Mỹ cảnh báo công dân về nguy cơ khủng bố trong mùa Euro
Đài Loan động đất 7,2 độ Richter
Trung Quốc bị nghi sắp lập ADIZ trên Biển Đông
Nổ kho đạn của quân đội Ấn Độ, đã có 20 người thiệt mạng
Putin đồng ý trả xe tăng chiến lợi phẩm cho Israel
Tin thế giới đọc nhanh sáng 20-06-2016
- Cập nhật : 20/06/2016
Hai tàu sân bay Mỹ gần Biển Đông trước khi tòa PCA ra phán quyết
Tàu sân bay John C.Stennis, trái, và tàu Ronald Reagan đến biển thuộc Philippines hôm qua. Ảnh: US Navy
Tàu John C. Stennis và Ronald Reagan di chuyển gần nhau ở biển Philippines, tham gia hoạt động giám sát trên biển và trên không, New York Times dẫn lại thông cáo của Hạm đội Thái Bình Dương tại Hawaii cho biết.
Cuộc diễn tập còn có sự tham gia của 12.000 thủy thủ, 140 máy bay và 6 tàu chiến nhỏ hơn.
"Chúng ta cần nắm lấy các cơ hội này để luyện tập các kỹ thuật chiến đấu để chiếm ưu thế trong các hoạt động của hải quân hiện đại", Thiếu tướng John D. Alexander nói.
Hoạt động của các tàu Mỹ diễn ra ở phía đông Philippines, không ở sát Biển Đông nhưng ở khoảng cách gần, một phát ngôn viên của Hạm đội cho biết.
Theo một quan chức Mỹ giấu tên, người có liên quan đến lập kế hoạch này, cuộc diễn tập được tính toán về thành phần tham và cả thời điểm.
Tàu Stennis trước đó đã tham gia diễn tập cùng hải quân Nhật Bản và Ấn Độ ở tây Thái Bình Dương và ở Biển Đông. Còn chiếc Reagan trước khi đến biển Philippines được bảo dưỡng tại căn cứ của Mỹ tại Nhật Bản. Cũng trong tuần trước, Mỹ đã điều 4 chiến đấu cơ tác chiến điện tử của Hải quân, được gọi là các Growler cùng 120 quân nhân đến căn cứ không quân Clark tại Philippines nhằm giúp Manila huấn luyện phi công.
Hồi đầu tháng này tờ Global Times dẫn lời chuyên gia quân sự Trung Quốc giấu tên nhận định việc Mỹ điều động nhiều tàu sân bay tới Biển Đông có lẽ vì muốn "làm chỗ dựa cho Philippines", trước thời điểm Tòa trọng tài thường trực quốc tế (PCA) sắp ra phán quyết vụ kiện Biển Đông.
PCA được cho là sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện Trung Quốc về các đường lưỡi bò phi lý ở Biển Đông trong vài tuần tới.
Mỹ-Nhật-Ấn họp về an ninh hàng hải với trọng tâm là Trung Quốc
Tàu tuần duyên Trung Quốc tiến gần vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, biển Hoa Đông (ảnh do tuần duyên Nhật công bố ngày 22/12/2015) - REUTERS.
Bill Gates: Rời EU, Anh sẽ kém hấp dẫn
Đó là nhận định của người giàu nhất thế giới Bill Gates trước cuộc trưng cầu ý dân của người dân Anh về chuyện ra đi hay ở lại Liên minh châu Âu (EU).
Theo Independent, ông Bill Gates cho rằng nước Anh sẽ “trở thành nơi kém hấp dẫn đáng kể với hoạt động kinh doanh và đầu tư” nếu họ rời EU.
Doanh nhân công nghệ người Mỹ này cũng là người cho tới nay đã đầu tư hơn 1 tỉ USD vào Vương quốc Anh.
Ông Bill Gates nêu ra quan điểm trong bối cảnh các cuộc thăm dò dư luận ở Anh cho thấy lựa chọn “ra đi” đang thắng thế, khi 53% người Anh ủng hộ ra đi và 47% bỏ phiếu cho ở lại.
Trong thư gửi tờ The Times, tỉ phú Bill Gates nói nước Anh sẽ “mạnh mẽ hơn, thịnh vượng và có ảnh hưởng hơn” khi ở trong EU.
Ông cho biết cũng vì yếu tố là thành viên EU của Anh mà ông đã quyết định đặt các cơ sở nghiên cứu của Tập đoàn Microsoft tại Cambridge.
Ông Bill Gates nói: “Nước Anh nếu ở ngoài EU sẽ khó khăn hơn trong việc tìm kiếm và tuyển dụng những tài năng xuất sắc nhất trên toàn châu lục. Trong khi đó, chính những tài năng ấy sẽ tạo ra công ăn việc làm tại Vương quốc Anh”.
Nga sẽ đáp trả “tương xứng” với bất kỳ hành động nào của NATO
Chính giới Hong Kong phản ứng Bắc Kinh
Chính trường Hong Kong dấy lên cơn phẫn nộ sau những bộc bạch của ông Lam Wing-kee, quản lý một nhà sách, cho biết đã bị lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc bắt cóc.
Theo Guardian, các nhà lãnh đạo Hong Kong buộc tội Bắc Kinh đã có những hành xử chính trị đầy chất gangster và yêu cầu chính quyền đại lục cần phải tôn trọng luật pháp hơn.
Bà Mabel Au, giám đốc chi nhánh của Tổ chức Ân xá quốc tế tại Hong Kong, cho rằng sự thật do ông Lam công bố cho thấy nhà cầm quyền Trung Quốc rõ ràng đã có những tính toán trong việc bịt miệng các nhà sách.
Còn bà Claudia Mo, nghị sĩ thuộc Đảng Công dân, nói những tố cáo chấn động như “bom nổ” của ông Lam cho thấy nền tự trị của Hong Kong đang có nguy cơ bị đe dọa.
“Đây là một vụ bắt cóc của nhà cầm quyền Bắc Kinh theo đúng nghĩa đen. Họ hành xử như kẻ gangster chính trị...” - bà Claudia Mo nói
Trong khi đó, bà Emily Lau, chủ tịch Đảng Dân chủ Hong Kong, cho rằng hành vi bắt cóc của chính quyền Trung Quốc với chủ nhà sách là “rất dã man và hoàn toàn không thể chấp nhận”.
Bà Lau cũng nói các tiết lộ của ông Lam cho thấy Trung Quốc là một nơi “hoàn toàn không có luật pháp”.
“Nếu Chính phủ Trung Quốc muốn gia nhập cộng đồng thế giới với tư cách là một thành viên được tôn trọng, họ phải hành xử theo một cách khác, nếu không họ sẽ chỉ chuốc vào mình những coi thường và khinh thị” - bà Lau nói