Chiến lược chặn bành trướng trên Biển Đông
Săn lùng người đưa 1.000 người Trung Quốc nhập cư lậu châu Âu
Triều Tiên có thể sản xuất đủ nhiên liệu cho ba quả bom hạt nhân
Hồ sơ Panama: Trung Quốc - thị trường béo bở số 1 của hãng luật Mossack Fonseca
Singapore và châu Âu bắt đầu điều tra "hồ sơ Panama"
Tin thế giới đọc nhanh trưa 06-04-2016
- Cập nhật : 06/04/2016
8 lãnh đạo cấp cao Trung Quốc bị nêu tên trong vụ Hồ sơ Panama
Ít nhất 8 quan chức cấp cao của Trung Quốc bị cho là dính líu đến các hoạt động giao dịch ngầm ở nước ngoài bị phanh phui trong vụ Panama Papers (Hồ sơ Panama).
Trong số đó có cả anh rể của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đột ngột dừng hoạt động của các công ty tại nước ngoài sau khi ông Tập lên nắm quyền. Cá biệt, cháu gái của một vị quan chức cấp cao Bắc Kinh đã mua một công ty ở nước ngoài với giá vỏn vẹn 1USD, tài liệu nói trên hé lộ.
Thành viên gia đình của ít nhất 8 quan chức và cựu quan chức trong Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, cơ quan quản lý tối cao của đất nước, sở hữu các công ty tại nước ngoài, dưới sự tư vấn của hãng luật Mossack Fonseca.
Phải lưu ý rằng không phải tất cả những khoản tiền gửi trong các tài khoản ở nước ngoài đều là bất hợp pháp, cũng giống các giao dịch với công ty đặt trụ sở ở nước ngoài. Tuy nhiên những công ty này thường được dùng để bao che cho các hoạt động phi pháp, trong đó có rửa tiền và trốn thuế.
Theo các tài liệu có được, ICIJ đã liệt kê tên của 4 quan chức cấp cao Trung Quốc.
Đầu tiên là anh rể Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Deng Jiagui. Tháng 9/2009, ông là giám đốc kiêm cổ đông duy nhất của hai công ty vỏ bọc đặt tại Quần đảo British Virgin. Khi đó, ông Tập là một trong 9 thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc.
Sau khi ông Tập nhậm chức Chủ tịch Trung Quốc vào năm 2013, hai công ty của ông Deng đột nhiên trở nên im hơi lặng tiếng.
Tài liệu cũng cho thấy ông Deng và người vợ Qi Qiaoqiao – chị gái của ông Tập Cận Bình – sở hữu hàng trăm triệu USD trong bất động sản, cổ phiếu và các tài sản khác.
Nhân vật thứ hai là con gái của cựu Thủ tướng Lý Bằng – bà Lý Tiểu Lâm. Bà Lý và chồng là ông Liu Zhiyuan sở hữu quỹ đầu tư là cổ đông duy nhất của một công ty đặt tại Quần đảo British Virgin.
Ngoài ra, hộ chiếu Hong Kong của bà Lý ghi tên bà là “Xiaolin Liu-Li”, vùi lấp sự liên hệ với ông Lý Bằng.
Được mệnh danh là "Nữ hoàng Điện lực" của Trung Quốc, bà Lý Tiểu Lâm là Phó Chủ tịch của công ty dầu khí quốc doanh China Power Investment, cũng là một thành viên trong cơ quan tư vấn chính trị hàng đầu của Trung Quốc.
Người thứ ba được nhắc đến là Cố vấn chính trị hàng đầu của Trung Quốc, ông Jia Qinglin.
Cháu gái ông –Jasmine Li – đã đứng tên cổ đông duy nhất của công ty Harvest Sun Trading đặt tại Quần đảo British Virgin vào năm 2009, khi còn là một cô bé vị thành niên.
Cô "mua" Harvest Sun Trading chỉ với giá 1USD. Thông qua Harvest Sun Trading và một công ty khác cũng đặt tại British Virgin, Li sở hữu hai công ty tư vấn đăng ký tại Bắc Kinh.
Người thứ tư là một cựu quan chức đã tiêu tốn nhiều giấy mực của báo chí – Bạc Hy Lai. Vợ ông Bạc là bà Cốc Khai Lai đã được giúp đỡ để đăng ký công ty tại British Virgin vào tháng 9/2000.
Tài liệu cho thấy công ty này được dùng để mua một căn biệt thự 3,2 triệu USD tại miền Nam nước Pháp từ tiền đút lót. Ông Bạc đã bị kết án tù chung thân vì tội danh tham nhũng.
Ngoài quan chức Trung Quốc, tài liệu còn phanh phui nhiều phi vụ làm ăn mờ ám của "người thân" các nhân vật "tai to mặt lớn" như con trai Thủ tướng Malaysia Najib Razak, Mohd Nazifuddin; các con của Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif; Bộ trưởng Tư pháp Campuchia Ang Vong Vathana; Tổng thống Ukraine, Quốc vương Ả Rập Saudi, Thủ tướng Iceland và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Vụ điều tra được miêu tả là một trong những vụ phanh phui tài liệu lớn nhất trong lịch sử. Nó vượt cả quy mô của loạt điện tín ngoại giao từ Mỹ bị WikiLeaks công bố vào năm 2010, hay những tài liệu tình báo bí mật được Edward Snowden tiết lộ cho các nhà báo vào năm 2013.
Báo Sueddeutsche Zeitung của Đức đã liên minh với Hiệp hội nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) và hơn 100 hãng tin khác thực hiện chiến dịch điều tra trong suốt một năm.
Khoảng 11,5 triệu chứng từ thuế với khoảng 2,6 terabyte dữ liệu được lấy từ hệ thống nội bộ của hãng luật Mossack Fonseca tiết lộ tài sản và các thương vụ làm ăn mập mờ của khoảng 140 chính trị gia và quan chức trên toàn thế giới.
Triều Tiên dọa tấn công Mỹ kinh hoàng hơn vụ 11-9
Trong một bài xã luận trên báo DPRK Today của Triều Tiên được trangNews.com.au (Úc) dẫn lại ngày 5-4, Bình Nhưỡng nói rằng nước này sẽ tấn công và xóa sổ nước Mỹ khỏi lịch sử.
“Nếu vụ tấn công của ba chiếc máy bay dân sự từ cách đây 15 năm đã cướp đi sinh mạng của 3.000 người và biến cơn ác mộng thành sự thật đối với Mỹ, cơn bùng nổ trong cuộc chiến cuối cùng của chúng tôi sẽ xóa sổ nước Mỹ khỏi lịch sử, thậm chí không cho Mỹ một tí thời gian nào để mà hối hận hay bị ác mộng ám ảnh”.
Tờ báo nói thêm rằng: “Sau khi bị ba máy bay dân sự tấn công, nước Mỹ đã xấu mặt trước thế giới và chịu các tổn thất không thể đo lường về mặt tâm lý và kinh tế”.
Lời đe dọa được đưa ra trong bối cảnh ông Kim bất chấp lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, tiếp tục đưa chỉ thị Triều Tiên tiến hành thử nghiệm tên lửa đất đối không mới đây.
Trang News.com.au cho biết Triều Tiên cũng đã tự tuyên bố trong tình trạng “bán chiến tranh” và trong thế thù địch chống lại một loạt các quốc gia bao gồm Mỹ và Trung Quốc.
Đây không phải là lần đầu tiên Triều Tiên đưa ra các tuyên bố đe dọa Mỹ. Hôm 31-3, Triều Tiên dọa sẽ tấn công phủ đầu Mỹ bằng vũ khí hạt nhân và tuyên bố rằng nước này hiện sở hữu loại tên lửa có thể bắn trạm đất Manhattan, khu thương mại giàu có nhất nước Mỹ tại TP New York.
Phát hiện 45 kg đạn trong âm mưu khủng bố tại Pháp
Cảnh sát lục soát một ngôi nhà ở Rotterdam (30/3/2016) sau vụ bắt giữ bốn nghi phạm khủng bố. (Ảnh: AFP).
Trung Quốc thông báo trừng phạt Triều Tiên
Trong các biện pháp trừng phạt có lệnh cấm xuất khẩu xăng máy bay, các sản phẩm dầu được dùng để chế tạo động cơ tên lửa sang Triều Tiên.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thị sát một vụ bắn tên lửa đạn đạo tại một địa điểm không xác định - Ảnh: EPA
Trong thông báo ngày 5-4, Bộ Thương mại Trung Quốc cũng tuyên bố cấm nhập khẩu vàng, đất hiếm từ Triều Tiên - nguồn doanh thu quan trọng của Bình Nhưỡng.
Động thái này diễn ra sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào tháng trước thông qua một nghị quyết tăng cường trừng phạt Triều Tiên, cũng như sau Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân toàn cầu được tổ chức tại Washington tuần trước.
Tại hội nghị này, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có buổi họp liên quan vấn đề Triều Tiên.
Sau buổi họp, Tổng thống Obama cho biết hai bên đồng ý "làm việc cùng nhau" để phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Theo The Independent, các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc được nói là sẽ gây thiệt hại đáng kể cho Triều Tiên. Bắc Kinh hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Bình Nhưỡng, chiếm đến 90% trao đổi ngoại thương của nước này.
Không chỉ bị mất doanh thu vì không thể xuất khẩu vàng và đất hiếm, hãng hàng không nhà nước Air Koryo của Triều Tiên còn có nguy cơ không đủ nhiên liệu để vận hành các chuyến bay do không thể nhập khẩu xăng máy bay từ Trung Quốc.
Vào tháng 3 vừa qua, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông báo các biện pháp trừng phạt được nói là nghiêm khắc nhất lên Triều Tiên sau khi nước này tiến hành thử hạt nhân lần thứ tư hôm 6-1 và phóng tên lửa đạn đạo hôm 7-2.
Bà Suu Kyi cấm công chức nhận quà giá trị hơn 450.000 đồng
Công chức không được nhận quà có giá trị hơn 25.000 Kyat (gần 450.000 đồng), thể theo bản nguyên tắc chống tham nhũng do bà Aung San Suu Kyi ban hành ngày 4-4, theo báo Myanmar News (Myanmar). Con số này dưới thời chính phủ cựu Tổng thống U Thein Sein là 300.000 Kyat (gần 5,4 triệu đồng VN).
Bản nguyên tắc này cấm các dạng quà tặng như tiền, vàng, bạc, vé máy bay, suất ở phòng khách sạn, suất ăn uống ở nhà hàng, thẻ thành viên chơi golf. Mỗi năm không được nhận số quà có tổng giá trị 100.000 Kyat (gần 1,8 triệu đồng VN).
Trong một số trường hợp lịch sự xã hội và ngoại giao, công chức có quyền nhận quà cao hơn giá trị cho phép nhưng phải nộp lại sau đó cho bộ phận quản lý hoặc làm từ thiện. Nếu quà là những thứ dễ hư như trái cây, hoa thì có thể nhận và chia sẻ với đồng nghiệp.
Các nhà ngoại giao và nhân viên Bộ Ngoại giao lại có tiêu chuẩn nhận quà khác. Giá trị món quà có thể nhận lên tới 400.000 Kyat (gần 7,2 triệu đồng VN), được nhận vé máy bay, học bổng, chi phí y tế, chi phí ăn ở. Tuy nhiên quà phải được nộp lại cho Bộ Ngoại giao. Tất cả món quà dù nhận hay từ chối đều phải báo cáo lên cấp giám sát trực tiếp.
Tuy nhiên bản nguyên tắc không đề cập nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý thế nào. Bên cạnh đó, theo một số ý kiến bình luận trên mạng xã hội thì bản nguyên tắc của bà Suu Kyi đã bỏ qua một điểm quan trọng nhất, là không có quy định về việc người thân quan chức được nhận quà thế nào.