Trung Quốc lập 5 quân khu mới
IS cảnh báo Anh về 'ngày tận thế' ở London
Nga nghi phiến quân Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến vụ đánh bom máy bay A321
Đảng Dân Tiến lần đầu kiểm soát cơ quan lập pháp Đài Loan
Nga đưa Su-35S đến thử lửa ở Syria
Tin thế giới đọc nhanh trưa 01-02-2016
- Cập nhật : 01/02/2016
Australia ủng hộ tàu Mỹ tuần tra ở Hoàng Sa
"Việc công nhận tất cả các nước có quyền thực hiện tự do hàng hải và hàng không theo luật quốc tế là điều quan trọng, gồm cả ở Biển Đông. Australia ủng hộ mạnh mẽ những quyền này", AFR dẫn lời bà Marise Payne cho biết trong thông báo hôm nay.
Tàu chiến USS Curtis Wilbur (DDG 54) của Mỹ hôm 29/1 đã đi vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Mỹ tuyên bố động thái này nhằm thách thức những hạn chế về quyền và tự do hàng hải của Mỹ cũng như các nước khác trên Biển Đông.
Bà Payne khẳng định các tàu và máy bay của Australia sẽ tiếp tục thực hiện quyền của mình, tuân theo luật quốc tế ở các khu vực, trong đó có Biển Đông. Điều này Australia đã thực hiện trong nhiều thập kỷ.
Bộ trưởng Quốc phòng Payne nhấn mạnh Australia có lợi ích chính đáng trong việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, thực hiện tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Gần 60% hàng xuất khẩu của Canberra đi qua khu vực này.
Giữa tháng 12 năm ngoái, Australia đã điều máy bay do thám P-3 Orion đến tuần tra ở Trường Sa, tuyên bố đây là hoạt động định kỳ trong nỗ lực duy trì an ninh và ổn định khu vực.
Trung Quốc gần đây tăng cường cải tạo và xây dựng trái phép các cơ sở hạ tầng ở cả Trường Sa và Hoàng Sa, khiến các nước lo ngại. Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền không tranh cãi ở hai quần đảo và đề nghị Trung Quốc dừng các hoạt động này.
Mỹ, NATO cảnh báo Nga về vụ Su-34 xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ
"Chúng tôi đã nhận được các báo cáo và có thể khẳng định một chiến đấu cơ khác của Nga lại xâm phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời cũng là của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)", Ria Novostidẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc Mark Wright hôm qua cho biết trong một thông báo.
"Chúng tôi yêu cầu Nga tôn trọng không phận Thổ Nhĩ Kỳ và chấm dứt các hành động có nguy cơ làm gia tăng bất ổn trong khu vực", ông Wright nói thêm. Washington kêu gọi Moscow và Ankara "thực hiện các biện pháp nhằm tránh leo thang căng thẳng".
Trước đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhắc tới việc máy bay Nga từng xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Theo ông, những sự cố xảy ra trước đây đã cho thấy tính chất nguy hiểm trong hành vi của Nga đối với cả Thổ Nhĩ Kỳ và NATO. Ông Stoltenberg hối thúc Nga "hành động có trách nhiệm và tôn trọng không phận của NATO".
Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho hay ông muốn gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin để trao đổi về vụ việc.
Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua triệu tập đại sứ Nga vì cho rằng một chiếc Su-34 Nga xâm phạm không phận nước này. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ thông tin trên và nói đây là một cáo buộc "vô căn cứ".
Chiến đấu cơ F-16 Thổ Nhĩ Kỳ hồi cuối tháng 11 năm ngoái bắn rơi một chiếc Su-24 Nga gần biên giới Syria "vì vi phạm không phận". Vụ việc khiến quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng. Các biện pháp trừng phạt của Nga sau đó khiến kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ gặp nhiều khó khăn
Hàn Quốc xem xét triển khai hệ thống phòng thủ, Trung Quốc ‘nhảy dựng’
Ngày 29-1, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok đã phát biểu như trên.
Tuy nhiên, ông bác bỏ thông tin truyền thông cho rằng Seoul và Washington sẽ bắt đầu thương thảo về triển khai hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (gọi tắt là hệ thống phòng thủ) vào tuần tới.
Ông nói Hàn Quốc chưa nhận được đề nghị thương thảo từ Mỹ, nghĩa là sẽ không có quyết định nào được đưa ra trong tương lai gần. Ông cho biết hiện tại hai nước chỉ mới thảo luận vấn đề này trong nước, riêng Hàn Quốc tập trung xem xét hệ thống phòng thủ sẽ hiệu quả đến mức nào.
Báo chí cho rằng Hàn Quốc đang thúc đẩy vấn đề triển khai hệ thống phòng thủ thông qua hàng loạt chuyến thăm Hàn Quốc của Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ), nhà sản xuất hệ thống này. Trước đó, Tổng thống Park Geun-hye cũng đã nói với các nhà báo Hàn Quốc sẽ xem xét hệ thống phòng thủ trên cơ sở quyền lợi an ninh quốc gia của Hàn Quốc.
Chuyên san The Diplomat (Nhật) ghi nhận có lý do tốt để Seoul xem xét triển khai hệ thống phòng thủ. CHDCND Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân thứ tư ngày 6-1 và Mỹ gần đây thừa nhận Bình Nhưỡng có thể đã thử một phần bom nhiệt hạch. Bên cạnh đó, hình ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên có thể đang chuẩn bị phóng tên lửa đạn đạo.
Các yếu tố này cho thấy cần thiết phải triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa ở Hàn Quốc để đối phó nguy cơ tấn công tên lửa tiềm tàng từ miền Bắc. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là Trung Quốc, đồng minh và đối tác thương mại chính của Triều Tiên, quyết liệt phản đối. Trung Quốc tin rằng hệ thống phòng thủ có thể được sử dụng để chống lại cả Trung Quốc.
Bất đồng ngoại giao về vấn đề hệ thống phòng thủ đã dẫn đến đôi co qua lại giữa Seoul và Bắc Kinh hồi năm ngoái, một “ổ gà” hiếm hoi trong mối quan hệ song phương được đánh giá là khá trơn tru.
Khi được hỏi về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã khuyến cáo khi theo đuổi vấn đề an ninh của riêng mình, các nước nên xem xét các mối quan tâm về an ninh của nước khác. Theo bà thì tình hình bán đảo Triều Tiên là cực kỳ nhạy cảm và các nước liên quan nên thận trọng.
Mọi thảo luận thực sự về triển khai hệ thống phòng thủ ở Hàn Quốc đã bị trì hoãn hồi năm ngoái. Dù vậy hiện nay, trong bối cảnh Hàn Quốc bất bình với phản ứng giới hạn của Bắc Kinh đối với vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, việc xem xét lại vấn đề hệ thống phòng thủ là cách chứng tỏ cho Bắc Kinh thấy hành động của Bình Nhưỡng sẽ dẫn đến hậu quả và hậu quả này cũng sẽ tác động đến quyền lợi an ninh của quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Đánh bom tự sát ở thủ đô Syria, 45 người thiệt mạng
Những kẻ tấn công đã cho phát nổ các quả bom tại quận Sayeda Zeinab thuộc Damascus, nơi có ngôi đền Sayyida Zeinab linh thiêng nhất của người Hồi giáo Shiite ở Syria, Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Nội vụ nước này cho biết.
Những hình ảnh phát trên kênh truyền hình quốc gia cho thấy nhiều ngôi nhà và xe cộ bị cháy rụi. Theo hãng thông tấn nhà nước Syria SANA, một nhóm phiến quân ban đầu kích nổ quả bom gần một bến xe công cộng thuộc khu dân cư Koua Sudan. Trong khi người dân đang cố gắng dập tắt những đám cháy và giải cứu các nạn nhân, hai kẻ đánh bom tự sát đã kích hoạt khối thuốc nổ mang theo bên mình.
"Xác người vẫn đang được kéo ra khỏi đống đổ nát", một nhân chứng cho hay.
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh đại diện chính quyền Syria cùng các phe phái đối lập bắt đầu tập trung về Geneva, Thụy Sĩ, để tham gia phiên đàm phán hòa bình do Liên Hợp Quốc làm trung gian.
Thủ tướng Syria Wael al-Halaki khẳng định cuộc tấn công do "các nhóm khủng bố" thực hiện nhằm "nâng cao "ý chí chiến đấu" sau một loạt thất bại trước quân đội chính phủ.
Theo AFP, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã thừa nhận là kẻ chủ mưu gây ra vụ việc.
4 triệu USD bị biển thủ từ các công ty nhà nước Malaysia
Cuộc điều tra hình sự ở quỹ đầu tư 1Malaysia Development Berhad (1MDB) cho thấy khoảng 4 triệu USD dường như bị lạm tiêu từ các công ty Nhà nước, Reuters dẫn tin từ ông Michael Lauber, trưởng công tố Thụy Sĩ, cho biết hôm 29/1.
Theo văn phòng của ông Lauber, một phần nhỏ lượng tiền bị biển thủ đã được chuyển tới tài khoản ở Thụy Sĩ của các cựu quan chức Malaysia, quan chức đương nhiệm cũng như về hưu của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
4 công ty bị nghi thực hiện các hoạt động phi pháp trong giai đoạn 2009 - 2013 gồm SRC International, trước đây là công ty con của quỹ 1MDB, Petrosaudi, Genting/Tanjong và ADMIC.
Văn phòng trưởng công tố Lauber đã chính thức đề nghị Malaysia hỗ trợ điều tra các hành vi vi phạm luật của Thụy Sĩ, liên quan đến việc nhận hối lộ của các quan chức nước ngoài, việc thông đồng trong các văn phòng công, rửa tiền và quản lý yếu kém tại quỹ.
"Khoản tiền bị cho là lạm tiêu có thể đã được đánh dấu riêng dành cho đầu tư vào các dự án kinh tế và phát triển xã hội của Malaysia", thông báo của phía Thụy Sĩ gửi Malaysia cho biết.
Văn phòng trưởng công tố Malaysia hôm qua khẳng định sẽ thực hiện tất cả các bước đi có thể để hợp tác với Thụy Sĩ. Tuy nhiên cơ quan này cũng lưu ý việc điều tra tiền tặng dành cho Thủ tướng Malaysia Najib Razak hoàn toàn phân tách khỏi khoản tiền chuyển vào quỹ 1MDB.
Trong khi đó quỹ 1MDB cho hay họ chưa nhận được thông tin từ nhà chức trách thuộc cơ quan pháp lý của nước ngoài về bất kỳ vấn đề gì liên quan tới họ. 1MDB là quỹ do ông Najib thành lập từ năm 2009 để phát triển các ngành công nghiệp mới, hiện có tổng số nợ lên đến hơn 11 tỷ USD sau khi các dự án năng lượng ở nước ngoài thất bại.
Malaysia hôm 26/1 tuyên bố xóa bỏ cáo buộc tham nhũng cho Thủ tướng Najib trong vụ bê bối gây chấn động nước này. Văn phòng tổng công tố Malaysia kết luận số tiền 681 triệu USD mà ông Najib nhận qua tài khoản ngân hàng là một khoản "quyên tặng cá nhân" từ hoàng gia Arab Saudi. Giao dịch diễn ra vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4 năm 2013.
Trưởng công tố viên cũng cho biết ông Najib không phạm tội danh hình sự nào trong ba vụ điều tra liên quan khác và giới chức sẽ không tiến hành thêm hành động nào chống lại ông.