Thủ tướng Iceland, ông Sigmundur Gunnlaugsson đã phải rời chiếc ghế quyền lực chỉ tròm trèm 2 ngày sau khi "quả bom" Hồ sơ Panama “phát nổ”. Đó chỉ là một trong rất nhiều hệ quả của loạt tài liệu này...
Tin thế giới đọc nhanh chiều 05-04-2016
- Cập nhật : 05/04/2016
Tài liệu Panama: Mosack Fonseca giúp Triều Tiên lách lệnh trừng phạt
“Tài liệu Panama” vừa phanh phui việc Mossack Fonseca đã giúp che giấu hoạt động của một công ty liên quan tới chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Một trong những công ty được hãng luật Mossack Fonseca hỗ trợ trốn thuế có liên quan tới chương trình hạt nhân của Triều Tiên - Ảnh: Independent
Công ty luật Mossack Fonseca, “nhân vật chính” trong bê bối tài liệu Panama, bị phát hiện đã có quan hệ làm ăn với 33 cá nhân và doanh nghiệp đã bị liệt trong danh sách trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ.
Đây là các công ty có trụ sở tại Iran, Zimbabue và Triều Tiên. Trong đó có những người liên quan tới chương trình phát triển hạt nhân của Triều Tiên.
Công ty luật Mosack Fonseca vẫn một mực khẳng định họ không làm gì sai và chưa từng bị kết án trong hơn 40 năm qua.
Công ty này cũng nói vẫn vẫn thường từ chối làm ăn với những khách hàng bị đưa vào danh sách trừng phạt và mọi công việc của họ luôn được diễn ra trong sự giám sát nghiêm túc.
Tuy nhiên theo BBC, các tài liệu Panama cho thấy, Mosack Fonseca đã đăng ký thành lập những công ty theo dạng thức công ty ở nước ngoài hoạt động dưới danh nghĩa của chính họ.
Theo đó, sẽ rất khó để lần ra danh tính những chủ nhân thực sự của các công ty ấy vì chúng không bao giờ được nêu lên trong những tài liệu công khai.
Một vài trong số các công ty kiểu này được đăng ký trước thời điểm áp dụng các lệnh trừng phạt quốc tế. Nhưng trong nhiều trường hợp, Mossack Fonseca vẫn tiếp tục hoạt động như một đơn vị ủy nhiệm cho các công ty bị liệt vào danh sách bị trừng phạt.
Một trường hợp điển hình là công ty DCB Finance, thành lập năm 2006. Công ty này có các chủ sở hữu và giám đốc đều ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên.
Sau đó, công ty này bị Bộ Tài chính Mỹ liệt vào danh sách trừng phạt vì đã tích lũy ngân sách cho chính quyền Triều Tiên và có liên quan tới một ngân hàng hỗ trợ kinh phí cho chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Theo tài liệu Panama, những người chủ của DCB Finance gồm có một quan chức Triều Tiên là Kim Chol Sam và một chủ ngân hàng người Anh là Nigel Cowie, ông này cũng là giám đốc điều hành (CEO) ngân hàng Daedong Credit Bank bị trừng phạt.
Công ty Mossack Fonseca đã thôi không làm đại diện cho DCB Finance từ tháng 9-2010.
Đêm 4-4, lần thứ hai Mossack Fonseca tiếp tục đưa ra phản hồi bảo vệ cho tính minh bạch trong các hoạt động làm ăn của họ. Công ty này cáo buộc các thông tin truyền thông những ngày qua đã đưa ra một cái nhìn không chính xác về các dịch vụ do họ cung cấp.
Liên Hiệp Quốc sắp có nữ tổng thư ký đầu tiên?
Cựu thủ tướng New Zealand, bà Helen Clark tuyên bố tranh chức tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ), cho biết bà mà thành công sẽ thúc đẩy mở rộng Hội đồng bảo an. Chức tổng thư ký LHQ xưa nay toàn do đàn ông nắm.
Được biết người giữ ghế Tổng thư ký LHQ hiện nay, ông Ban Ki-moon sẽ về hưu vào tháng 12 tới sau 2 nhiệm kỳ lãnh đạo tổ chức này.
Thủ lĩnh khét tiếng của Mặt trận Al-Nusra bị tiêu diệt tại Syria
Ngày 4/4, giới chức Mỹ cho biết quân đội nước này đã tiến hành một vụ không kích tại Syria, tiêu diệt được Abu Firas al-Suri, thủ lĩnh khét tiếng của nhóm Mặt trận Al-Nusra có liên hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda.
Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), tên al-Suri bị tiêu diệt trong một trận không kích có thể do quân chính phủ Syria hoặc quân đội Nga tiến hành nhằm vào một ngôi làng ở phía Tây Bắc thành phố Idlib, phía Đông Bắc Syria hôm 3/4.
Tuy nhiên, một số nguồn tin từ lực lượng nổi dậy Syria cho biết cuộc tấn công trên có những dấu hiệu đặc trưng do máy bay không người lái của Mỹ tiến hành.
Nhóm Mặt trận Al-Nusra và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đều nằm trong danh sách các nhóm khủng bố và bị loại khỏi thỏa thuận ngừng bắn do quốc tế bảo trợ và bắt đầu có hiệu lực tại Syria từ ngày 27/2.
Bà Suu Kyi từ bỏ 2 chức bộ trưởng
Tàu Trung Quốc tiếp tục xuất hiện gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản
Nhật Bản đã phát hiện các tàu Trung Quốc xuất hiện trong ngày thứ 10 liên tiếp ở quanh quần đảo Senkaku (do Tokyo kiểm soát nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư), trên Biển Hoa Đông.
Ngày 5/4, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết thông tin trên. Theo Sở chỉ huy JCG khu vực 11 đóng tại Naha, tỉnh Okinawa, 3 tàu của Lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG), trong đó có 1 tàu dường như được trang bị súng, hoạt động ở khu vực tiếp giáp ngay bên ngoài vùng lãnh hải Nhật Bản.
Nhật Bản, ngày 4/4, đã thành lập một đơn vị đồn trú thuộc Lực lượng Phòng vệ mặt đất trên đảo Yonaguni cực Tây của nước này, cách quần đảo đang bị tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư khoảng 150 km về phía Nam, nhằm theo dõi chặt chẽ các hoạt động hàng hải đang mở rộng của Trung Quốc.