Indonesia bắt giữ 35 phần tử Hồi giáo cực đoan
Mỹ mở rộng không kích Libya
Nga cử máy bay do thám tối tân nhất đến Syria
Hội đồng Bảo an LHQ bác dự thảo nghị quyết của Nga
Trung Quốc “tự hại mình”
Cộng đồng ASEAN hướng tới phát triển toàn diện trên nền tảng số
- Cập nhật : 01/12/2015
(Thoi su)
Đó là mục tiêu phát triển được các đại biểu đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng viễn thông và công nghệ thông tin ASEAN lần thứ 15 (TELMIN 15) vừa được khai mạc tại TP Đà Nẵng sáng 26-11.
Hội nghị có sự góp mặt của đại biểu cấp cao bộ trưởng 10 nước ASEAN, bộ trưởng phụ trách viễn thông và CNTT 3 nước đối thoại gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; Liên minh Viễn thông thế giới (ITU).
Theo đó, trong thời gian hai ngày diễn ra hội nghị (26 và 27-11), các bộ trưởng phụ trách lĩnh vực viễn thông và CNTT của các nước ASEAN sẽ cùng nhau rà soát tình hình triển khai hợp tác trong một năm qua, đồng thời thảo luận thống nhất đưa ra định hướng hợp tác với các mục tiêu ưu tiên cho giai đoạn tiếp theo.
Cụ thể, nội dung thảo luận sẽ tập trung các chương trình hoạt động, hợp tác nhằm tăng cường kết nối hạ tầng thông tin, thu hẹp khoảng cách số và nâng cao khả năng ứng dụng CNTT trong ASEAN, chương trình hợp tác với các nước đối thoại, tổ chức quốc tế chuyên ngành.
Ngoài ra, các bộ trưởng cùng nhau tuyên bố việc kết thúc triển khai thành công kế hoạch tổng thể về CNTT và truyền thông (ICT) ASEAN giai đoạn 2010-2015; công bố chính thức kế hoạch tổng thể về ICT ASEAN 2020 (AIM 2020) văn kiện có tính chất định hướng cho các hoạt động hợp tác và phát triển ICT giữa các nước ASEAN trong giai đoạn từ 2016-2020.
Điểm nhấn quan trọng
Việc công bố văn kiện này được coi là điểm nhấn quan trọng nhất của sự kiện lần này, đồng thời được đánh giá là thể hiện tầm nhìn chiến lược của các bộ trưởng ASEAN cũng như minh chứng cho sự phát triển năng động của lĩnh vực ICT với vai trò là một lĩnh vực hợp tác hội nhập tiên phong để kết nối nền kinh tế, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng chung của khu vực giai đoạn hậu 2015 - giai đoạn của một Cộng đồng chung ASEAN.
Kế hoạch tổng thể ICT 2020 cơ bản đề ra những mục tiêu ưu tiên hợp tác, phát triển và lộ trình hiện thực hóa các mục tiêu đó trong 5 năm tới trên cơ sở đánh giá và dự báo các yếu tố về xu thế phát triển công nghệ, yêu cầu thực tiễn về công tác quản lý, yêu cầu của doanh nghiệp, người dân trong khu vực, các tác động khác về mặt kinh tế xã hội trong khu vực cũng như trên thế giới đảm bảo phù hợp những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung của khu vực được nêu trong tầm nhìn ASEAN 2025 đã được các lãnh đạo ASEAN thông qua.
Cũng trong khuôn khổ hội nghị lần này, các nước ASEAN và ITU sẽ tiến hành ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về ICT giữa hai bên cho giai đoạn 2016-2018. Với bản ghi nhớ này, hai bên cam kết sẽ thúc đẩy hợp tác thông qua việc triển khai các sáng kiến chung đối với các lĩnh vực ưu tiên như bảo đảm toàn vẹn mạng lưới và an toàn thông tin, triển khai băng rộng, hỗ trợ xây dựng chính sách viễn thông và CNTT, các cơ chế triển khai dịch vụ công ích, ứng dụng ICT quản lý thiên tai…
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thông tin đến các bộ trưởng, đại biểu về những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được. Riêng CNTT đã có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng tạo ra những thay đổi lớn trong đời sống kinh tế, xã hội.
“Việt Nam tiếp tục xác định CNTT là yếu tố then chốt tạo lập phương thức phát triển mới, là động lực quan trọng của sự phát triển, hiện đại hóa đất nước, nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập quốc tế” - ông Phúc nhấn mạnh.
5 ưu tiên hợp tác
Cũng tại hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ trưởng xem xét thảo luận 5 ưu tiên hợp tác trong thời gian tới gồm:
Ưu tiên các sáng kiến về thu hẹp khoảng cách số giữa các quốc gia thành viên, giữa thành thị và nông thôn, bảo đảm mọi người dân đều có cơ hội sử dụng dịch vụ và tiếp cận thông tin bình đẳng, hướng tới mục tiêu phát triển đồng đều trong khu vực.
Phát triển CNTT và truyền thông cần gắn với phát triển bền vững, bảo đảm các lợi ích kinh tế, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội, phát huy vai trò nền tảng và động lực phát triển của các ngành kinh tế khác.
Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ cao và xây dựng các chính sách về bảo vệ môi trường ứng dụng CNTT phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực, hạ tầng kinh tế - xã hội.
CNTT cần tạo ra môi trường mạng an toàn cho hoạt động tiếp cận và chia sẻ thông tin của người dân, doanh nghiệp giữa các quốc gia thành viên với nhau.
Tăng cường hợp tác với các đối tác nhằm thu hút các nguồn lực và tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật từ các nước phát triển và các tổ chức quốc tế.