Đức cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ khủng bố ở Trung Đông
HRW: Nga, Syria sử dụng vũ khí gây cháy nhằm vào dân thường
Sinh viên Trung Quốc âm mưu ám sát Nữ hoàng Anh
Cựu lãnh đạo tạp chí nổi tiếng Trung Quốc kiện bị 'cướp' báo
Tin thế giới đọc nhanh chiều 06-04-2016
- Cập nhật : 06/04/2016
Bắc Kinh "nóng mặt" với cuộc tập trận Vai kề vai
Hãng tin Tân Hoa xã lên tiếng gay gắt rằng các cuộc tập trận này che đậy những ý đồ gần đây của Manila nhằm lôi kéo các nước bên ngoài vào cuộc tranh chấp trong khu vực.
Tham gia tập trận, Philippines sẽ sử dụng các máy bay vừa mới mua và thuê lại từ nước ngoài - Ảnh: philstar.com
“Tôi cho rằng sự xuất hiện của Bộ trưởng Carter nhằm tái khẳng định mối quan hệ bền chặt như đá giữa quân đội Mỹ và Philippines. Chúng tôi luôn sát cánh với nhau. Hòa bình ở Đông Nam Á phụ thuộc vào sự hợp tác của chúng tôi
Trung tướng John Toolan
Ngày 4-4, gần 10.000 binh sĩ Mỹ và Philippines đã mở màn các cuộc tập trận chung quy mô lớn Balikatan (Vai kề vai) ở khu vực gần Biển Đông.
Báo The Star cho biết lễ khai mạc diễn ra long trọng tại trại Camp Aguinaldo. Nhật Bản, Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc và Đông Timor tham dự với tư cách là quan sát viên.
“Các cuộc tập trận Balikatan được thiết kế không nhằm giải quyết một mối quan ngại cụ thể nào, mà thể hiện bao quát một cuộc chiến tranh tổng thể. Trung Quốc không nằm trong ý tưởng này” - giám đốc chương trình Balikatan của Philippines, phó đô đốc Alexander Lopez nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Hãng tin Tân Hoa xã hôm qua lên tiếng rằng các cuộc tập trận này che đậy những ý đồ gần đây của Manila nhằm lôi kéo các nước bên ngoài vào cuộc tranh chấp trong khu vực.
“Sự khiêu khích gây hoang mang và không đúng lúc như thế có thể gây ra đòn “gậy ông đập lưng ông” đối với bên khởi xướng. Quốc gia có lợi ích lớn ở châu Á là Mỹ trước hết nên làm rõ những mục tiêu trong chiến lược xoay trục châu Á của mình, chiến lược mà tới nay cho thấy không gì hơn là sự mâu thuẫn vô liêm sỉ giữa hành động gây hoang mang và những lời yêu chuộng hòa bình” - Hãng tin Tân Hoa xã bình luận gay gắt.
“Những nước bên ngoài” mà hãng truyền thông lớn nhất Trung Quốc đề cập ở đây như nhận định của giới chuyên gia không chỉ có Mỹ, mà còn có Nhật Bản và Úc.
Hãng tin AFP cho biết cuộc tập trận lần này quy tụ khoảng 5.000 binh sĩ Mỹ, 4.000 binh sĩ Philippines và 80 binh lính Úc. Nhật Bản tham dự với tư cách quan sát viên nhưng đã gửi đội tàu đến dự.
Báo Japan Times cho biết hạm đội này lưu lại đây đến ngày 6-4 trước khi hai chiếc khu trục Ariake và Setogiri vượt biển Đông đến thăm vịnh Cam Ranh của Việt Nam.
Chỉ huy lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ ở Thái Bình Dương, trung tướng John Toolan cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter sẽ đến Philippines vào tuần tới theo dõi cuộc tập trận bắn đạn thật. Ông cũng sẽ đến thăm các tàu chiến Mỹ đang tham gia các cuộc tập trận ở đây.
Bộ trưởng Carter là bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của Mỹ đến theo dõi các cuộc tập trận Balikatan.
IS dọa tấn công London, Berlin và Rome
Tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) ngày 5.4 tung lên mạng đoạn video dọa sẽ tấn công thủ đô London (Anh), Berlin (Đức) và Rome (Ý).
Dân Triều Tiên bị buộc góp gạo cho chính quyền mừng đại hội đảng
Đài Loan phủ nhận hợp tác với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông
Ngày càng nhiều người Nhật chết vì làm việc quá sức
Hiện tượng "Karoshi" giờ đây không chỉ ảnh hưởng đến nhân viên văn phòng là nam giới mà còn xuất hiện ở người trẻ và phụ nữ Nhật Bản - Ảnh: Reuters
Theo Reuters, việc nhu cầu lao động của Nhật Bản đang ở mức cao nhất kể từ năm 1991 với tỷ lệ 1,28 việc làm cần tuyển/ứng viên lẽ ra đã giúp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thu hút thêm nhiều người vào thị trường lao động, chống đỡ ảnh hưởng của thực trạng dân số thu hẹp. Tuy nhiên, việc thực thi luật lao động lỏng lẻo hiện đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp “bóc lột” thêm sức lao động của nhân viên, dẫn đến nhiều hậu quả xấu.
Yêu cầu bồi thường cho các vụ “karoshi” vừa lên đến mức cao kỷ lục là 1.456 yêu cầu trong năm tính đến cuối tháng 3.2015, theo số liệu Bộ Lao động Nhật Bản. Những vụ tử vong do làm việc quá sức xảy ra chủ yếu ở ngành y tế, dịch vụ xã hội, vận chuyển và xây dựng. Đây là các lĩnh vực đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực dai dẳng.
Hiroshi Kawahito, thư ký Nhóm Luật sư Quốc gia Bảo vệ Nạn nhân karoshi, cho hay con số yêu cầu bồi thường thực tế có thể cao hơn gấp 10 lần số liệu chính thức. “Chính phủ đã tổ chức rất nhiều hội nghị chuyên đề và in áp phích về vấn đề này, nhưng đây chỉ là chuyện tuyên truyền. Vấn đề thực sự nằm ở chỗ giảm giờ làm việc của người lao động và chính phủ chưa làm đủ để hiện thực hóa điều này”, ông Kawahito nói.
Kawahito là luật sư đã làm việc với các vụ “karoshi” từ những năm 1940. Ông cho hay trước đây, 95% trường hợp ông gặp phải là đàn ông làm văn phòng và ở tuổi trung niên, song giờ đây, 20% trong số những người tử vong vì làm việc quá sức là phụ nữ.
Dân số trong độ tuổi lao động của Nhật Bản đã giảm dần kể từ giữa những năm 1990 nhưng tình trạng này không khiến các doanh nghiệp cải thiện điều kiện làm việc để thu hút người lao động vì họ có thể lách luật. “Đây là cách để giữ cho chí phí lao động của doanh nghiệp giảm, nhưng nó cũng là con đường dẫn đến những cái chết do làm việc quá sức”, ông Kawahito cho biết.
Nhật Bản không có giới hạn pháp lý về giờ giấc làm việc. Bộ Lao động Nhật Bản chia “karoshi” thành hai nhóm: tử vong do bệnh tim mạch vì làm việc quá sức, và tự tử do căng thẳng tinh thần vì công việc.
Một người chết vì bệnh tim mạch có thể được xem là một trường hợp “karoshi” nếu người đó làm thêm 100 giờ trong tháng trước khi qua đời, hoặc làm thêm 20 giờ trong hai hay nhiều tháng liên tục trước khi mất. Trường hợp tự sát hội đủ điều kiện để được xếp vào một dạng “karoshi” khi cá nhân đó làm thêm 160 giờ hoặc hơn trong một tháng, hoặc làm thêm hơn 100 giờ trong ba tháng liền trước ngày tự sát.
Lực lượng lao động Nhật Bản hiện được chia thành hai loại khác nhau: thứ nhất là nhân viên thường xuyên, và thứ nhì là nhân viên làm theo hợp đồng thời vụ, thường là phụ nữ và những người trẻ. Trong năm 2015, nhân viên không thường xuyên chiếm 38% lực lượng lao động, tăng 20% so với hồi năm 1990. 68% nhân viên làm việc không thường xuyên là phụ nữ.
Giới luật sư và nghiên cứu cho biết nhiều doanh nghiệp Nhật Bản treo bảng tuyển nhân viên toàn thời gian với thời lượng làm việc thích hợp, song sau đó chỉ ký hợp đồng không thường xuyên có thời gian làm việc dài hơn với người đã được tuyển dụng. Thời gian làm việc có thể kéo dài qua đêm hoặc đến cuối tuần nhưng nhân viên không có lương tăng ca.
Từ chối trả lương làm thêm giờ là bất hợp pháp và ứng viên xin việc có thể từ chối công việc đó. Tuy vậy, các ứng viên trẻ và phụ nữ Nhật Bản vẫn chấp nhận làm vì người trẻ thường có ít kinh nghiệm làm việc, còn phụ nữ thì gặp khó khăn trong việc trở lại thị trường lao động sau khi sinh con.