Đông Nam Á báo động sau vụ khủng bố Paris
Mỹ: Rome và Milan vào “tầm ngắm” IS
Các nước vùng Vịnh mua bom thông minh của Mỹ
Nga tiêu hủy 500 xe chở dầu của IS
Thủ tướng Anh muốn “đánh dập đầu" IS
Tin thế giới đọc nhanh trưa 12-03-2016
- Cập nhật : 12/03/2016
Chuyên gia Nhật: Các nước cần tuần tra cùng Mỹ ở Biển Đông
Lãnh đạo Triều Tiên ra lệnh tiếp tục thử tên lửa
Theo Hãng thông tấn nhà nước CHDCND Triều Tiên KCNA ngày 11-3, lãnh đạo nước này ông Kim Jong Un đã ra lệnh nâng cao năng lực tấn công hạt nhân bằng cách tiếp tục thử tên lửa.
Theo KCNA, ông Kim ra lệnh này khi theo dõi một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo. Bản tin không nói rõ vụ phóng thử diễn ra khi nào nhưng có vẻ như đây là vụ phóng 2 tên lửa tầm ngắn ra biển hôm 10-3.
“Đồng chí Kim Jong Un đã nói rằng phải tăng cường nâng cao năng lực tấn công hạt nhân và giao nhiệm vụ phải tiếp tục thực hiện các vụ thử hạt nhân để đánh giá sức mạnh của những đầu đạn hạt nhân mới được phát triển” - KCNA đưa tin.
Hôm 10-3, Bình Nhưỡng đã bắn 2 quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra biển bất chấp nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc đang thực hiện tập trận lớn.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon kêu gọi Bình Nhưỡng chấm dứt các hành động gây bất ổn và tỏ ra cực kỳ quan ngại về tình hình hiện nay trên bán đảo Triều Tiên.
Trước đó, đô đốc Mỹ Bill Gortney phụ trách bảo vệ không phận nước này nói hệ thống tên lửa hiện tại của Mỹ có thể đánh chặn các cuộc tấn công từ Triều Tiên hoặc Iran.
Tuy nhiên, ông cho rằng Washington vẫn phải tăng cường khả năng phản ứng nếu những nước này tiếp tục mở rộng lực lượng hạt nhân của mình.
Về khả năng Bình Nhưỡng có thể thu nhỏ đầu đạn hạt nhân và đặt vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa để nhằm vào Mỹ, ông Gortney cho rằng: “Cộng đồng tình báo đánh giá thấp sự thành công của việc này nhưng tôi không tin người Mỹ lại muốn tôi đặt tình trạng sẵn sàng chiến đấu ở mức thấp”.
Trung Quốc gửi công hàm phản đối Mỹ bán tàu cho Đài Loan
Ngày 11-3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết Trung Quốc đã gửi công hàm đến Mỹ phản đối việc Mỹ bán hai tàu khu trục nhỏ cho Đài Loan.
Hai tàu khu trục này được bán cho Đài Loan với giá 190 triệu USD, Bộ ngoại giao Mỹ thông báo trước đó. Theo Mỹ, việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan sẽ không làm thay đổi cán cân quân sự cơ bản trong khu vực.
Trung Quốc luôn có phản ứng mạnh với việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, tuy nhiên phản ứng này thường không ảnh hưởng lớn đến quan hệ Trung-Mỹ cũng như quan hệ giữa Mỹ với Đài Loan.
Phía Đài Loan cho biết thương vụ trị giá 190 triệu USD trên là một phần trong một thỏa thuận Đài Loan và Mỹ đạt được hồi năm ngoái.
Thoả thuận bán vũ khí của Mỹ và Đài Loan được công khai trong bối cảnh lo ngại về việc Trung Quốc triển khai tên lửa và máy bay chiến đấu đến biển Đông đang gia tăng. Trung Quốc cũng thông báo sẽ tăng 7%-8% trong chi tiêu quốc phòng năm 2016 so với năm trước.
Nhờ lỗi chính tả, Bangladesh không mất gần 1 tỷ USD
Sự cố viết sai chữ “foundation” thành “fandation” trong nội dung giao dịch chuyển tiền đã khiến các tin tặc bị vuột khỏi tay 81 triệu USD và Ngân hàng Bangladesh giữ lại được 850-870 triệu USD.
Các tin tặc đã xâm nhập hệ thống Ngân hàng Bangladesh đánh cắp thông tin xác thực trong giao dịch thanh toán, lấy đi 81 triệu USD thì bị phát hiện qua một lỗi chính tả - Ảnh: Guardian
Theo Guardian, sự việc xảy ra tháng trước liên quan tới vụ tin tặc tấn công tài khoản của ngân hàng trung ương Bangladesh.
Nhờ lỗi chính tả hy hữu, các ngân hàng đã ngăn chặn khi nhóm tin tặc (vẫn chưa xác định được) chiếm đoạt thành công 81 triệu USD.
Đây là vụ trộm ngân hàng lớn nhất trước nay trong lịch sử Bangladesh.
Theo hai quan chức ngân hàng cao cấp của Bangladesh, các tin tặc đã xâm nhập vào hệ thống dữ liệu của ngân hàng trung ương nước này, đánh cắp thông tin xác thực tài khoản trong các giao dịch chuyển tiền của họ.
Sau đó chúng gửi tới Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) gần ba chục lệnh yêu cầu chuyển tiền từ tài khoản của Ngân hàng Bangladesh tại FED tới các tổ chức khác tại Philippines và Sri Lanka.
Bốn lệnh chuyển tiền với tổng số 81 triệu USD tới Philippines đã hoàn tất. Tuy nhiên lệnh chuyển tiền thứ 5 với 20 triệu USD cho một tổ chức phi chính phủ tại Sri Lanka bị đình lại vì các tin tặc đã viết sai tên của tổ chức Shalika Foundation.
Chúng đã viết “foundation” thành “fandation”. Điều này khiến một ngân hàng trong mạng lưới giao dịch là Deutsche Bank phải liên lạc và xác thực lại với ngân hàng trung ương Bangladesh, giao dịch bị dừng lại.
Không có tổ chức phi chính phủ nào có tên Shalika Foundation trong danh sách các tổ chức phi lợi nhuận có đăng ký hoạt động tại Sri Lanka.
Cùng với đó, các yêu cầu thanh toán và lệnh chuyển tiền với số lượng lớn bất thường tới các tổ chức cá nhân đã khiến FED nghi ngờ. Cơ quan này đã cảnh báo với chính quyền Bangladesh về sự việc.
Theo đó các chi tiết về vụ tấn công hệ thống Ngân hàng Bangladesh được phát hiện và ngăn chặn trước khi nhóm tin tặc tiếp tục phá hoại.
Ngân hàng Bangladesh có hàng tỉ USD trong tài khoản tại FED dùng để thanh toán trong các giao dịch quốc tế.
Theo lời một trong các quan chức, nhờ ngăn chặn kịp thời, khoảng 850-870 triệu USD đã được giữ lại.
Năm ngoái, hãng bảo mật máy tính của Nga Kaspersky Lab cho biết, trong khoản hai năm, một băng nhóm tội phạm mạng xuyên quốc gia đã đánh cắp gần 1 tỉ USD từ khoảng 100 tổ chức tài chính trên toàn thế giới.
Nga lùi thời hạn giao tiêm kích Su-35 cho Trung Quốc