Mỹ bắt giữ 151 người thuộc mạng lưới ma túy Trung Quốc
“Snowden 2.0” tiết lộ thông tin gây sốc của Mỹ
Mỹ tuyên bố duy trì quân đội tại Afghanistan sau năm 2016
Nghi tham nhũng đến 1 tỉ USD, cựu thủ tướng Moldova bị bắt
Truyền thông Trung Quốc dọa dùng vũ lực với Mỹ
Tin thế giới đọc nhanh trưa 01-03-2016
- Cập nhật : 01/03/2016
Nhật Bản bàn thỏa thuận quốc phòng với Indonesia, Malaysia
Chính phủ Nhật Bản cho biết nước này đang thảo luận để đạt được thỏa thuận chuyển giao thiết bị phòng vệ cho Indonesia và Malaysia trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường hoạt động trên biển Đông.
Trước đó, Nhật Bản và Philippines cũng nhất trí một thỏa thuận về việc chuyển giao thiết bị phòng vệ và tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự.
Với động thái đàm phán để ký được các thỏa thuận tương tự với Indonesia và Malaysia, Tokyo hy vọng sẽ thắt chặt hơn nữa hợp tác an ninh với các nước ở ven biển Đông nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cuối tuần trước nhấn mạnh thỏa thuận không nhằm trực tiếp chống lại bất cứ quốc gia nào.
Ông Gazmin nói chưa có bàn thảo về những thiết bị quốc phòng Nhật Bản có thể cung cấp nhưng quân đội Philippines cần phải nâng cấp khả năng tình báo, giám sát và trinh sát. Theo lời ông Gazmin, các đồng minh châu Á đã bắt đầu đẩy mạnh hợp tác quốc phòng “ngay cả trước khi tranh chấp ở biển Đông”.
Tokyo hy vọng sẽ thắt chặt hơn nữa hợp tác an ninh với các nước ở ven biển Đôngnhằm kiềm chế Trung Quốc. Ảnh: SCOUT.COM
Một quan chức an ninh Philippines cấp cao cho biết thỏa thuận mới sẽ mở đường cho Nhật Bản bán phần cứng quân sự mới, chuyển giao công nghệ quốc phòng, tặng thiết bị quân sự qua sử dụng hoặc hỗ trợ đào tạo quốc phòng cho các lực lượng Philippines.
Trong một diễn biến khác từ ngày 2 tới 8-3, lần đầu tiên Ấn Độ đăng cai tổ chức cuộc tập trận đa phương với 10 thành viên ASEAN cùng 8 đối tác đối thoại của hiệp hội, gồm Ấn Độ, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Nga, Hàn Quốc và Mỹ.
Cuộc tập trận Force 18 (tạm dịch: Lực lượng 18) nằm trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+). Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông báo đây sẽ là cuộc tập trận đa phương đầu tiên do các lực lượng trên bộ tiến hành trên đất Ấn.
Force 18 là một phần của loạt tập trận thường niên thuộc ADMM+. Ban đầu, ADMM+ lên kế hoạch hai cuộc tập trận riêng cho năm 2016, gồm HMA (rà phá bom mìn vì mục đích nhân đạo) và PKO (chiến dịch gìn giữ hòa bình).
Sau đó, tại Hội nghị quan chức quốc phòng ASEAN mở rộng ở Malaysia hồi tháng 3-2015, Ấn Độ đề nghị kết hợp hai cuộc tập trận này làm một, mang tên Force 18.Giới chức Ấn Độ thông báo, nhất quán với bản chất tập trận của ADMM+, Force 18 có nội dung chính là chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.
Ngay từ hôm 23-2, ít nhất 25 huấn luyện viên nước ngoài đã tới TP Pune, bang Maharashtra của Ấn Độ để chuẩn bị cho Force 18. Người phát ngôn quân đội Ấn Độ, đại tá Rohan Anand, tuyên bố: “Bản chất của cuộc tập trận này là học hỏi, chia sẻ các kinh nghiệm tốt nhất với quân đội các nước khác trên thế giới và thể hiện cam kết của chúng ta đối với hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Trung Quốc cử phái viên tới Hàn Quốc vì vấn đề hạt nhân Triều Tiên
Trưởng phái viên hạt nhân Trung Quốc Wu Dawei (trái) bắt tay cùng người đồng cấp Hàn Quốc Hwang Joon-kook. Ảnh: Atimes
Theo kế hoạch, ông Wu Dawei, trưởng phái viên hạt nhân Trung Quốc, sẽ hội đàm với người đồng cấp Hàn Quốc Hwang Joon-kook sau đó gặp mặt Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà vào ngày mai, Yonhap hôm nay đưa tin.
Các phiên thảo luận trên diễn ra trong bối cảnh Mỹ cùng Trung Quốc đã nhất trí một bản dự thảo trừng phạt Triều Tiên vì những vụ thử nghiệm hạt nhân và tên lửa gần đây của nước này.
Trong cuộc gặp giữa ông Wu và ông Hwang, đôi bên sẽ đề cập đến các vấn đề gai góc tồn tại giữa hai nước, trong đó có việc làm thế nào để cùng nhau buộc Triều Tiên tuân thủ một nghị quyết mà Liên Hợp Quốc sắp đưa ra.
Các cuộc đàm phán cũng có thể bàn thảo một số vấn đề nổi bật khác, ví dụ như khả năng Mỹ triển khai Hệ thống Phòng thủ Khu vực Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) tới Hàn Quốc hay các biện pháp trừng phạt riêng rẽ đối với Triều Tiên mà Hàn Quốc có kế hoạch thực hiện cùng Mỹ và Nhật Bản.
Triều Tiên hôm 6/1 tuyên bố thử thành công một quả bom nhiệt hạch thu nhỏ. Một tháng sau, Bình Nhưỡng lại thông báo hoàn thành phóng tên lửa tầm xa đưa vệ tinh vào quỹ đạo nhằm phục vụ mục đích khoa học. Song Mỹ cùng đồng minh coi đây là vỏ bọc che đậy cho nỗ lực phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.
Sau hai động thái gây căng thẳng của Triều Tiên, Seoul muốn gia tăng áp lực lên Bình Nhưỡng song Bắc Kinh lại có cách nhìn nhận khác, chú trọng hơn vào đối thoại.
Điềm báo chính trường Hồng Kông xáo trộn
Phong trào ủng hộ dân chủ chính thống của Hồng Kông vừa thở phào nhẹ nhõm khi luật sư Alvin Yeung (Dương Nhạc Kiều), vượt qua ứng viên ủng hộ Bắc Kinh Holden Chow (Chu Hạo Đỉnh), giành chiến thắng sau cuộc bầu cử bổ sung tại khu vực Tân Giới Đông.
Điều này có nghĩa rằng họ vẫn nắm quyền phủ quyết đối với đề xuất của các nhà lập pháp.
Đáng nói là một số cử tri đáng kể (khoảng 15%) đã chọn Edward Leung (Lương Thiên Kỳ), người phát ngôn 24 tuổi cho nhóm “Tiền tuyến dân chủ địa phương”. Nhóm này bị cáo buộc dàn xếp các cuộc bạo loạn ở khu Mongkok (Vượng Giác) hồi tết Nguyên đán (hôm 9-2), dẫn đến đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát.
Luật sư Alvin Yeung vẫy tay khi vận động tranh cử. Ảnh: REUTERS
Anh Leung, tốt nghiệp khoa triết học từ trường ĐH Hồng Kông, nói rằng cuộc chiến về các giá trị bản sắc và dân chủ của Hồng Kông cần tiến hành trên đường phố và có thể sử dụng bạo lực nếu cần thiết. Leung lập luận rằng các phương thức hoạt động hòa bình của các chính trị gia ủng hộ dân chủ truyền thống đã thất bại.
Nhóm “Tiền tuyến dân chủ địa phương” kêu gọi Hồng Kông tách khỏi Trung Quốc và điều này đã làm chính quyền Bắc Kinh nổi giận, gọi nhóm này là "ly khai". Nói về kết quả bầu cử công bố sáng 29-2, Leung nói: “Điều đó cho thấy người dân Hồng Kông đồng ý với suy nghĩ của nhóm “Tiền tuyến dân chủ địa phương” ở một mức độ nào đó”.
Tân Giới Đông là một thành trì ủng hộ dân chủ và Ủy viên Lập pháp thuộc Đảng Công dân Ronny Tong (Thang Gia Hoa) đã “trấn giữ” trong 11 năm cho đến khi ông từ chức năm ngoái, dẫn đến cuộc bầu cử bổ sung ngày 28-2.
Là hậu bối của ông Tong, lẽ ra ông Yeung đã thắng lợi dễ dàng hơn. Thế nhưng, sự trỗi dậy của Leung sau bạo loạn ở Mongkok đã làm chia rẽ số phiếu của lực lượng dân chủ. Những cư dân đáng lẽ bình chọn cho ông Yeung lại quay sang ủng hộ ông Leung.
Nhận xét về Leung, ông Yeung gọi anh là "nhân tố của thế hệ chính trị gia Hồng Kông tương lai". Lời lẽ thì thân thiện song trước cuộc bỏ phiếu, người ủng hộ của 2 phe đã ẩu đả nhau trên đường phố.
Mộ kỹ sư điện về hưu nhận xét: “Hồng Kông đang trong một mớ hỗn độn. Tôi không quan tâm đến tư tưởng chính trị, trừ vấn đề sinh kế. Sự hỗn loạn do những ứng viên trẻ gây ra trong năm mới đang ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng tôi và chuyện kinh doanh”
Thái Lan bắt 5 thủy thủ Campuchia "cưỡng hiếp du khách Pháp"
Cảnh sát ở miền Đông Thái Lan hôm 28-2 bắt giữ 5 thủy thủ Campuchia tấn công 4 khách du lịch Pháp và cưỡng hiếp 2 phụ nữ trong nhóm này.
Tướng Nopparat Rintapon, người đứng đầu lực lượng cảnh sát ở tỉnh Trat, cho biết 5 thủy thủ Campuchia neo thuyền cách bờ 300 m rồi bơi vào, dùng dao và gậy tấn công nhóm du khách Pháp trên đảo Koh Kut tối 27-2 (giờ địa phương), làm 3 người bị thương nặng.
Một trong bốn du khách bỏ chạy tới một khách sạn gần đó cầu cứu, trong khi hai thành viên nữ trong nhóm bị cưỡng hiếp, tướng Nopparat nói với hãng tin AP. Các nạn nhân sau đó được chuyển tới bệnh viện địa phương để chữa trị.
Báo The Cambodia Daily dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Campuchia Chum Sounry tối 28-2 cho hay ông chưa biết về vụ việc.
Theo tờ Bangkok Post, 3 thủy thủ Campuchia – gồm Yim, 25 tuổi, Pai, 22 tuổi và Jern, 25 tuổi - bị bắt lúc 5 giờ ngày 28-2 khi đang lẩn trốn trong một khu rừng trên đảo Koh Kut. 2 người còn lại – tên Thi và Bot Man (đều 20 tuổi) - bị bắt lúc 15 giờ cùng ngày ở cửa khẩu Cham Yeam khi cố gắng chạy qua địa bàn tỉnh Koh Kong – Campuchia. Cả 5 làm việc cho tàu cá Chok Kamolwan.
Điều tra ban đầu cho thấy 4 du khách Pháp thời điểm đó đi bộ dọc một con đường tới chỗ ăn tối cách khu resort họ ở khoảng 1 km. Họ đi qua 2/5 nghi phạm và những người này tìm cách bắt chuyện. Khi 4 du khách chuẩn bị rời đi, 3 thủy thủ Campuchia khác nhào ra từ bụi cây vồ lấy 2 người phụ nữ.
Hai du khách nam, Thomas Buiron, 30 tuổi và Edbri Ronain Rene, 29 tuổi, chống cự lại để giải cứu 2 người phụ nữ (một người 57 tuổi và người kia 28 tuổi) nhưng bị áp đảo nên phải bỏ chạy. Trong lúc thực hiện hành vi cưỡng hiếp, một chiếc ô tô chạy qua nên các nghi phạm dừng lại và bỏ trốn.
Cảnh sát, hải quân Thái Lan và khoảng 50 cư dân địa phương đã tỏa ra để tìm kiếm các nghi phạm, sau đó bắt được 3 tên lúc 5 giờ sáng ngày hôm sau.
Giám đốc cảnh sát quốc gia Thái Lan Chakthip Chaijinda đã tới đảo Koh Kut hôm 28-2 để thẩm vấn 5 thủy thủ Campuchia.
Tướng Trung Quốc khoe đã chuẩn bị mọi kịch bản chiến tranh ở Biển Đông