tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 15-02-2016

  • Cập nhật : 15/02/2016

Campuchia bác bỏ cáo buộc gây cản trở trong vấn đề Biển Đông

Thủ tướng Hun Sen muốn nhận được lời xin lỗi từ những người đã chỉ trích ông vì ASEAN không ra được thông cáo chung năm 2012, khi Campuchia là nước chủ trì cuộc họp.
thu tuong campuchia hun sen. anh: daily star

Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ảnh: Daily Star

Năm 2012, một số nhà phân tích cho rằng Campuchia, nước khi đó là chủ tịch ASEAN, đã ngăn chặn nỗ lực đưa ngôn ngữ mạnh mẽ về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông vào tuyên bố chung, nhằm không làm phật lòng Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Phnom Penh.

Ông Hun Sen đã thảo luận vấn đề này trong bài phát biểu tại một buổi lễ tốt nghiệp đại học hôm 5/2. Ông nói rằng, trong cuộc họp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào tháng trước, ông đã bày tỏ sự bực tức trước những cáo buộc về ông và Campuchia, liên quan đến việc ASEAN không tìm được tiếng nói chung trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.

"Có lẽ đã đến lúc tìm công bằng cho tôi. Tôi đã nói với ông John Kerry rằng tôi thất vọng khi họ (các nhà phê bình) nói rằng quan hệ gần gũi giữa Campuchia và Trung Quốc là trở ngại cho việc đưa ra Bộ Quy tắc Ứng xử (COC)" ở Biển Đông, ông Hun Sen nói.

Ông nói thêm rằng ngay cả khi Campuchia không còn là chủ tịch ASEAN, các nước khác cũng đã thất bại trong việc thúc đẩy vấn đề này. "Sau Campuchia là Brunei, Myanmar và Malaysia. Họ đã làm được chưa? Họ giải thích về việc đó như thế nào?", ông nói và cho rằng việc chỉ nhắc đến Campuchia là bất công.

Trong bài phát biểu, Thủ tướng Hun Sen cũng bày tỏ quan điểm không đồng ý giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng một hiệp định khu vực, và nói rằng từng nước nên giải quyết vấn đề với nhau.

Lập trường này tương tự của Trung Quốc, rằng ASEAN không phải là bên tranh chấp lãnh thổ, vì vậy tranh chấp cần được giải quyết song phương. Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, và tiến hành các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây đảo nhân tạo nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền phi lý.

Mong Palatino, cây bút chuyên về Đông Nam Á của The Diplomat, nhận xét nếu ông Hun Sen nghiêm túc về việc yêu cầu lời xin lỗi, ông có thể theo đuổi vấn đề này trong hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và ASEAN ở Sunnylands, California vào đầu tuần tới. Tuy nhiên, Palatino bình luận, thủ tướng Campuchia nên lưu ý rằng khi Malaysia làm chủ tịch ASEAN năm ngoái, khối đã đưa ra tuyên bố chung, nêu quan ngại về các hoạt động tôn tạo, bồi đắp ở Biển Đông.


Mỹ triển khai thêm thêm tên lửa Patriot tới Hàn Quốc

Mỹ tạm thời triển khai thêm một hệ thống tên lửa Patriot tới Hàn Quốc để phản ứng với các vụ phóng tên lửa và thử hạt nhân của Triều Tiên. 
he thong ten lua patriot cua my tai can cu osan, han quoc. anh: s&s 

Hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ tại căn cứ Osan, Hàn Quốc. Ảnh: S&S 

Chỉ huy quân đội Mỹ tại Hàn Quốc hôm nay cho biết một đơn vị phòng không từ cơ sở Fort Bliss, bang Texas đang tiến hành tập luyện với tên lửa đạn đạo, sử dụng hệ thống Patriot tại căn cứ không quân Osan gần thủ đô Seoul.

"Các cuộc diễn tập như thế này đảm bảo chúng ta luôn sẵn sàng phòng vệ trước một cuộc tấn công từ Triều Tiên", Stars and Stripes dẫn lời Trung Tướng Thomas Vandal, chỉ huy Quân đoàn 8 của Mỹ tại Hàn Quốc, nói. 

"Việc Triều Tiên tiếp tục phát triển các tên lửa đạn đạo, đi ngược lại mong muốn của cộng đồng quốc tế buộc liên minh phải hoạt động hiệu quả và sẵn sàng phòng thủ tên lửa đạn đạo", ông cho biết. 

Phát ngôn viên lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc không thể xác nhận tên lửa Patriot sẽ được triển khai tại khu vực trong bao lâu. Quân đội Mỹ đã có sẵn một hệ thống phòng vệ tên lửa Patriot ở Hàn Quốc để đối phó với mối đe doạ từ các tên lửa Triều Tiên có thể rơi vào Hàn Quốc. 


Máy bay hỏng động cơ, hạ cánh khẩn, gần 400 người thoát chết

371 người thoát chết khi máy bay Nga chở họ hỏng động cơ và phải hạ cánh khẩn cấp không lâu sau khi cất cánh. 
mot may bay cua hang orenburg airlines. anh: ap

Một máy bay của hãng Orenburg Airlines. Ảnh: AP

Máy bay Boeing của hãng hàng không Nga Orenburg Airlines hôm 11/2 gặp sự cố khoảng 15 phút sau khi cất cánh lúc 18h47 từ sân bay Punta Cana, Cộng hòa Dominica.

Theo thông cáo của Orenburg Airlines, ở độ cao hơn 6.000 m, hệ thống báo động máy bay vang lên. Một tiếng nổ lớn xuất hiện từ động cơ trái của chiếc Boeing 777, khói tràn vào khoang, mặt nạ dưỡng khí rơi xuống và phi công phải tắt động cơ này.

Sau khi bay vòng trong một khoảng thời gian, các phi công "đã tìm cách hạ cánh máy bay trong tình huống khó khăn và cứu sống gần 400 người", thông cáo của hãng viết. Các lốp bánh máy bay bốc cháy khi tiếp đất. Máy bay khi đó chở 371 người trên khoang, trong đó có 351 hành khách và 20 người thuộc tổ bay. Không có người bị thương. 

Hành động hạ cánh khi đó được đánh giá là rất nguy hiểm bởi máy bay còn chứa rất nhiều nhiên liệu. Theo Sputnik, các phi công đã xử lí đúng khi quyết định thải hơn một tấn nhiên liệu ra không trung đồng thời cho ngừng hoạt động động cơ có nguy cơ phát nổ bất cứ lúc nào. 

Tổng công tố viên của Nga cho biết các cơ quan an ninh hàng không thành phố Orenburg, nơi đặt trụ sở của hãng hàng không Nga đang gấp rút điều tra nguyên nhân vụ việc.

Đường bay của chuyến R2554 thuộc hãng

Đường bay của chuyến 2554 thuộc hãng Orenburg Airlines. Đồ hoạ: Flightradar24


Ấn Độ triệu tập đại sứ Mỹ

Mỹ thông báo sẽ bán tám máy bay chiến đấu F-16 trị giá 699 triệu USD cho Pakistan.

Ngày 13-2, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S Jaishankar đã triệu tập đại sứ Mỹ tại Ấn Độ Richard Verma để trao công hàm phản đối việc Mỹ thông báo bán máy bay chiến đấu F-16 cho Pakistan, tin từ báo Times of India (Ấn Độ).

Trước đó cùng ngày chính phủ Mỹ thông báo sẽ bán tám máy bay chiến đấu F-16 trị giá 699 triệu USD cho Pakistan để hỗ trợ Pakistan chống khủng bố, bảo vệ quyền lợi an ninh sống còn của Mỹ.

 may bay chien dau f-16 cua tap doan lockheed martin (my). (anh: internet)

 Máy bay chiến đấu F-16 của Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ). (Ảnh: INTERNET)

Cuộc triệu tập kéo dài 45 phút, đại sứ Mỹ Richard Verma phải trả lời các câu hỏi của Bộ trưởng S Jaishankar về động cơ của Mỹ khi bán máy bay F-16 cho Pakistan.

Công hàm phản đối của Ấn Độ nêu rõ Ấn Độ thất vọng và không đồng ý với cách giải thích của Mỹ là bán máy bay F-16 cho Pakistan để hỗ trợ chống khủng bố. Bản thân Ấn Độ cho rằng các máy bay F-16 này thực chất là làm Pakistan tăng thêm khả năng đe dọa Ấn Độ chứ có rất ít thậm chí không có vai trò gì trong cuộc chiến chống khủng bố của Pakistan.
Bộ Ngoại giao Mỹ báo cáo với Quốc hội Mỹ về vụ mua bán này từ tháng 4-2015. Phía Ấn Độ biết được thông tin sau khi Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif thăm Mỹ vào tháng 10-2015. 

Mỹ khuyến cáo tránh xa tỉnh Xaisomboun ở Lào sau vụ đánh bom

Bộ Ngoại giao Mỹ đã ban hành một cảnh báo cho tất cả công dân nước này về những rủi ro khi đi du lịch ở tỉnh Xaisomboun, Lào sau các vụ tấn công bằng súng và bom gần đây.
Đại sứ quán Mỹ tại Viêng Chăn lần đầu tiên đã ban hành cảnh báo trên Facebook, nêu rõ: "Đại sứ quán cấm nhân viên của mình đi du lịch đến tỉnh Xaisomboun và yêu cầu công dân Mỹ áp dụng các biện pháp an ninh tương tự".

Theo một tuyên bố chính thức từ Bộ Ngoại giao Mỹ, ba người đã thiệt mạng và một người bị thương trong hai vụ tấn công ven đường tại Lào vào cuối tháng 1-2016. Một loạt các vụ nổ súng cũng đã xảy ra vào tháng 11 và 12-2015.

vi tri tinh xaisomboun cua lao. (anh: ttgasia) 

Vị trí tỉnh Xaisomboun của Lào. (Ảnh: ttgasia) 

Đại sứ quán Mỹ cũng đã cảnh báo du khách nước này về những quả bom chưa phát nổ còn sót lại từ thời chiến tranh ở những vùng nông thôn hẻo lánh tại Lào. "chúng tôi mạnh mẽ khuyến cáo không đi bên ngoài những tuyến đường được sử dụng thường xuyên", cảnh báo nêu rõ. 
Đại sứ quán Mỹ cũng nói rằng: "Công dân Mỹ đi du lịch hoặc cư trú tại Lào nên có các biện pháp phòng ngừa, cảnh giác về an toàn cá nhân và các chuyển biến trong tình hình an ninh địa phương." Cảnh báo trên sẽ hết hạn vào ngày 30-4-2016.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục