Sau thời gian dài đại tu trên bờ, tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower vẫn chứng tỏ được sức mạnh khi chạy thử trên biển.

Trung Quốc ngang nhiên xây căn cứ trực thăng tại đảo Quang Hòa và bồi đắp trái phép tại hai địa điểm ở nhóm An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động nạo vét và bồi lấp phi pháp của Trung Quốc tại hai địa điểm mới ở Biển Đông, là đảo Bắc và đảo Cây, trong nhóm đảo An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Hoạt động nạo vét gần đây nhất bắt đầu vào khoảng sau ngày 2/12/2015, đã tạo ra địa hình mới trên rạn san hô tiếp giáp với đảo Bắc.
Trong ảnh vệ tinh chụp đảo Cây, cách đảo Bắc 5,5 km về phía tây bắc, có thể thấy tàu nạo vét Trung Quốc đang bơm trầm tích vào một khu vực đất mới lấp. Các hình ảnh cho thấy việc nạo vét tại đảo Cây bắt đầu vào khoảng sau ngày 18/10/2015.
Trung Quốc cũng đang hút cát từ đáy biển để tăng 50% diện tích của đảo Quang Hòa trong nhóm Lưỡi Liềm, quần đảo Hoàng Sa. Nước này còn ngang nhiên xây dựng một căn cứ trực thăng trên đảo, với 8 điểm hạ cánh đã được xây xong và 4 điểm khác đang thi công.
Chuyên gia Victor Robert Lee đánh giá trên The Diplomat rằng căn cứ trực thăng mới này báo hiệu sự gia tăng trong khả năng chống ngầm của Trung Quốc trên Biển Đông. Nếu Trung Quốc thiết lập mạng lưới căn cứ trực thăng và các điểm dừng tiếp nhiên liệu rải rác trong Biển Đông thì máy bay của họ có thể liên tục giám sát vùng biển và có khả năng phản ứng nhanh.
Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm và giữ từ năm 1974. Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các việc làm của Trung Quốc tại hai quần đảo này là sự xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của Việt Nam.
Phương Vũ (Ảnh: Victor Robert Lee)
Theo Vnexpress.net
Sau thời gian dài đại tu trên bờ, tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower vẫn chứng tỏ được sức mạnh khi chạy thử trên biển.
Nếu thiếu những công nghệ quân sự vay mượn nước ngoài, đặc biệt là từ Nga, quân đội Trung Quốc sẽ phải đối mặt với không ít trở ngại trên mặt trận.
Indonesia sẽ tăng cường hệ thống vũ khí trên đảo Natuna nhằm ngăn chặn trước những nguy cơ trong tương lai liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông.
Trung Quốc cho 5 tàu chiến đến gần bờ biển Alaska, Mỹ nhằm phô trương sức mạnh và thể hiện khả năng tác chiến xa bờ của hải quân nước này, theo đánh giá của các chuyên gia quân sự quốc tế.
Chương trình hiện đại hóa quân đội Nga cho ra đời nhiều hệ thống vũ khí chiến lược mới khiến phương Tây phải e ngại.
Nhà Trắng có thể sẽ áp đặt lệnh trừng phạt các công ty và cá nhân Trung Quốc dính líu tới các vụ tấn công mạng để do thám kinh tế, ăn cắp các bí mật thương mại của Mỹ, trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt chân lên đất Mỹ.
Sau khi Hoa Kì lên tiếng cảnh báo sự có mặt của tàu chiến Trung Quốc gần bờ biển Alaska, mức độ “đe dọa” dường như đã không còn, nhưng Lầu Năm Góc vẫn còn nhiều hoài nghi về mục đích thực của vụ việc.
Triều Tiên yêu cầu Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc
Cựu Ngoại trưởng Mỹ: Triều Tiên, Iran sẽ tự sát nếu dùng vũ khí hạt nhân
Mỹ-Hàn tập trận chống vũ khí sinh học
Won Hàn Quốc xuống thấp nhất 5 năm
Pháp tính chuyện chấm dứt trừng phạt Nga
Romania: Thị trưởng thủ đô bị bắt vì tham nhũng
Bà Clinton sẵn sàng "đối đầu" với ứng cử viên Donald Trump
Ngân hàng Dự trữ New Zealand phát hành tiền polymer mới $5 và $10
Putin ra lệnh tập trận bất ngờ ở trung Nga
Sét đánh chết 20 người ở Ấn Độ
Các ứng viên tổng thống Mỹ dùng mối lo ngại về suy thoái kinh tế và chính sách đối ngoại cứng rắn của Trung Quốc để công kích Bắc Kinh, nhưng việc này cũng không hoàn toàn có lợi cho nước Mỹ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự