Trung Quốc cảnh báo nguy cơ quân đội bại trận trong tủi hổ
Thổ Nhĩ Kỳ xây tường dọc biên giới với Syria
Georgia cáo buộc trực thăng chiến đấu Nga xâm phạm không phận
Triều Tiên không thể có bom H
Nhật, Ấn Độ tăng cường quan hệ toàn diện
Tin thế giới đọc nhanh trưa 11-12-2015
- Cập nhật : 11/12/2015
Trung Quốc đứng đầu danh sách tuồn 'tiền đen' ra nước ngoài
Đáng chú ý, dòng "tiền đen" của Ấn Độ thậm chí nhiều hơn ngân sách quốc phòng của nước này. Ngân sách quốc phòng của Ấn Độ là 50 tỉ USD.
Dòng "tiền đen" Trung Quốc tuồn ra nước ngoài đạt kỷ lục với 139 tỉ USD mỗi năm trong giai đoạn 2004-2013. Ảnh: Business Insider
Nga bác cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ về thanh lọc sắc tộc ở Syria
"Tôi buộc phải bình luận về tuyên bố của giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ khi nói Nga đang tiến hành thanh lọc sắc tộc ở Syria", Tass dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm nay cho biết. "Đây không phải lần đầu tiên những sự việc như thế này xảy ra. Các tuyên bố kiểu như vậy thường xuyên được đưa ra trong vài tuần gần đây. Những gì mà chúng tôi nghe từ Ankara tự chúng đã là các cáo buộc vô căn cứ. Chúng giống như biểu hiện của sự tức giận trong bất lực vậy".
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Dvutoglu hôm qua cáo buộc Moscow đang "cố gắng tiến hành thanh lọc sắc tộc ở phía bắc Latakia", nhằm vào tất cả người Turk và cộng đồng người Hồi giáo theo dòng Sunni, những người không ủng hộ chế độ chính phủ Syria hiện thời. Trong khi đó, người Turk ở Syria lại được coi như bà con của người Thổ Nhĩ Kỳ.
Bình luận của ông Dvutoglu tiếp tục đổ thêm dầu vào ngọn lửa căng thẳng giữa Moscow và Ankara, vốn đã rơi vào tình trạng tồi tệ nhất trong nhiều năm qua sau khi Thổ Nhĩ Kỳ hôm 24/11 bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 Nga vì cho rằng máy bay vi phạm không phận.
Israel thử thành công tên lửa đạn đạo đánh chặn
Ngày 10-12, quân đội Israel bắn thử thành công một quả tên lửa đạn đạo đánh chặn hiện đại, chỉ vài ngày sau khi Iran thử tên lửa, vi phạm nghị quyết Liên Hiệp Quốc.
Theo AFP, Bộ Quốc phòng Israel cho biết quân đội nước này đã bắn một quả tên lửa đạn đạo Arrow 3 (Mũi tên 3) trúng một mục tiêu trên bầu trời Địa Trung Hải. Tên lửa Arrow 3 được thiết kế để bắn rơi tên lửa phía trên bầu khí quyển.
Ở độ cao này, đầu đạn của tên lửa Arrow 3 tách khỏi phần còn lại của tên lửa, lao thẳng vào mục tiêu theo kiểu “kamikaze”. Loại tên lửa này có thể đánh chặn an toàn tên lửa hạt nhân, sinh học hoặc hóa học.
Công ty Israel IAI đồng phát triển tên lửa Arrow 3 với hãng Mỹ Boeing và các quan chức Mỹ cũng có mặt theo dõi cuộc thử nghiệm này. “Cuộc thử nghiệm thành công là bước tiến lớn trong việc phát triển hệ thống vũ khí Arrow” - Bộ Quốc phòng Israel khẳng định.
Hiện tại, Israel đã có lá chắn tên lửa Iron Dome (Vòm sắt) để chống tên lửa tầm ngắn. Hệ thống David’s Sling chống tên lửa tầm trung sẽ được quân đội nước này triển khai vào đầu năm 2016. Arrow sẽ giúp Israel phòng ngự từ tầm cao.
Vụ thử tên lửa Arrow 3 diễn ra chỉ vài ngay sau khi Iran bắn thử tên lửa đạn đạo, vi phạm lệnh cấm vận của LHQ. Israel phản đối dữ dội thỏa thuận hạt nhân Iran đạt được với các cường quốc hồi tháng 7 vì lo ngại thỏa thuận này không thể ngăn chặn Tehran sản xuất vũ khí hạt nhân.
Singapore tuyên bố châu Á - Thái Bình Dương cần sự hiện diện của Mỹ
Tại Mỹ, bộ trưởng quốc phòng Singapore tiếp tục tuyên bố sự hiện diện của Mỹ rất quan trọng đối với châu Á - Thái Bình Dương sau khi Trung Quốc chỉ trích việc nước này cho phép Washington triển khai máy bay do thám.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter tiếp người đồng cấp Singapore Ng Eng Hen tại Washington - Ảnh: CNA
Phát biểu tại sự kiện của Trung tâm An ninh Mỹ mới tại Washington ngày 9-12 (giờ địa phương), Bộ trưởng Ng Eng Hen cũng hối thúc Mỹ có những “tín hiệu rõ ràng và phù hợp” để thể hiện sự cam kết tại khu vực.
“Quyết tâm của Mỹ nhằm duy trì vai trò của một lực lượng chi phối và kiên định cho khu vực Thái Bình Dương là điều tối quan trọng”, Straits Times dẫn lời ông bộ trưởng Singapore.
Thông tin Singapore bật đèn xanh cho Mỹ triển khai máy bay do P8 Poseidon do thám trên Biển Đông trở thành tin nóng tại khu vực trong tuần này. Trung Quốc sau đó đã lên tiếng chỉ trích các chuyến bay của Mỹ “quân sự hóa” khu vực Biển Đông mà Bắc Kinh tham vọng độc chiếm.“Đó cũng là lý do vì sao bộ của tôi vào năm 2012 đã đồng ý đề nghị của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Leon Panetta về việc triển khai luân phiên bốn tàu chiến đầu ven bờ đến Singapore. Tôi cũng thông báo rằng đáp lại yêu cầu của bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter, Singapore cũng đồng ý hỗ trợ việc triển khai luân phiên máy bay P8 của Mỹ tại Singapore”.
Hôm 9-12, bộ trưởng Ng Eng Hen cũng nhấn mạnh chỉ một tay Mỹ không thể đảm bảo ổn định tại châu Á - Thái Bình Dương và kêu gọi các nước xây dựng niềm tin chiến lược trong khu vực, thông qua các biện pháp củng cố niềm tin và tập trận chung giữa các lực lượng quân sự trước hình hình căng thẳng trên Biển Đông.
Điều này cũng có nghĩa tất cả các bên phải triệt để tôn trọng bản Tuyên bố về ứng xử (DOC) trong khi đang thảo luận bộ Quy tắc ứng xử (COC).
“Thật khó để có được niềm tin trong COC trong khi DOC không được tôn trọng. Tranh chấp kéo dài và bế tắc trên Biển Đông sẽ làm suy yếu niềm tin chiến lược tại khu vực”, bộ trưởng Singapore nói.
Ông Ng Eng Hen cho rằng sẽ không có một giải pháp tức thì cho tranh chấp trên Biển Đông, “nhưng chúng ta cần giải quyết một cách kiên quyết và rõ rằng với nhận thức rõ về điều gì là đúng, là sai và cách chúng ta nên giải quyết tranh chấp”.
70.000 giáo sĩ Hồi giáo đồng lòng chống khủng bố
Trong dịp lễ Urs-e-Razvi tại Bareilly, Ấn Độ, gần 70.000 giáo sĩ Hồi giáo đã thông qua một fatwa (mệnh lệnh của lãnh tụ Hồi giáo) chống khủng bố.
Theo Times of India, nội dung fatwa tuyên bố cộng đồng Hồi giáo lên án và chống lại các tổ chức khủng bố, trong đó có Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), Taliban và al-Qaeda.
Trước hàng trăm ngàn tín đồ, các giáo sĩ Hồi giáo khẳng định đó “không phải các tổ chức Hồi giáo”. Những thành viên của các tổ chức đó cũng không phải “người Hồi giáo”.
Khoảng 1.500.000 tín đồ tham dự sự kiện đã cùng ký tên trong văn bản phản đối các cuộc tấn công khủng bố.
Giáo sĩ Mufti Mohammed Saleem Noori cho biết ông muốn đề nghị truyền thông không gọi các tổ chức khủng bố này là “các tổ chức Hồi giáo” nữa.
Chủ tịch của Dargah Aala Hazrat, Hazrat Subhan Raza Khan cho biết sau các vụ tấn công khủng bố Paris, tổ chức này quyết định cần phải thông qua một fatwa trong dịp lễ Urs năm nay.
Theo đó giúp thông điệp được lan rộng và rõ ràng rằng cộng đồng Hồi giáo lên án chủ nghĩa khủng bố.
Một giáo sĩ khác nói “Kinh Quran viết rằng việc giết một người vô tội cũng giống như việc giết cả nhân loại”.
Còn giáo sĩ Mohammad Farogh-ul Quadri nói: “Tôi lên án hành động tấn công khủng bố với những thường dân vô tội ở Paris và kêu gọi sự ngăn cấm của quốc tế với những kẻ nổi dậy cực đoan IS cùng các tổ chức tương tự chúng nhưng có tên gọi khác trên toàn thế giới”.
Các giáo sĩ Hồi giáo cũng phản đối việc Pháp và các nước khác ném bom Syria. Họ cho rằng những người vô tội, trong đó có phụ nữ và trẻ em, đã chết oan trong các vụ không kích đó.
Theo họ, các cường quốc phương Tây cần tập trung vào việc diệt trừ khủng bố, nhưng không có nghĩa bằng mọi giá, trong đó có việc cướp đi sinh mạng của những người vô tội.