Đại học hàng đầu Philippines bị dọa bom, hàng ngàn người sơ tán
Ông Trump muốn khống chế Trung Quốc bằng thương mại
Taliban phóng rocket vào tòa nhà quốc hội Afghanistan
Tiêm kích NATO bám sát máy bay chở Bộ trưởng Quốc phòng Nga
Hà Lan bắt công dân Pháp tình nghi lên kế hoạch khủng bố
Tin thế giới đọc nhanh trưa 10-03-2016
- Cập nhật : 10/03/2016
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ bị khởi kiện giúp đỡ khủng bố
Đảng Cộng hòa Nhân dân (CHP) của Thổ Nhĩ Kỳ đã đệ đơn khiếu nại hình sự đối với các quan chức cấp cao của đảng cầm quyền nước này, bao gồm Tổng thống Erdogan, Thủ tướng Ahmet Davutoglu, Giám đốc tình báo quốc gia Hakan Fidan.
Đơn kiện cáo buộc Ankara có dính líu tới các cuộc tấn công gây ra bởi đảng Công nhân người Kurd (PKK) - một tổ chức bị xem là khủng bố ở nước này. “Chỉ vì để có được một thời kỳ bầu cử yên ả, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã công khai bỏ qua các hoạt động vận chuyển và thu gom vũ khí ở cả khu vực nông thôn và đô thị của tổ chức khủng bố” - Phó Chủ tịch CHP nói.
Đơn khiếu nại đã trích dẫn thực tế rằng chỉ có tám trong tổng số 290 yêu cầu tiến hành hoạt động chống khủng bố được cấp phép trong thời gian bầu cử.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bị khởi kiện với cáo buộc giúp đỡ các tổ chức khủng bố. Ảnh: Reuters
Ngoài ra, ông Tezcan còn nhắc đến một cuộc họp bí mật giữa các lãnh đạo AKP và lãnh đạo đã bị bắt giam của PKK Abdullah Ocalan.
Trước tình trạng bất ổn của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, tòa án tối cao của quốc gia này đã mở cuộc điều tra riêng về mối liên hệ giữa chính phủ và PKK vào năm ngoái.
Khu vực đông nam Thổ Nhĩ Kỳ đã bị nhấn chìm trong bạo lực khi các lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đàn áp dã man cộng đồng người Kurd để nhổ tận gốc các nhóm chiến binh. Những động thái của chính phủ bị một số nhóm nhân quyền chỉ trích là vô nhân đạo.
“Nếu chúng ta không thể giải quyết vấn đề người Kurd theo cách dân chủ, tôi chắc chắn thế hệ tiếp theo của người Kurd sẽ rất cực đoan. Vì hiện tại nhiều thanh niên người Kurd đã nghĩ rằng cách thức chính trị không phải là giải pháp” - Mehmet Yuksel, một đại diện của đảng Dân chủ Nhân dân người Kurd, nói với Sputnik.
Iran, Israel cùng "giỡn mặt" Mỹ
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) hôm 8-3 thử hàng loạt tên lửa đạn đạo. Cùng ngày, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từ chối gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama khiến Nhà Trắng bất ngờ.
Một trong số các vụ thử tên lửa của IRGC được chiếu trực tiếp trên kênh truyền hình nhà nước Iran. Trong đó, tên lửa được bắn từ hầm phóng silo vào ban đêm. Người dẫn chương trình nói đó là một tên lửa tầm trung Qiam-1.
IRGC thông báo có nhiều tên lửa được thử nghiệm hôm 8-3 dù truyền hình Iran chỉ quay 1 vụ bắn thử. Chuẩn tướng Amir Ali Hajizadeh, người đứng đầu bộ phận không gian vũ trụ của IRGC, cho biết tên lửa tấn công mục tiêu ở khoảng cách 700 km.
“Các vụ thử nghiệm mục đích thể hiện sức mạnh răn đe của Iran cũng như khả năng đối đầu với bất kỳ mối đe dọa nào chống lại IRGC cũng như chủ quyền đất nước” – tuyên bố trên trang web của IRGC cho hay.
Tên lửa Emad của Iran trong lễ kỷ niệm 37 năm ngày Cách mạng Hồi giáo ở Tehran hôm 11-2-2016. Ảnh: Reuters
Mỹ và Pháp từng quan ngại Iran có thể vi phạm nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) sau khi Tehran bắn tên lửa Emad vào tháng 10-2015. Cũng vì vụ thử này mà 2 tháng trước, Washington áp đặt trừng phạt các doanh nghiệp và cá nhân Iran liên quan đến chương trình tên lửa Iran.
Tuy Mỹ cho rằng một vụ thử tên lửa mới không vi phạm thỏa thuận hạt nhân song phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho biết Washington vẫn xem xét vụ việc, nếu cần thiết sẽ khiếu nại lên LHQ và đưa ra phản ứng thích hợp. “Chúng tôi cũng tiếp tục áp dụng các biện pháp đơn phương để chống lại mối đe dọa của chương trình tên lửa Iran” – ông Toner nói.
Cùng ngày 8-3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từ chối gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama vào ngày 18-3 tới tại Washington, trước chuyến thăm mang tính bước ngoặt của ông chủ Nhà Trắng tới Cuba vào ngày 21 và 22-3.
Đáng nói là ông Netanyahu chỉ đánh tiếng cho phương tiện truyền thông Israel mà không trực tiếp thông báo cho phía Mỹ. Bộ trưởng Zeev Elkin, người thân cận với thủ tướng Israel, trách Đại sứ Israel tại Mỹ Ron Dermer vội tiết lộ với Nhà Trắng về việc ông Netanyahu hủy chuyến thăm tới Washington.
Văn phòng của Thủ tướng Netanyahu nêu lý do Mỹ đang tiến hành bầu cử sơ bộ để chọn ứng viên chính tham gia tranh cử tổng thống nên không muốn làm phiền. Năm 2012, ông Netanyahu hội kiến ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa Mitt Romney tại Israel. Đảng Dân chủ (Mỹ) cáo buộc đó là nỗ lực nhằm đánh bật ông Obama khỏi nhiệm kỳ thứ hai.
Quan hệ giữa ông Netanyahu và ông Obama không mấy suôn sẻ từ khi Mỹ đồng ý dỡ bỏ trừng phạt kinh tế Iran liên quan đến thỏa thuận hạt nhân. Còn nhớ vào tháng 3-2015, tổng thống Mỹ từ chối gặp ông Netanyahu khi ông này đến Washington - cũng với lý do Israel chuẩn bị bầu cử.
Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) của Nhà Trắng Ned Price bày tỏ sự ngạc nhiên vì lời từ chối gián tiếp của Thủ tướng Netanyahu.
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến tới Israel để hội đàm với ông Netanyahu hôm 9-3 (giờ địa phương). Hai người sẽ thảo luận về kế hoạch tăng gói viện trợ quân sự từ 3 tỉ USD/năm hiện tại của Washington dành cho Tel Aviv.
Nghị sĩ Sanders bất ngờ thắng bà Clinton ở Michigan
Ngày bầu cử 8-3 (giờ Mỹ), Mỹ tiến hành bỏ phiếu ở bốn bang đối với Đảng Cộng hòa và hai bang ở Đảng Dân chủ. Sự chú ý tập trung vào bang Michigan vì đây là bang quan trọng và có điểm bầu cử của cả hai đảng.
12g12: Nghị sĩ Ted Cruz giành phần thắng tại bang Idaho. Đây là chiến thắng đầu tiên của ông trong ngày. Đảng Cộng hòa còn một bang sẽ bỏ phiếu là Hawaii.
11g21: Nghị sĩ Bernie Sanders bất ngờ giành chiến thắng tại bang Michigan, với tỉ lệ sít sao, 50% so với 48% của bà Clinton.
Chiến thắng này mang ý nghĩa rất quan trọng với ông Sanders bởi nó giúp ông vượt qua "bài thử" trước khi cuộc bầu cử đi vào giai đoạn quyết định. Michigan vốn là bang có nhiều dân da màu và các thăm dò trước đó cho thấy bà Clinton luôn giành được phần thắng áp đảo.
Tuy nhiên, khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, ông Sanders luôn dẫn trước bà Clinton và cuối cùng giành phần thắng. Chiến thắng cho thấy ông Sanders đã bước đầu lấy được thiện cảm của những người dân chủ da màu.
Michigan cũng là bang lớn nhất và cũng đa dạng về chủng tộc nhất mà ông Sanders giành được chiến thắng.
Đến thời điểm này, ngày bỏ phiếu 8-3 của Đảng Dân chủ đã kết thúc, với kết quả bà Clinton thắng áp đảo tại bang Mississippi còn ông Sanders thắng sít sao tại Michigan.
Ở Đảng Cộng hòa, tỉ phú Donald Trump thắng ở hai bang Mississippi và Michigan. Nghị sĩ Ted Cruz đang dẫn trước tại bang Idaho. Bang Hawaii vẫn chưa bỏ phiếu.
9g13: Ông Trump giành chiến thắng ở bang thứ hai liên tiếp, lần này tại bang quan trọng Michigan. Ông Trump nói: "Tôi muốn cám ơn đến sự quan tâm đặc biệt của mọi người và những người vận động hành lang bởi họ đã giúp tăng tỉ lệ giành phiếu của tôi".
8g34: Tỉ phú Donald Trump đang tỏ ra khá áp đảo trong ngày 8-3 với chiến thắng tại bang Mississippi. Đồng thời ông Trump cũng đang dẫn trước tại bang Michigan, tiếp theo là nghị sĩ John Kasich rồi đến Ted Cruz và Marco Rubio.
Trong ngày 8-3, Đảng Cộng hòa bỏ phiếu ở bốn bang: Mississippi, Michigan, Idaho và Hawaii. Tương tự như Đảng Dân chủ, Michigan cũng là nơi bầu cử quan trọng nhất của Đảng Cộng hòa trong ngày hôm nay.
8g20: Bà Hillary Clinton giành được chiến thắng cách biệt tại bang Mississippi với số phiều bầu đạt 84%. Nhóm người phụ nữ và da màu tiếp tục là những người ủng hộ bà Clinton ở bang Mississippi. Chiến thắng tại bang Mississippi một lần nữa cho thấy sự áp đảo của bà Clinton tại miền nam nước Mỹ.
Tuy nhiên, hôm nay hứa hẹn là ngày không dễ dàng cho bà Clinton bởi bà đang bị nghị sĩ Bernie Sanders dẫn trước tại bang Michigan. Tuy nhiên, khoảng cách dẫn trước của ông Sanders là rất ít.
Trong ngày 8-3, Đảng Dân chủ bầu cử tại hai bang là Mississippi và Michigan. Trong đó, Michigan được đánh giá là rất quan trọng vì có tới 147 phiếu đại biểu đồng thời được xem là "bài kiểm tra" với ông Sanders về việc liệu có còn khả năng bám đuổi bà Clinton.
Nga sẽ đóng siêu mẫu hạm cho Ấn Độ?
Theo dự kiến, Ấn Độ sẽ đấu thầu công khai nhằm xây thêm một chiếc tàu sân bay thứ tư, với tiêu chuẩn là tàu sân bay hạt nhân hạng nặng, chiều dài 300 m, rộng 70 m và có sức chứa đến 65.000 tấn. Theo RT, Nga hiện là ứng viên hàng đầu trong cuộc tìm kiếm nhà thầu với mẫu thiết kế siêu mẫu hạm mới nhất của mình.
Theo tờ báo Izvestia của Nga, Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Kralovsky (KRSC), là nơi “chào hàng” dự án 23000E Shtorm (Storm) cho Hải quân Ấn Độ.
Thiết kế siêu mẫu hạm mới của Nga sẽ khác xa so với lớp tàu tiền nhiệm là INS Vikrant, trong đó có thể có một động cơ hạt nhân, hệ thống máy phóng hỗ trợ cất cánh và hãm đà hạ cánh (CATOBAR) và các hệ thống phóng máy bay bằng điện từ (EMALS).
Tàu đô đốc Kuznetsov được xây dựng từ thời Liên Xô hiện là hàng không mẫu hạm duy nhất còn hoạt động của Nga.
Hồi hè năm 2015, Nga, Pháp, Anh và Mỹ đã nhận được yêu cầu "đề xuất kỹ thuật và chi phí" về thiết kế của tàu sân bay mới của Ấn Độ. Theo các quan chức quốc phòng Ấn Độ, hai ứng cử viên hàng đầu cho việc này là Nga và Pháp vì Ấn Độ vốn đang sử dụng máy bay mua từ hai nước này.
Tờ Izvestia tự tin tuyên bố rằng Nga hiện đang là ứng viên hàng đầu: "Các thiết kế của Nga trùng khớp với ý định Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi muốn thực hiện ở Ấn Độ", theo một nhà phân tích Hải quân Nga trích dẫn trong báo. "Hiện nay, chỉ có Moscow đã sẵn sàng để chia sẻ với New Delhi về vũ khí và các hệ thống khác cũng như các công nghệ trong sản xuất và phát triển".
Dự án 23000E được Nga tiết lộ lần đầu vào giữa năm 2015. Theo đại diện của KRSC trả lời phỏng vấn tuần báo quân sự HIS, dự án tàu sân bay đa năng 23000E “được thiết kế để hoạt động ở vùng biển khơi, khi tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển, đảm bảo cho hải quân hoạt động ổn định, bảo vệ chiến dịch đổ bộ và phòng không".
Theo đó, siêu mẫu hạm Nga sẽ có sức chứa 100.000 tấn, dài 330 m, rộng 40 m và mức mớn nước 11 m. Tàu có thể sử dụng động cơ đẩy hạt nhân hoặc động cơ thông thường, có thể duy trì hoạt động trên biển trong 120 ngày và tốc độ di chuyển đến 30 hải lý (khoảng 55 km/giờ). Đoàn thủy thủ có thể lên tới 5.000 người và mang được 80-90 máy bay ở boong trên.
Tuy vậy, vẫn phải xem xét khả năng “siêu mẫu hạm” Nga có thể trở thành hiện thực đúng như thiết kế trên bàn giấy. Nga chưa có lịch sử đóng tàu sân bay, đồng thời tất cả hãng đóng tàu của Liên Xô đều được đặt tại Ukraine. Ngành công nghiệp đóng tàu của Nga bị đánh giá là thiếu khả năng xây dựng một siêu mẫu hạm và thậm chí còn không có một ụ tàu đủ lớn cho một chiến hạm lớp Shtorm.
Tuy vậy cũng phải kể đến việc Nga từng đại tu và hiện đại hóa một tàu sân bay-tuần dương lớp Kiev cho Hải quân Ấn Độ trong giai đoạn 2004-2013 và đã tích lũy được nhiều hiểu biết quý báu về kỹ thuật đóng tàu. Do đó, ngay cả khi dự án 23000E Shtorm không thể thực hiện được, Nga vẫn sẽ là một ứng viên hạng nặng cho việc xây dựng các tàu sân bay sau này của Ấn Độ.
Trung Quốc sẽ cấm tàu hàng Triều Tiên rời cảng
Bắc Kinh đã sẵn sàng triển khai lệnh trừng phạt kinh tế với Triều Tiên khi nghiêm cấm mọi tàu hàng nước này không được phép rời cảng Trung Quốc về nước.
Trung Quốc đã sẵn sàng thực thi các lệnh trừng phạt của LHQ với CHDCND Triều Tiên tại những cảng biển của nước này - Ảnh: UPI
Theo UPI, sau khi ủng hộ Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết trừng phạt CHDCND Triều Tiên vào đầu tháng 3, Trung Quốc đã sẵn sàng thực thi những luật mới tại các cảng biển nước này.
Theo thông tin từ các quan chức phụ trách thương mại của Trung Quốc chịu trách nhiệm trong lĩnh vực giao thương giữa Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên, mọi tàu hàng của CHDCND Triều Tiên đã cập các cảng biển Trung Quốc đều bị cấm rời những cảng này về nước, bắt đầu từ ngày mai, 10-3.
Trung Quốc đã triển khai các động thái khác, kể cả áp lệnh cấm vận với các tàu hàng của CHDCND Triều Tiên vào thành phố biên giới Đan Đông.
Chính quyền Trung Quốc cũng siết chặt các biện pháp hạn chế với những khoản tiền chuyển tới CHDCND Triều Tiên.
Tất cả chi nhánh ngân hàng Triều Tiên hiện đang hoạt động tại Trung Quốc sẽ bị đóng cửa trong vòng 90 ngày kể từ thời điểm lệnh trừng phạt thông qua.
Sắp tới Trung Quốc dự kiến áp dụng lệnh cấm toàn diện về thương mại liên quan tới các tàu hàng Triều Tiên.
Theo báo Sankei của Nhật, Trung Quốc đang áp dụng cách hành xử mới này với CHDCND Triều Tiên để tránh sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế.
Hàn Quốc cũng đã thông qua lệnh trừng phạt về tài chính và hàng hải với CHDCND Triều Tiên. Theo Hãng tin Yonhap, Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến ký thêm các lệnh trừng phạt mới với CHDCND Triều Tiên vào cuối tuần này.
Theo nguồn tin của Yonhap tại Washington, các lệnh trừng phạt mới của Mỹ sẽ nhắm vào các doanh nghiệp, ngân hàng của nước thứ ba và các chính phủ có liên quan tới hoạt động thương mại bất hợp pháp của CHDCND Triều Tiên.