Ngoại trưởng Singapore: Tất cả sẽ 'mất trắng' nếu căng thẳng Biển Đông leo thang
Tài liệu Panama: Thiên đường “mạng nhện” trốn thuế ở London
Trung Quốc muốn mở rộng sự hiện diện ở biển Đông
Indonesia tính đưa pháo phòng không ra đảo ở Biển Đông
'Chê' Mỹ và phương Tây, Áo tính chuyện hợp tác quân sự với Nga
Tin thế giới đọc nhanh sáng 07-04-2016
- Cập nhật : 07/04/2016
WikiLeaks: Các tác giả “hồ sơ Panama” chủ ý tấn công ông Putin?
Mỹ sắp triển khai siêu tiêm kích F-35 gần biên giới Nga
Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây tuyên bố căn cứ không quân Eielson ở tiểu bang Alaska sẽ là địa điểm ngoài lục địa Mỹ đầu tiên được triển khai các chiến đấu cơ tàng hình F-35, theo Defense News.
Bà Ann Stefanek, phát ngôn viên không quân Mỹ, cho biết Lầu Năm Góc đã xem xét nhiều căn cứ khác nhau ở cả Mỹ lẫn nước ngoài để triển khai F-35, tuy nhiên Eielson là giải pháp tối ưu cuối cùng bởi các lý do địa lý và chiến thuật tác chiến.
Căn cứ không quân Eielson tại Alaska nằm gần với trung tâm phức hợp huấn luyện Alaska (JPARC) rộng 170.000 km2, nên các chiến đấu cơ F-35 sẽ có một khu vực đủ rộng để tiến hành các cuộc tập trận quy mô. Từ căn cứ này, Washington cũng có thể nhanh chóng triển khai máy bay F-35 đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong tình huống khẩn cấp.
Việc triển khai hai phi đội F-35 cũng nhằm củng cố sức mạnh cho phi đội chiến đấu cơ F-16 đang hoạt động tại đây. Theo kế hoạch, công tác sửa chữa mở rộng sân bay sẽ diễn ra vào năm 2017 và các máy bay F-35 sẽ có mặt tại căn cứ vào năm 2020.
Alaska là một tiểu bang của Mỹ, nằm tại đầu tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông, Bắc Băng Dương ở phía bắc, và Thái Bình Dương ở phía tây và phía nam, đối diện với Nga qua eo biển Bering.
Trước thế kỷ 18, Alaska nằm dưới sự cai quản của Nga. Tuy nhiên, do những khó khăn kinh tế, Nga hoàng Aleksandr II quyết định bán vùng đất này cho Mỹ vào năm 1867 với giá 7,2 triệu USD.
Vùng lãnh hải của Alaska nằm sát với lãnh hải của Nga trên eo biển Bering, do đảo Diomede Lớn của Nga và đảo Diomede Nhỏ của Alaska chỉ cách nhau 4,8 km.
Máy bay quân sự Nhật chở 6 người mất tích
Đài truyền hình NHK (Nhật) ngày 6-4 cho hay chiếc máy bay U-125 đã rời một căn cứ ở tỉnh Kagoshima, thuộc đảo Kyushu vào đầu buổi trưa 6-4.
Chiếc U-125 sau đó mất liên lạc khi máy bay này cách phía bắc căn cứ trên chừng 11 km. NHK cho biết các trực thăng đã được triển khai để tìm kiếm chiếc máy bay mất tích.
Phía Bộ Quốc phòng Nhật Bản hiện chưa đưa ra bình luận hay xác nhận nào.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Nga là “nguy cơ chiến lược số 1”
Phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, ông Ash Carter cho rằng cần cải cách quân đội Mỹ để đối phó 5 nguy cơ chiến lược, đứng đầu là Nga.
Theo Russia Today, buổi nói chuyện của Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Ash Carter diễn ra ngày 5-4 tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington.
Trong buổi nói chuyện, ông Ash Carter cho biết với mong muốn làm cho quân đội Mỹ hoạt động hiệu quả và điều phối tốt hơn khi phải đối mặt với “nguy cơ chiến lược” từ Nga, ông đang tìm cách bổ sung, cập nhật những nội dung thực tiễn cho cơ cấu tổ chức của Lầu Năm Góc vốn đã được xây dựng từ những năm 1970.
Phát biểu tại CSIS, ông Carter nói, những cải cách tổ chức quân đội đó rất cần thiết, vì nó sẽ giúp quân đội Mỹ linh hoạt và có sự chuẩn bị tốt hơn nhằm đối phó với năm thách thức chiến lược mà ông liệt kê theo thứ tự là “Nga, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Iran và chủ nghĩa khủng bố”.
Những đề xuất cải cách quân đội của Lầu Năm Góc có xu hướng trao thêm quyền lực cho chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân trong việc cố vấn và điều phối giữa các hoạt động và mệnh lệnh khác nhau, giúp các mệnh lệnh hiệu quả hơn.
Theo giáo sư Gerry Sussman của Đại học quy hoạch và nghiên cứu đô thị Portland, nước Nga hiện tại cũng như Liên bang Xô Viết trước đây, đã trở thành một “chủ đề đoàn kết” với các chiến lược gia về chính sách đối ngoại của Mỹ. Yếu tố này giúp họ đặt “một chính sách đối ngoại bị phân tán tập trung bao quanh một mục tiêu chung”.
Cũng theo giáo sư Gerry Sussman, “nước Mỹ thực sự đã mất khá nhiều quyền lực trong những năm qua tại Trung Đông và Đông Âu, và tôi nghĩ chỉ còn cách là tạo ra một “con quái vật tưởng tượng” hiện thân trong tổng thống Putin và nước Nga”.
Ông Sussman nhận định, sở dĩ Nga được ông Carter xếp vào diện nguy cơ chiến lược số 1 là bởi Matxccơva đang cho thấy họ là “một nguy cơ với các lợi ích toàn cầu của Mỹ… với tầm ảnh hưởng của Mỹ trên toàn thế giới”.
Tổng thống Ukraine: Các nước Baltic tồn tại mối đe dọa xâm lược từ Nga