Philippines tố Trung Quốc điều 7 tàu chặn lối vào Trường Sa
Ngày 'siêu thứ Ba': Donald Trump và Hillary Clinton chiến thắng áp đảo
Lào: Công ty Trung Quốc bị tấn công, 1 người chết
Bin Laden dự báo về ngày tàn của IS
Lộ diện người giàu nhất nước Nga
Tin thế giới đọc nhanh tối 01-03-2016
- Cập nhật : 01/03/2016
Mỹ sẽ bảo vệ Hàn Quốc bằng mọi giá nếu có chiến tranh với Triều Tiên
Người Thái Lan tự tử nhiều thứ ba thế giới
Nhật Bản đứng đầu thế giới về số người tự tử. Kế đó các nước vùng Scandinavia, thứ ba là Thái Lan.
Phát hiện lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng internet toàn cầu
Nhật Bản: Dừng khẩn cấp một lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân
Một lò phản ứng của nhà máy điện Takahama thuộc công ty này ở miền Tây Nhật Bản đã tự động dừng hoạt động sau khi một máy phát điện xảy ra sự cố.
Công ty điện lực Kansai của Nhật Bản ngày 29/2 cho biết một lò phản ứng của nhà máy điện Takahama thuộc công ty này ở miền Tây Nhật Bản đã tự động dừng hoạt động sau khi một máy phát điện xảy ra sự cố dẫn tới kích hoạt hệ thống báo động tự động.
Theo công ty trên, sự cố xảy ra tại lò phản ứng số 4 của nhà máy Takahama, hệ thống báo động tự động kích hoạt khiến cần điều khiển sự phân tách hạt nhân cài ở vị trí dừng hoạt động. Không có vấn đề gì xảy ra với hệ thống làm mát lò phản ứng.
Trước đó, ngày 20/2 vừa qua đã xảy ra rò rỉ nước làm nguội tại một tòa nhà liền kề lò phản ứng này.
Lò phản ứng trên vừa được đưa vào hoạt động trở lại ngày 26/2, sau một thời gian tất cả các lò phản ứng hạt nhân trên cả nước Nhật Bản phải đóng cửa do cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima năm 2011.
Cuộc khủng hoảng này đã khiến Nhật Bản phải chuyển sang sử dụng nhiên liệu hóa thạch để bù đắp thiếu hụt năng lượng do các lò phản ứng hạt nhân phải ngừng hoạt động.
Thủ tướng Shinzo Abe đã nhấn mạnh việc nối lại hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân là vấn đề then chốt trong chính sách năng lượng của Nhật Bản.
Liên quan vấn đề trên, cùng ngày 29/2, ba cựu lãnh đạo của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) đã bị truy tố vì tội lơ là chuyên môn, không áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn chặn thảm họa hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Số 1 năm 2011. TEPCO là chủ sở hữu và quản lý nhà máy điện Fukushima.
Các bị can gồm ông Tsunehisa Katsumata, 75 tuổi, Chủ tịch TEPCO vào thời điểm xảy ra thảm họa; và hai cấp phó gồm ông Sakae Muto, 65 tuổi; và ông Ichiro Takekuro, 69 tuổi.
Văn phòng công tố Tokyo đã tiến hành điều tra sau khi một ủy ban dân sự độc lập năm 2014 khẳng định các cựu lãnh đạo TEPCO đã nhận được một báo cáo hồi tháng 6/2009 cho rằng nhà máy có thể phải hứng chịu một trận sóng thần cao tới 15,7m, nhưng họ đã không áp dụng các biện pháp đề phòng mặc dù đã biết có nguy cơ xảy ra sóng thần lớn.
Ủy ban này cáo buộc sự vô trách nhiệm của các cựu lãnh đạo TEPCO đã khiến 13 người bị thương do nổ khí hydro tại nhà máy cũng như làm 44 người tử vong tại bệnh viện sau khi được sơ tán khỏi nhà máy sau thảm họa trên.
Phương Tây bắt đầu "chán ngấy" Ukraine
Sự ủng hộ của phương Tây đối với những nhân vật lên nắm quyền ở Ukraine sau sự kiện Maidan đang trở nên nhạt dần.
Theo đó, sự bất ổn chính trị ở Ukraine đang có những tác động tiêu cực lên mối quan hệ của Ukraine với Mỹ, cụ thể là nó có thể khiến Mỹ ngừng sự trợ giúp cho Ukraine.
"Có thể nói một cách công khai rằng sự bất ổn ở Ukraine đang làm nảy sinh sự lạnh nhạt này, đồng thời làm cho Mỹ trở nên lo ngại"- Parubi tuyên bố.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Ukraine, Kiev đang ngày càng khó tìm được các lý do thuyết phục để Washington tiếp tục các viện trợ cho nước này.
Như vậy có thể cảm nhận rõ ràng rằng nếu như khủng hoảng tiếp tục diễn ra thì sẽ ngày càng khó thuyết phục các đối tác về sự cần thiết phải tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine"- Parubi nhận định.
Theo Cơ quan báo chí Quốc hội Ukraine, trong thời gian ở Mỹ, Parubi đã có các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo "Hội hữu nghị Mỹ-Ukraine", các nghị sỹ Marcy Kaptur và Sandor Levin để thống nhất sẽ thành lập Nhóm công tác thường trực.
"Trong đối thoại, các nghị sỹ Mỹ cũng bày tỏ hy vọng rằng Ukraine sẽ có thể vượt qua giai đoạn bất ổn chính trị hiện nay và cam kết rằng Mỹ sẽ vẫn là người bạn lớn của Ukraine"- tuyên bố của cơ quan báo chí Ukraine nhấn mạnh.
Phương Tây đang tăng cường chỉ trích Ukriane
Trước khi ông Parubi đến Mỹ, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeir và Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault đã trực tiếp đến Kiev vào ngày 22/2 và đưa ra những chỉ trích công khai đối với giới lãnh đạo nước này.
Đến ngày 24/2, Mỹ lại lên tiếng chỉ trích Ukraine. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lên tiếng khẳng định rằng Mỹ muốn thấy Ukraine chấp hành nghiêm các yêu cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và tuân thủ các nội dung của Thỏa thuận Minsk.
Ông Kerry cũng lên tiếng khẳng định rằng những gì đang diễn ra trong nội bộ Chính phủ Ukraine có thể coi là sự hỗn loạn và đó chính là nguyên nhân khiến IMF không thể tiếp tục cấp tín dụng cho Ukraine.
"Chúng tôi phản ứng rất thẳng thắn đối với vấn đề này. Chúng tôi đang gây áp lực rất lớn để cố gắng đảm bảo cho các cuộc cải cách cần thiết và cải cách cũng là một phần trong tiến trình Minsk mà Ukraine cần phải tuân thủ.
Cần phải có những nỗ lực thực sự cho cuộc cải cách. Quốc hội Ukraine cần phải có trách nhiệm, Tổng thống Poroshenko cần phải thúc đẩy được cải cách"- ông Kerry nhấn mạnh.
Đáng chú ý, đây là những chỉ trích công khai đầu tiên của Mỹ với giới lãnh đạo Ukraine kể từ sau cuộc cách mạng Maidan năm 2014.
Mặc dù mới lên tiếng chỉ trích Ukraine nhưng Mỹ đã có những phản ứng không hài lòng với Ukraine từ trước đó. Trước đó, phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố thường xuyên tiến hành các cuộc điện đàm với giới lãnh đạo Ukraine.
Bản thân ông Biden cho biết thời gian đàm thoại với Tổng thống Ukraine trong ngày còn nhiều hơn thời gian ông tiếp xúc với vợ.
Tuy nhiên, hiện các cuộc đàm thoại này hầu như không được thực hiện nữa.
Trong khi đó, các phương tiện truyền thông phương Tây trước đây luôn tránh chỉ trích Ukraine, hiện cũng đang bắt đầu thừa nhận rằng Ukraine đang rơi vào cảnh hỗn loạn.
Đến ngày 26/2, đài "Tự do" đã đăng tải các thông tin cho rằng EU đã quyết định không xem xét đề xuất của Ukraine trong việc cấp cho nước này quy chế miễn thị thực cho đến khi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về mối quan hệ Ukraine - EU sẽ được tổ chức tại Hà Lan vào ngày 6/4 tới đây.
Mỹ vẫn cần Ukraine làm quân bài phá mối quan hệ Nga - EU
Theo Aleksey Goncharenko, nghị sỹ thuộc "Khối Poroshenko" trong Quốc hội Ukraine, Mỹ hiện không "lạnh nhạt" với Ukraine mà là do Chính phủ Ukraine hiện đang ở trạng thái "treo" nên khó có thể đưa ra quyết định gì quan trọng vào thời điểm này.
"Không có sự lạnh nhạt nào ở đây nhưng rõ ràng các quan chức Mỹ đang quan ngại trước khả năng sẽ làm việc với ai. Họ muốn có một đối tác chính thống và có thể đoán trước được, còn Chính phủ hiện nay ở Ukraine đang bị treo.
Hoạt động của Chính phủ bị coi là không hiệu quả nhưng Quốc hội Ukraine lại chưa thể giải tán Chính phủ này"- Goncharenko nhận định.
Đồng tình với nhận định của Goncharenko, nhà phân tích chính trị độc lập Nga Anatoli Vasserman cho rằng không có sự lạnh nhạt nào từ Washington mà Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
"Người Mỹ vẫn đang tiếp tục trợ giúp Ukraine ở mức độ họ cho là cần thiết. Việc Ukraine đang lặp lại những sai lầm trong giai đoạn 2005 như tuyên bố của Parubi là không có gì ngạc nhiên.
Các cuộc đảo chính được tiến hành năm 2004 và 2014 ở Ukraine là nhằm phục vụ cho lợi ích của các thế lực bên ngoài, phía Tây Ukraine. Mỹ cần đến Ukraine không chỉ với tư cách là công cụ để "cướp bóc" mà còn với tư cách là phương tiện để hạn chế sự hợp tác Nga-EU.
Mỹ rất cần đến Ukraine để làm suy yếu đối thủ cạnh tranh của mình là EU. Điều ngạc nhiên chỉ là ở Ukraine vẫn còn nhiều người sẵn sàng lặp lại những sai lầm cũ với hy vọng sẽ có được kết quả khác"- Vasserman nhận định.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo Quan điểm, một trong những tờ báo điện tử uy tín tại Nga.