tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh tối 10-03-2016

  • Cập nhật : 10/03/2016

Nhật Bản dự kiến tăng cường viện trợ cho các quốc gia ASEAN

Ngày 8/3, hãng tin Kyodo dẫn nguồn báo cáo thường niên về viện trợ nước ngoài của Nhật Bản cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ tăng cường viện trợ tới các nước châu Á.

anh minh hoa. (anh: afp/ttxvn)

Ảnh minh họa. (Ảnh: AFP/TTXVN)


Báo cáo trên, vốn là Sách Trắng của Bộ Ngoại giao Nhật Bản về viện trợ phát triển chính thức, cho thấy Tokyo có ý định giúp bảo vệ những tuyến đường biển trọng yếu trong khu vực, gồm những tuyến đường xung quanh các quốc gia thành viên ASEAN.

Theo báo cáo trên, ASEAN đóng vai trò "cực kỳ quan trọng xét theo cả góc độ chính trị và kinh tế". 

Báo cáo chỉ rõ, với mục đích phát triển "các giá trị toàn cầu dựa trên trật tự" tại Đông Á, gồm có khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản sẽ ủng hộ nỗ lực của các nước khu vực nhằm cải thiện an ninh trên biển, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng.

Sách Trắng dự kiến sẽ được đệ trình lên Nội các Nhật Bản vào ngày 11/3.


ASEAN chi đậm mua vũ khí Nga

tau ngam ha noi, mot trong 6 tau ngam lop kilo do nga dong cho viet nam - anh: nguyen chung

Tàu ngầm Hà Nội, một trong 6 tàu ngầm lớp Kilo do Nga đóng cho Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Chung

ASEAN trở thành thị trường vũ khí chủ lực mới của Nga khi các nước tại đây tăng chi tiêu quốc phòng trước các biến động an ninh.
Tình hình an ninh tại Đông Nam Á, đặc biệt xoay quanh Biển Đông, đang có nhiều biến động theo chiều hướng đáng quan ngại khiến nhiều nước ASEAN phải tăng cường nỗ lực củng cố năng lực quốc phòng. Nắm được cơ hội này, nhiều hãng sản xuất vũ khí của Nga đang chuyển hướng đầu tư vào thị trường này.
Theo báo mạng Russia Beyond The Headlines (RBTH), hợp tác quốc phòng đang là chủ điểm mới trong quan hệ Nga - ASEAN trong bối cảnh quan hệ chính trị và kinh tế song phương vẫn đang ở mức thấp do các điều kiện lịch sử. Ý thức được tiềm năng to lớn trong lĩnh vực này, Moscow liên tục bật đèn xanh cung cấp hàng loạt vũ khí vào hàng hiện đại nhất thế giới cho cả đối tác Đông Nam Á, kể cả những nước lâu nay có truyền thống hợp tác về quân sự với phương Tây.

Thị trường màu mỡ
RBTH dẫn lời giới quan sát nhận định Nga đánh đúng nhu cầu tăng cường quốc phòng của các nước ASEAN và giới thiệu các loại khí tài uy lực, hiệu quả cao trong khi giá rẻ hơn hàng từ phương Tây. Mặt khác, thủ tục và quy định về chuyển giao, hợp tác công nghệ quốc phòng của Moscow cũng thông thoáng, không đi kèm các điều kiện chính trị nên được bạn hàng Đông Nam Á ưa chuộng.
Các sản phẩm đang hút hàng trong khu vực là chiến đấu cơ, tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm và tàu ngầm. Không tính đối tác truyền thống có lịch sử hợp tác tốt đẹp lâu đời là Việt Nam, bước đột phá đầu tiên của vũ khí Nga vào ASEAN là khi nước này ký được hợp đồng bán tên lửa vác vai Igla cho Singapore, đồng minh thân cận của Mỹ.
Đến nay, các loại khí tài lợi hại từ “lò” Moscow như chiến đấu cơ Sukhoi Su-30, tàu ngầm Kilo, tên lửa Klub… đang và sẽ tiếp tục có mặt tại Đông Nam Á.
Hồi tháng 2, truyền thông Nga đưa tin Thái Lan đang thương thảo mua thêm trực thăng Mi-17V5, phiên bản hiện đại nhất của dòng Mi-17, và xe tăng T-90.
Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov khẳng định nước này sẵn sàng hợp tác trong lĩnh vực quân sự - kỹ thuật với ASEAN.
Theo ông, “Nga có nhiều kinh nghiệm trong việc hợp tác quân sự kỹ thuật với một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia và Indonesia. Những sự hợp tác này đều có triển vọng tốt đẹp, bởi các loại vũ khí Nga đều rất được ưa chuộng trong khu vực và là những loại vũ khí chính trong quân đội của nhiều nước”.
Hoạt động xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự của Nga ra thế giới đã đạt mức hơn 15 tỉ USD trong năm 2015 và Moscow có kế hoạch bán lượng vũ khí với tổng giá trị tương tự trong năm 2016, theo Sputnik. Trong đó, các khách hàng ASEAN, đặc biệt là những đối tác phi truyền thống như Indonesia, Malaysia, Myanmar và Thái Lan, góp phần không nhỏ.

Đối tác đáng tin cậy
RBTH dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại một hội nghị khu vực mới đây khẳng định: “Các nước ASEAN đánh giá cao vai trò của Nga trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vì họ xem Nga là tác nhân tạo sự ổn định chiến lược và phát triển kinh tế bền vững”.
Còn theo chuyên gia Elena S.Martynova ở Trường Kinh tế thuộc Đại học Nghiên cứu quốc gia ở Moscow: “Tại ASEAN, Nga không gắn liền với bất cứ mối đe dọa tiềm tàng nào về kinh tế hay quân sự. Do đó, Nga có thể thể hiện mình là một đối tác đáng tin cậy và có trách nhiệm tại Đông Nam Á, hợp tác chân thành với mọi nước mà không có đối đầu hay mang tư tưởng định kiến”.
RBTH nhận định thêm trong bối cảnh tình hình khu vực ngày càng gây quan ngại cũng như sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc về các vấn đề trên biển ngày càng tăng, hợp tác về khí cụ quốc phòng của Nga và ASEAN sẽ tiếp tục phát triển mạnh.
Trước tình hình này, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain đã “sốt ruột” thúc giục Nhà Trắng đẩy nhanh quá trình phê chuẩn các hợp đồng bán vũ khí cho nước ngoài, để không bị mất hàng tỉ USD vào tay Nga; còn người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Harry Harris cũng kêu gọi Mỹ mau chóng tháo dỡ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, theo Reuters.
Nga định xây nhà máy vũ khí ở Thái Lan
Nga đã bày tỏ quan tâm đến việc xây dựng một nhà máy tại Thái Lan để sản xuất vũ khí đáp ứng nhu cầu của quốc gia Đông Nam Á này cũng như toàn khu vực, tờ Bangkok Post dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Thái Lan Khongcheep Tantravanich cho biết.
Ý tưởng này đã được đưa ra bàn thảo nhân chuyến thăm Moscow từ ngày 23 - 25.2 vừa qua của 2 phó thủ tướng Thái Lan Prawit Wongsuwon và Somkid Jatusripitak.
Trong chuyến thăm, phái đoàn Thái Lan đã có các cuộc gặp với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, Phó thủ tướng Dmitry Rogozin và Bộ trưởng Công thương Denis Maturov. Thủ tướng Medvedev đã khẳng định Nga hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu thiết bị quân sự của Thái Lan, theo phát ngôn viên Khongcheep.

Trung Quốc cấp tập phá diện mạo tự nhiên Hoàng Sa

Đẩy mạnh ý đồ quân sự hóa Biển Đông, Trung Quốc tiếp tục bồi đắp, kết nối phi pháp 7 đảo, cồn cát và sẽ xây thêm đường băng ở quần đảo Hoàng Sa.
Hành động này không những vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, ảnh hưởng hòa bình và ổn định trên Biển Đông mà còn tàn phá diện mạo tự nhiên của Hoàng Sa.
Theo tờ Đại Công báo (Hồng Kông), Trung Quốc đang tiến hành dự án bồi đắp phi pháp nhằm tăng diện tích của 7 thực thể thuộc nhóm đảo An Vĩnh trong Hoàng Sa từ 1,32 km2 lên 15 km2.
Đó là đảo Bắc, đảo Trung (hay còn gọi là đảo Giữa), đảo Nam, cồn cát Bắc, cồn cát Giữa, cồn cát Nam và đảo Cây. Sau khi hoàn tất, Bắc Kinh sẽ xây một đường băng dài 3,5 km trên đảo Cây. Hiện trên đảo Phú Lâm cũng thuộc Hoàng Sa đã tồn tại đường băng phi pháp 2,92 km.
Các chuyên gia cảnh báo các đường băng này kết hợp với những phi đạo tương tự trên các đá Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa sẽ mang lại cho Trung Quốc khả năng khống chế tuyến đường biển và hàng không qua lại Biển Đông do tất cả đều đủ khả năng để mọi loại chiến đấu cơ hoạt động.
Ngoài ra, ở đảo Cây, Trung Quốc sẽ xây bến cảng và một cây cầu dài khoảng 10 km nối với đảo Phú Lâm để tạo thành một thể thống nhất, theo Đại Công báo. Bắc Kinh bắt đầu bồi đất kết nối đảo Bắc, đảo Trung và đảo Nam từ tháng 5.2014 và đến nay đã có một dãy đất nhân tạo nối liền đảo Bắc và đảo Trung. Đảo Quang Hòa gần đảo Bắc cũng không thoát khỏi số phận bị bồi đắp phi pháp và Trung Quốc đang dựng lên tại đây một căn cứ cho trực thăng chống ngầm, chuyên sanThe Diplomat dẫn lời giới chuyên gia nhận định từ hình ảnh chụp từ vệ tinh mới đây.
Hồi tháng 2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã nhấn mạnh những hành động của Trung Quốc “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông”.
Bên cạnh tên lửa, máy bay triển khai đến các đảo đang chiếm đóng phi pháp và lực lượng tàu hải cảnh hung hăng, tàu cá cũng là một phương tiện để Trung Quốc đe nẹt, chèn ép các bên khác ở Biển Đông.
Nhân kỳ họp quốc hội đang diễn ra ở Bắc Kinh, Bí thư tỉnh Hải Nam La Bảo Minh tuyên bố chính quyền tỉnh đang trợ cấp phí nhiên liệu, vốn đóng tàu và hỗ trợ huấn luyện “phòng vệ” cho ngư dân đánh bắt ở Biển Đông, theo tờ South China Morning Post.
Ông này còn ngang nhiên tuyên bố “hoạt động đánh bắt truyền thống của ngư dân Trung Quốc khẳng định quyền lợi nước này ở khu vực” đồng thời khoe rằng Hải Nam hiện không ít tàu cá hoạt động xa bờ có độ choán nước tới 400 tấn, lớn hơn một số tàu quân sự của những nước Đông Nam Á.
Thực tế cho thấy, tàu cá Trung Quốc thường có hành động hung hăng, đe dọa an toàn của tàu nước khác. Mới đây, vào ngày 1.1.2016, một tàu cá vỏ thép Trung Quốc đã đâm chìm tàu cá QNg 98459 TS của ngư dân Quảng Ngãi.

Thổ Nhĩ Kỳ đòi EU 20 tỷ euro để giải quyết khủng hoảng nhập cư

Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) chi 20 tỷ euro để đổi lấy sự hỗ trợ nhiều hơn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư hiện nay, hãng Reuters trích dẫn nguồn tin thân cận cho biết.

tong thong tho nhi ky recep tayyip erdogan.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Được biết, Ankara đã đề nghị các nước tham gia Hội nghị thượng đỉnh Thổ Nhĩ Kỳ - EU, diễn ra tại Brussels hôm thứ Hai (7/3), nước này sẽ tiếp nhận tất cả những người tị nạn (bao gồm cả những người không phải công dân Syria) hiện không được cấp quy chế tị nạn ở các nước châu Âu hoặc những người bị chặn ở vùng lãnh hải của Thổ Nhĩ Kỳ, đổi lại EU phải chi cho Thổ Nhĩ Kỳ 20 tỷ euro.

Theo một nguồn tin ngoại giao, vào đêm rạng sáng ngày thứ Hai (7/3), trong một cuộc họp trù bị với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu yêu cầu EU hỗ trợ tài chính để nước này tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề khủng hoảng nhập cư, hiện đang "tàn phá" châu Âu.

Theo một số ngồn tin, số tiền mà phía Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu lên đến 20 tỷ euro. Ngoài ra, để đổi lấy việc mở rộng tiếp nhận người nhập cư, Thổ Nhĩ Kỳ còn muốn chế độ miễn thị thực cho công dân nước này với EU bắt đầu hoạt động vào tháng Sáu tới, chứ không phải là vào tháng Mười như kế hoạch trước đó hai bên đã thảo luận.

Trong một diễn biến khác, hôm thứ Hai (7/3), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cũng lên tiếng chỉ trích EU trì hoãn việc giải ngân cho Thổ Nhĩ Kỳ 3 tỷ euro để nước này tiếp nhận người tị nạn và bày tỏ hy vọng rằng Thủ tướng Ahmet Davutoglu trở về từ Hội nghị thượng đỉnh EU-Thổ Nhĩ Kỳ ở Brussels số tiền này sẽ được giải quyết.

Lãnh đạo 28 nước thành viên EU hôm thứ Hai (7/3) đã nhóm họp tại Brussels để thảo luận với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu những phương án hành động chung nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng di cư hiện nay.

Đây là Hội nghị thượng đỉnh EU- Thổ Nhĩ Kỳ lần thứ 2. Tại hội nghị thượng đỉnh EU-Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra ngày 29/11/2015, cuối cùng hai bên đã đạt được thỏa thuận về một kế hoạch hành động chung nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư.

Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hạn chế dòng người di cư vào EU, đảm bảo cho họ những điều kiện tốt trong lãnh lãnh thổ của mình để đổi lấy một gói hỗ trợ tài chính từ EU - 3 tỷ euro, cũng như tăng cường các cuộc đàm phán về quy chế miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ tại EU.

Tuần trước, Tổng thống Erdogan đề xuất xây dựng ở miền bắc Syria một"thành phố mới" để chứa những người tị nạn.

Về phần mình, Tổng thống Cộng hòa Séc - Milos Zeman cho rằng: Tổng thống Recep Tayyip Erdogan muốn lừa gạt EU càng nhiều tiền càng tốt, khi đưa ra những hứa hẹn giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư hiện nay.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chỉ ra sự cần thiết phải thực hiện các kế hoạch của EU-Thổ Nhĩ Kỳ và thực hiện các thỏa thuận đạt được với Ankara về vấn đề di cư.

Được biết, ngày 11/2 vừa qua, Tổng thống Erdogan đe dọa sẽ mở cửa biên giới với các nước EU cho người tị nạn.


Tập Cận Bình đối mặt rủi ro lớn khi quyết định "chạm nọc" quân đội

Đối với việc Bắc Kinh tuyên bố chỉ tăng ngân sách quốc phòng 7.6% trong năm 2016, các đại diện Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đều tỏ thái độ thất vọng.

Tướng lĩnh Trung Quốc không hài lòng vì quân phí tăng ít

Các quan chức và chuyên gia phân tích của PLA đánh giá "mức tăng ngân sách quốc phòng thấp một cách bất ngờ" cho thấy Chủ tịch Tập Cận Bình đã thể hiện quyền kiểm soát quân đội của ông thông qua biện pháp kinh tế mà không ngại "chạm nọc" các tướng lĩnh PLA.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin, tại lễ khai mạc Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại) Trung Quốc hôm 5/3, Thủ tướng Lý Khắc Cường thông báo dự toán ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm nay tăng 7.6%, chỉ cao hơn 0.1% so với 2010.

Thiếu tướng Tiền Lợi Hoa, Chủ nhiệm Văn phòng ngoại vụ Bộ quốc phòng Trung Quốc, nói tại một tiểu tổ thảo luận trong khuôn khổ Hội nghị Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc hôm 6/3: "Dự chi ngân sách quốc phòng năm nay giảm 2.5% so với 2015. Đây là con số rất lớn.

Trước khi kỳ họp Quốc hội Trung Quốc khai mạc, truyền thông phương Tây đa phần nhận định ngân sách quốc phòng 2016 có khả năng tăng tới 20%. Con số thực tế chênh lệch quá xa so với dự đoán của phương Tây và chính cá nhân tôi."

Tướng Tiền là Ủy viên Chính hiệp Trung Quốc. SCMP cho biết, ngoài ông này, còn rất nhiều tướng lĩnh cấp cao của PLA bị "hụt hẫng" vì mức tăng dự chi quốc phòng quá thấp so với kỳ vọng.

Tại lễ khai mạc Hội nghị Chính hiệp Trung Quốc hôm 3/3, một Ủy viên khác là cựu Phó tư lệnh quân khu Nam Kinh - Trung tướng Vương Hồng Quang - cũng đánh giá đầy tự tin vào mức tăng 20% cho quốc phòng để"đối phó thách thức từ biển Đông và Hoa Đông".

Vương Hồng Quang nhấn mạnh, quân đội Trung Quốc cần nguồn kinh phí tính hàng trăm tỉ nhân dân tệ để bồi thường cho 300.000 quân nhân bị cắt giảm biên chế theo cuộc cải tổ quân đội quy mô lớn của ông Tập Cận Bình.

cac dai bieu quan doi trung quoc xep hang vao dai le duong nhan dan bac kinh du le khai mac dai hoi dai bieu nhan dan toan quoc (nhan dai) trung quoc hom 5/3. anh: reuters

Các đại biểu quân đội Trung Quốc xếp hàng vào Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh dự lễ khai mạc Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại) Trung Quốc hôm 5/3. Ảnh: Reuters

Tập Cận Bình khẳng định quyền lực với quân đội

Ngày 3/9/2015, ông Tập đã tuyên bố sẽ cắt giảm 300.000 quân nhân, chủ yếu là các sĩ quan và binh sĩ không thuộc các đơn vị chiến đấu, trong kế hoạch biến PLA thành đội quân hiện đại "linh hoạt, giàu sức chiến đấu".

Trước khi "đánh" vào cơ cấu hành chính PLA, ông Tập đã "hạ" thành công hai "hổ lớn" tham nhũng hàng đầu của quân đội là 2 cựu Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, cùng hàng chục tướng lĩnh biến chất khác.

Một nguồn tin (giấu tên) thân cận với PLA tiết lộ với SCMP: "Chống tham nhũng trong quân đội trước khi thông báo giảm quân là hành động khôn ngoan của ông Tập, bởi bộ phận tướng lĩnh kiêu ngạo đã bị các vụ 'ngã ngựa' của 'hổ béo' làm cho sợ hãi."

Nguồn tin này cho hay, ông Tập Cận Bình muốn tầng lớp lãnh đạo quân đội Trung Quốc hiểu rằng ai mới là người nắm trong tay "bát cơm" của họ.

"Vào thập niên 1980 của thế kỷ trước, Đặng Tiểu Bình đã quyết định giảm biên chế 1 triệu quân. Nhưng Tập Cận Bình khác với Đặng, bởi ông là một lãnh đạo xuất thân từ 'quan văn'.

Ông Tập buộc phải áp dụng các biện pháp chống tham nhũng vốn được người dân ủng hộ, ngoài ra là các biện pháp về kinh tế, để xây dựng quyền lực cho bản thân."

Nhà quan sát quân sự Macau Hoàng Đông nhận định: "Hành động của Tập Cận Bình mang rủi ro rất lớn. Ông ấy giao cho PLA thêm nhiều nhiệm vụ, nhưng mặt khác lại cắt bớt 'thù lao'.

Nếu không thể bảo đảm khiến toàn bộ tướng lĩnh cấp cao trong quân đội nghe lời thì động thái của ông Tập có khả năng phản tác dụng."

Theo SCMP, cả tướng Vương Hồng Quang và Tiền Lợi Hoa đều nhấn mạnh, PLA sẽ phải đối diện với nhiều thách thức hơn trong tương lai, bao gồm việc 7 đại quân khu bị tái cơ cấu thành 5 khu chiến lược.

Đồng thời, quân đội Trung Quộc đang phải học tập mô hình và quan niệm quân sự của phương Tây, cũng như đối phó với sức ép gia tăng từ Mỹ/đồng minh ở biển Đông và biển Hoa Đông.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục