tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 30-11-2015

  • Cập nhật : 30/11/2015

Nhật tố tàu tuần duyên Trung Quốc xâm nhập gần Senkaku/Điếu Ngư

nhat to tau tuan duyen trung quoc xam nhap gan senkaku/dieu ngu

Nhật tố tàu tuần duyên Trung Quốc xâm nhập gần Senkaku/Điếu Ngư


Kênh truyền hình NHK của Nhật Bản ngày 29.11 đưa tin ba tàu tuần duyên của Trung Quốc vào vùng lãnh hải của Nhật Bản ở biển Hoa Đông vào lúc 10 giờ cùng ngày. Dẫn nguồn tin từ Cảnh sát biển Nhật Bản, NHK cho biết ba tàu này ở gần với đảo chính Uotsuri/Điếu Ngư thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư và lưu lại đó trong 2 giờ liền.
Cảnh sát biển Nhật Bản đã yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi vùng lãnh hải và cảnh cáo họ sẽ phản ứng mạnh nếu tàu Trung Quốc quay lại. Trước phản ứng của phía Nhật, tàu Trung Quốc đã ra khỏi vùng biển nói trên, theo NHK.
Nhật Bản xem vùng biển trong phạm vi 12 hải lý (22 km) xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là thuộc lãnh hải của mình mà công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) công nhận. Chưa thấy phản ứng của Bắc Kinh về vụ xâm nhập vào vùng biển mà giới chức Nhật Bản cho rằng thuộc lãnh hải của nước này.
Hãng tin Kyodo (Nhật) cho biết hôm nay là lần thứ 32 trong năm nay tàu của Trung Quốc xâm nhập vùng biển xung quanh những đảo không có người ở do Nhật Bản kiểm soát. Vụ gần nhất trước đó là hôm 23.11.
Những hòn đảo này được chính quyền Nhật mua lại từ tư nhân hồi năm 2012. Trung Quốc và cả Đài Loan đều đòi hỏi chủ quyền đối với những hòn đảo này.
Hôm 26.11, Tokyo tuyên bố sẽ bố trí thêm 500 lính và tên lửa phòng không ở các đảo đang bị tranh chấp ở biển Hoa Đông. Sau tuyên bố này, Trung Quốc hôm 27.11 đã huy động một lực lượng hùng hậu gồm 11 máy bay chiến đấu và ném bom lượn nhiều vòng ở gần khu vực vùng biển mà cả 2 đang tranh chấp.
Giới chức Nhật cho biết máy bay Trung Quốc không xâm nhập vào vùng trời của Nhật trong đợt thị uy này. Tuy nhiên Tokyo không ngồi yên cũng điều nhiều tiêm kích F-15 đến bám sát chiến đấu cơ của Trung Quốc lảng vảng trên vùng trời gần đảo Okinawa và Miyako của Nhật, theo hãng tin DPA của Đức.

Liên quân Mỹ ngừng không kích Syria vì tên lửa phòng không Nga

Sau vụ không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu Nga, Matxcơva triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-400 đến Syria. Lập tức liên quân chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) do Mỹ lãnh đạo ngừng các cuộc không kích ở Syria.

mot he thong ten lua phong khong s-400 nga trien khai tai syria - anh: reuters

Một hệ thống tên lửa phòng không S-400 Nga triển khai tại Syria - Ảnh: Reuters

tam ban cua ten lua s-400 bao trum 75% dien tich syria, toi ca tho nhi ky, iraq, israel, jordan... - anh: rt

Tầm bắn của tên lửa S-400 bao trùm 75% diện tích Syria, tới cả Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Israel, Jordan... - Ảnh: RT

Theo trang web tin tình báo Israel DEBKAfile, việc Nga triển khai tên lửa phòng không S-400 ở căn cứ không quân Khmeimin gần thành phố Latakia, cộng với hệ thống chiến tranh điện tử của nước này, đã biến phần lớn Syria trở thành một vùng cấm bay do Matxcơva kiểm soát.

Quân đội đưa tên lửa S-400 đến Syria hôm 25-11, một ngày sau khi chiếc Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi.

Kể từ thời điểm đó, lực lượng Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã ngừng chiến dịch không kích IS ở Syria. Trong khi đó, các cuộc không kích của liên quân do Mỹ lãnh đạo vào những vị trí của IS tại Iraq vẫn diễn ra đều đặn.

Nguồn tin tình báo cho biết Thổ Nhĩ Kỳ cực kỳ thận trọng, tránh điều các chuyến bay tới gần biên giới Syria. Mới đây một người phát ngôn liên quân chống IS cho biết chiến dịch không kích IS tại Syria hạ nhiệt là do vấn đề chiến thuật.

Tuy nhiên nguồn tin quân sự của DEBKAfile khẳng định cả Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đều lo ngại tên lửa phòng không S-400 của Nga vì không có nhiều kinh nghiệm đối phó với loại vũ khí lợi hại này.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga có thể bắn rơi các loại máy bay tàng hình, máy bay không người lái, tên lửa hành trình hay tên lửa đạn đạo.

Chỉ có một số loại máy bay siêu hiện đại của Mỹ như F-22, F-25 và B-2 mới có thể hoạt động an toàn trong tầm bắn của tên lửa S-400.

Tầm bắn của tên lửa S-400 lên đến 400km, đạt độ cao 27km. Trong cùng một thời điểm, một hệ thống S-400 có thể tấn công tới 36 mục tiêu. Tầm radar của hệ thống S-400 lên tới 600km. Ở cùng một thời điểm, radar của hệ thống S-400 có thể theo dõi và định vị khoảng 300 mục tiêu.

Theo các số liệu này, tầm bắn của tên lửa S-400 bao trùm 75% lãnh thổ Syria. Từ tỉnh Latakia, tên lửa S-400 cũng dễ dàng tấn công các máy bay bay sâu trong trong không phận Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoài ra, tình báo Israel tiết lộ sau vụ bắn máy bay, quân đội Nga đã triển khai các hệ thống chiến tranh điện tử cả trên bầu trời và dưới mặt đất tại Syria để chống phá các chuyến bay quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.

Phản ứng lại, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lắp đặt hệ thống chiến tranh điện tử KORAL dọc biên giới miền nam sát Syria.

Như vậy, cả lực lượng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều đang dùng thiết bị điện tử để làm nhiễu radar và tên lửa của nhau. Tuy nhiên tình báo Israel đánh giá hệ thống của Nga có sức mạnh vượt trội.


Trung Quốc phá đường dây bán vũ khí, thu giữ 1.180 khẩu súng

Theo hãng tin Tân Hoa Xã, cảnh sát Trung Quốc vừa phá một đường dây mua bán súng trái phép trên mạng, thu giữ 1.180 khẩu súng và hơn 6 triệu viên đạn.

Hãng Tân Hoa Xã cho biết chiến dịch điều tra này đã kéo dài hơn bảy tháng, bắt đầu từ khi các nhân viên điều tra phát hiện một bưu kiện chứa các bộ phận súng đáng ngờ tại Nội Mông (Trung Quốc) hồi tháng 4-2015. Từ bưu kiện này, cảnh sát Trung Quốc đã xác định 18 đối tượng buôn bán vũ khí trái phép tại Trung Quốc thông qua một địa chỉ mạng đặt tại Mỹ.

 mot duong day ban vu khi trai phep tai trung quoc da bi triet pha, thu giu 1.180 khau sung va hon 6 trieu vien dan (anh minh hoa)

 Một đường dây bán vũ khí trái phép tại Trung Quốc đã bị triệt phá, thu giữ 1.180 khẩu súng và hơn 6 triệu viên đạn (Ảnh minh họa)

Cảnh sát Trung Quốc cho biết nhóm buôn bán vũ khí này đã thu được hơn 4 tỉ nhân dân tệ lợi nhuận từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 2012 đến nay. Tại Trung Quốc, những ai sở hữu vũ khí trái phép sẽ bị phạt tù tối đa bảy năm. 

Trong bảy tháng sau đó, cảnh sát Trung Quốc đã truy dấu vết các kiện hàng chứa bộ phận súng trái phép khác của năm đối tượng tình nghi tại tỉnh Hồ Nam. Cảnh sát cũng đã đột kích một ngôi nhà mà các đối tượng sử dụng làm địa điểm bán vũ khí.

Một đối tượng đã khai nhận rằng nhóm này đã bắt đầu buôn bán súng trái phép từ năm 2012, sử dụng một trang web đặt tại Mỹ. Tân Hoa Xã cho biết nhóm này còn tự tin đăng quảng cáo công khai trên mạng và tuyển dụng "nhân viên bán hàng" trên toàn quốc.


Syria tố Thổ Nhĩ Kỳ tăng hỗ trợ phiến quân

Quân đội Syria ngày 28-11 cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã tăng cường hỗ trợ vũ khí, đạn dược cho các nhóm phiến quân được mô tả là những kẻ khủng bố ở Syria. Đồng thời, nước này còn tố Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn đạn súng cối vào quân đội Syria.

“Chúng tôi có một số thông tin rằng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã tăng hỗ trợ cho các phần tử khủng bố từ vũ khí, đạn dược cho đến các trang thiết yếu để tiếp tục hành động tội ác của họ” – thông cáo quân đội Syria có đoạn viết. Syria tố Thổ Nhĩ Kỳ đổi vũ khí để lấy dầu mỏ và các cổ vật từ phiến quân.

syria to tho nhi ky ho tro vu khi cho phien quan nuoc nay. anh: reuters

Syria tố Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ vũ khí cho phiến quân nước này. Ảnh: Reuters

Theo Syria, vũ khí được Thổ Nhĩ Kỳ giấu kín và chuyển đến nước này trong các lô hàng mà Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố viện trợ nhân đạo.

Trước cáo buộc của Syria, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan lên tiếng phủ nhận tất cả. Ông này khẳng định nước mình không mua dầu mỏ từ IS và những ai đưa ra cáo buộc phải có bằng chứng để chứng minh điều đó.

Bên cạnh tố cáo tăng hỗ trợ vũ khí, Syria còn cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đã tấn công các căn cứ của quân đội nước này vào tối 27-11 tại biên giới tỉnh Latakia, phía Tây Bắc Syria. Một nguồn tin từ quân đội Syria nói với Reuters rằng phiến quân sử dụng hệ thống vũ khí chống tăng và bọc thép hiện đại do Mỹ chế tạo chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. 

Số vũ khí này có thể do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp cho họ trong vài tuần qua. Các tên lửa TOW cũng được phiến quân sử dụng thường xuyên và nhóm phiến quân cũng sử dụng chúng để bắn chiến đấu cơ của Nga trong tuần này.

“Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cố tình tạo ra sự hỗn loạn an ninh tại biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ tạo điều kiện cho các phần tử khủng bố dễ dàng di chuyển từ Syria đến châu Âu để thực hiện hành động tội ác” – quân đội Syria gay gắt tố Thổ Nhĩ Kỳ.


Bà Suu Kyi yêu cầu nghị sĩ phải sử dụng được tiếng Anh

Trong cuộc họp hôm 28.11, lãnh đạo của đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) kêu gọi một trật tự kỷ cương đối với các tân nghị sĩ của đảng này, những người vừa mới chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 8.11 vừa qua.
Bà Suu Kyi yêu cầu các thành viên NLD phải có trách nhiệm trong vai trò nghị sĩ và cả điều hành chính phủ mới sẽ bắt đầu trong năm 2016, theo AFP. Lãnh đạo đảng NLD dọa sẽ trừng phạt và không dung thứ cho bất kỳ thành viên nào sai trái và thiếu trách nhiệm trong cương vị mới.
“Nếu các vị không biết thì hãy hỏi, chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ; nhưng nếu các vị sai lầm, chúng tôi sẽ không thể giúp sửa sai. Còn nếu các vị ngồi tù vì lạm quyền, thì chúng tôi sẽ đi thăm”, Thet Thet Khaing, một tân nghị sĩ ở hạ viện Myanmar nói lại phát biểu của bà Suu Kyi trong cuộc họp với 226 tân nghị sĩ NLD tham dự, theoIrrawaddy.
Irrawaddy cho biết bà Suu Kyi yêu cầu các nghị sĩ phải cải thiện kỹ năng tiếng Anh để tất cả các nghị sĩ có thể sử dụng ngôn ngữ quốc tế này. Bà Suu Kyi từng du học ở Anh, chồng và 2 con của bà đều là công dân Anh.
Chính vì có người thân là công dân nước ngoài mà bà không được phép giữ chức tổng thống Myanmar, dù đảng của bà đã thắng áp đảo, giành 80% số ghế trong cả lưỡng viện quốc hội trong cuộc bầu cử lịch sử vừa qua.
Lãnh đạo NLD tuyên bố sẽ cắt giảm 25% lương của các nghị sĩ quốc hội, vì theo bà sẽ không công bằng khi nghị sĩ hưởng 1 triệu kyat (tương đương hơn 17 triệu đồng) một tháng trong khi điều kiện sống của người dân nước này còn nghèo khổ. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), thu nhập bình dân đầu người Myanmar vào khoảng 1.200 USD/năm (tức 24 triệu đồng) năm 2014.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục