo chống phiến quân và các mối đe dọa khác mà hiếm khi chiến đấu. Trong khi đó, Niger và Chad đang phải vật lộn với cuộc xâm nhập từ các chiến binh trung thành với phong trào cực đoan Boko Haram ở Nigeria – vốn liên hệ với IS.

Một nguồn tin tình báo phương Tây cho biết IS đã vào Niger song thông tin này không thể kiểm chứng. Chad - một đồng minh quân sự của phương Tây – cũng bày tỏ mối quan tâm về sự hiện diện của IS và hy vọng NATO sẽ giúp bảo vệ khu vực biên giới phía Bắc của mình.

Hôm 11-2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thông báo NATO đang xem xét việc gia nhập liên minh do Mỹ dẫn đầu nhằm đẩy mạnh nỗ lực chống IS tại Iraq và Syria nhưng không đề cập tới Libya.

Ông Carter cũng tiết lộ Ả Rập Saudi đã quyết định tăng đóng góp quân sự cho chiến dịch chống IS, bao gồm mở rộng vai trò trong các cuộc không kích. Bộ trưởng Quốc phòng Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman xác nhận thông tin này tại trụ sở NATO ở Brussels – Bỉ hôm 11-2 nhân cuộc gặp người đồng cấp Mỹ và các bộ trưởng quốc phòng của liên minh.


IS tuyên bố bắn hạ chiến đấu cơ MIG-23 tại Libya

Một chiến đấu cơ MIG-23 của quân đội chính phủ Syria đã bị bắn hạ tại thành phố Benghazi và IS đã lên tiếng tuyên bố nhận trách nhiệm, Chỉ huy Không quân Libya cho biết hôm 12-2.

Chiếc MIG-23 bị bắn hạ khi đang tiến hành không kích chống các phiến quân Hồi giáo ở thành phố lớn thứ 2 của Libya. Và đây cũng là chiếc thứ 3 bị rơi tại Libya trong vòng gần 40 ngày qua.

mot chiec mig-23. anh: the aviationist

Một chiếc MIG-23. Ảnh: The Aviationist

Chỉ huy Không quân Syria - Thiếu tướng Saqr al-Jaroushi cho hay chiếc máy bay bị bắn hạ ở Qaryunes - phía Tây Bắc Benghazi, khi nó đang dội bom mục tiêu Hội đồng Shura - một liên minh phiến quân Hồi giáo thân cận với Al-Qaeda, theo một phát ngôn viên quân sự.

Thiếu tướng Al-Jaroush cho biết thêm rằng viên phi công của chiếc MIG-23 nói trên đã thoát nạn dù không biết anh ta đang lưu lạc ở đâu. Những tuyên bố ban đầu từ các trang thông tin có liên hệ với nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cho biết các tay súng từ nhóm khủng bố này đang truy tìm những người sống sót trên máy bay.

IS tuyên bố các tay súng của chúng đã bắn hạ chiếc máy bay này, theo Nhóm Tình báo SITE - một tổ chức giám sát của Mỹ đối với các hoạt động thánh chiến trên mạng. Đây không phải lần đầu tiên IS tuyên bố bắn hạ máy bay ở Libya. Trang A'maq Media có liên hệ với IS còn công bố một video 6 giây cho thấy cảnh bắn hạ máy bay.

Trang Al-Jazeera phiên bản tiếng Ả Rập cũng đưa tin IS đã bắn hạ chiếc máy bay nói trên.

Đây cũng là chiếc MIG-23 thứ 2 của chính phủ Libya “mất mạng” trong tuần này. Hôm 8-2, một chiếc MIG-23 khác rơi ở thành phố Derna sau khi tấn công IS và lý do được xác định là trục trặc kỹ thuật.


Lầu Năm Góc cảnh báo về lực lượng đặc biệt của Triều Tiên

Theo báo cáo mới của Lầu Năm Góc, Triều Tiên “đang quyết phát triển tên lửa tầm xa trang bị hạt nhân có khả năng đe dọa trực tiếp tới Mỹ”.

Báo cáo trên được công bố hôm 12-2 theo yêu cầu cập nhật thường xuyên của Quốc hội về tình trạng và những thay đổi về năng lực quân sự của Triều Tiên.

Theo CNN, báo cáo này được viết trước đợt thử hạt nhân và phóng vệ tinhgần đây của Bình Nhưỡng. Nội dung của báo cáo cho thấy Bình Nhưỡng đã dồn một khoản tiền lớn để hiện đại hóa quân đội và các kho vũ khí.

canh tuong don nam moi o trieu tien. anh: ap

Cảnh tượng đón năm mới ở Triều Tiên. Ảnh: AP

Cũng theo báo cáo, Triều Tiên còn xây dựng các Lực lượng Tác chiến Đặc biệt. Lực lượng này được huấn luyện và trang bị ở mức cao nhất, đồng thời cũng được hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt nhất.

Bản báo cáo còn nhấn mạnh rằng các đơn bị Tác chiến Đặc biệt quan trọng của Triều Tiên có nhiệm vụ thực hiện chiến dịch phản công nhanh, trong đó có trường hợp tấn công chống lại nước ngoài. Các đơn vị này bao gồm cả lực lượng trinh sát, tác chiến trên không, trên biển, trên bộ và các địa hình khác.

Trong một diễn biến khác, ngày 12-2, Hạ viện Mỹ đã nhất trí thông qua dự luật mở rộng lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên với tỷ lệ phiếu 408-2. Dự luật sẽ có hiệu lực sau khi có chữ ký của Tổng thống Barack Obama. Các lệnh trừng phạt không chỉ nhắm vào Triều Tiên mà cả các đối tượng làm ăn với nước này, trong đóTrung Quốc là đồng minh lớn duy nhất và cũng là đối tác thương mại chính của Triều Tiên.

Dự luật trên quy định Mỹ sẽ trừng phạt tất cả các cá nhân tham gia hay có liên quan tới hoạt động phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên, cung cấp cho nước này các nhiên liệu liên quan tới vũ khí.

Trong khi đó, một quan chức cấp cao Hàn Quốc cho biết tuần tới nước này và Mỹ sẽ bắt đầu thảo luận chi tiết việc triển khai trên lãnh thổ Hàn Quốc hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Chương trình nghị sự bao gồm các vấn đề như địa điểm lắp đặt, chia sẻ chi phí, bảo vệ môi trường và thời gian lắp đặt.

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết tất cả các đường dây nóng liên lạc giữa Seoul và Bình Nhưỡng đã bị cắt đứt hoàn toàn sau khi khu công nghiệp chung liên Triều Kaesong ngừng hoạt động hôm 11-2. Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, Moon Sang-gyun, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố Seoul đang chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng Triều Tiên tái triển khai lực lượng vũ trang tới Kaesong dù chưa có biểu hiện nào từ phía Bình Nhưỡng cho thấy khả năng này.


Bộ trưởng Úc mất chức vì đến Trung Quốc “chui”

Thủ tướng Úc Malcolm Trunbull ngày 12-2 đã chấp nhận đơn từ chức của Bộ trưởng Bộ Dịch vụ Nhân sinh Úc Stuart Robert, sau khi ông này thừa nhận tham dự buổi ký kết hợp đồng giữa Công ty Minmetals Trung Quốc và một Công ty Úc mà ông có liên kết tài chính.

Động thái này góp phần kết thúc một tuần đầy biến động đối với chính quyền của ông Malcolm Trunbull sau khi hai bộ trưởng khác cũng từ chức một ngày trước với lý do khác. Đồng thời, động thái này cũng mở đường cho cuộc cải tổ nội các lớn trước khi tổng tuyển cử liên bang quan trọng diễn ra.

thu tuong uc malcolm trunbull chap nhan don tu chuc cua bo truong bo dich vu nhan sinh uc stuart robert. anh: epa

Thủ tướng Úc Malcolm Trunbull chấp nhận đơn từ chức của Bộ trưởng Bộ Dịch vụ Nhân sinh Úc Stuart Robert. Ảnh: EPA

Thủ tướng Úc nói trong thông cáo rằng chính phủ đã điều tra và phát hiện ông Stuart Robert có tham gia cuộc họp giữa Công ty Nimrod Resources và Công ty Minmetals suốt chuyến thăm không chính thức đến Bắc Kinh – Trung Quốc năm 2014. Ông Stuart Robert được đề nghị từ chức sau khi thừa nhận tại thời điểm đến Bắc Kinh, có một chút yếu tố cá nhân khi tham gia cuộc họp ký kết dự án của Nimrod Resources.

Trong phiên điều trần hôm qua, một quan chức cao cấp thuộc Bộ Ngoại giao và thương mại Úc nói không biết gì về chuyến đi của ông Stuart Robert trong khi các quan chức Trung Quốc tại cuộc họp giữa hai công ty trên tin rằng ông này có một suất thăm chính thức. Phe đối lập chỉ trích ông Stuart Robert đã vi phạm quy định và “đi chui” vì lợi ích riêng. Theo Thủ tướng Úc, các nhà điều tra kết luận chuyến đi của ông Stuart Robert đã vi phạm các tiêu chuẩn của bộ trưởng nhưng chấp nhận rằng có thể ông này không cố tình làm như thế.

Chính quyền của ông Malcolm Trunbull gặp phải bê bối liên tiếp kể từ khi ông hạ bệ ông Tony Abbott, lên nắm quyền từ tháng 9-2015.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục