Quân đội Mỹ sắp có vũ khí điều khiển bằng giọng nói
Thủ tướng Australia hứa sẽ gây áp lực lên TQ về vấn đề Biển Đông
Nga, Trung lo ngại Mỹ triển khai THAAD ở Bán đảo Triều Tiên
60% số tàu chiến Mỹ đến Ấn-Á-Thái Bình Dương
Thái Lan sẽ không sử dụng các bản hiến pháp cũ
Tin thế giới đọc nhanh chiều 12-04-2016
- Cập nhật : 12/04/2016
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ủng hộ Ấn Độ phát triển hải quân
Ai Cập "tặng" Saudi Arabia 2 hòn đảo để cảm ơn
Sau chuyến công du 5 ngày đến Ai Cập, Quốc vương Saudi đã trở lại với một món quà không thể lớn hơn: 2 hòn đảo nằm ngay 2 góc chiến lược tại Biển Đỏ.
Theo New York Times, 2 hòn đảo này chính là "lời cảm ơn" mà Ai Cập gửi đến Quốc vương Saudi Arabia sau khi nhận được hàng loạt viện trợ và đầu tư từ quốc gia giàu có này. Theo ước tính, chỉ trong vòng 5 ngày, hai bên đã ký ít nhất 15 thoả thuận kinh tế, trong đó bao gồm một gói hỗ trợ phát triển ở Sinai và một thỏa thuận dầu mỏ trị giá đến 22 tỷ USD.
Trước đó, vào ngày 9/4, nội các Ai Cập tuyên bố sẽ chuyển 2 phần lãnh thổ khô cằn, không người ở là đảo Tiran và Sanafir tại Vịnh Aqaba cho Saudi Arabia. Nội các nhấn mạnh đây là hành động chuyển giao hợp pháp, vì vốn dĩ 2 khu vực này thuộc lãnh thổ của Saudi Arabia. Hai đảo này được giao quyền kiểm soát cho Ai Cập vào năm 1950, trong bối cảnh leo thang căng thẳng với Israel.
Các quan chức cho biết việc bàn giao 2 hòn đảo nằm giữa bờ biển của 2 nước là kết quả của cuộc đàm phán 6 năm qua về biên giới hàng hải. 2 vùng lãnh thổ này chủ yếu có giá trị chiến lược chứ không phải kinh tế, vì trên đảo không có dân lưu trú mà chỉ có số ít binh lính (hầu hết là người Mỹ), đóng quân theo thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Ai Cập năm 1979.
Tuy vậy, quyết định trên vẫn làm dấy lên không ít phản đối từ phía dân chúng Ai Cập. Họ cho rằng Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi đang nhượng bộ "đầy nhục nhã" trước đồng minh.
Trong loạt bài xã luận xuất hiện sau quyết định trên, các nhà phê bình gọi ông Sisi là "Awaad" để gợi nhắc về một nhân vật trong dân gian Ai Cập đã bán đất của mình, hành động đáng xấu hổ trong con mắt của người dân nông thôn Ai Cập.
"Không cần biết tình trạng pháp lý của sự việc là như thế nào, động thái này nhìn từ bên ngoài là rất tồi tệ", Samer Shehata, giáo sư nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Oklahoma cho biết.
"Vua Salman đến Ai Cập mang theo hàng tỷ USD viện trợ đầu tư, và đổi lại, họ nhận được 2 hòn đảo. Đối với nhiều người Ai Cập, hành động trên như thể tổng thống đang bán đất cho Saudi vậy", vị giáo sư nhận định.
Các chuyên gia chính trị cũng thể hiện sự ngạc nhiên trước hành động nhượng đất của Tổng thống Sisi, vì sau khi lên nắm quyền vào năm 2013, ông từng gợi ý một điều khoản trong Hiến pháp quy định rõ việc cấm nhượng lãnh thổ Ai Cập cho bên ngoài.
Không chỉ thể hiện thái độ phản đối trên các phương tiện truyền thông đại chúng, người dân Ai Cập còn tổ chức một cuộc biểu tình nhỏ tại Quảng trường Tahrir, nơi từng diễn ra các cuộc bạo loạn lật đổ tổng thống Hosni Mubarak. Theo một quan chức Bộ Nội vụ,ít nhất 5 người đã bị bắt giữ trong cuộc biểu tình ngày 10/4.
Tuy vậy, theo nhận định của các chuyên gia, việc chuyển giaocó thể mang lại nhiều lợi ích ngoại giao cho Cairo, sau gói viện trợ ít nhất 12 tỷ USD từ Arab giúp phục hồi nền kinh tế yếu kém của Ai Cập từ năm 2013.
Động thái nàycàng trở nên ý nghĩa hơn trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa 2 nước trong những tháng gần đây, khi Arab nhất quyết phản đối các chính sách mà nước này coi là xâm lược quân sự của Ai Cập tại Yemen và Syria.
"Thực ra, đây không phải là một sự nhượng bộ", Michael Wahid Hanna, thành viên cao cấp của Quỹ Thế kỷ tại New York đánh giá. "Nó cho thấy Tổng thống Sisi của Ai Cập đang nhìn nhận mối quan hệ với Arab như một hàng rào cần được nối lại."
Mỹ cảnh báo trừng phạt tàn nhẫn hơn nếu Triều Tiên khiêu khích
Trung Quốc "giận dữ" với tuyên bố chung G7 về Biển Đông
Trung Quốc ngày 11/4 thể hiện sự tức giận khi các ngoại trưởng G7 ra tuyên bố chung ngầm chỉ trích hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.
"Chúng tôi yêu cầu các nước thành viên G7 tôn trọng cam kết không đứng về phe nào trong các vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh thổ", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 11/4 cho hay.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn ngang ngược "yêu cầu các nước G7 tôn trọng nỗ lực của các nước khác trong khu vực, chấm dứt những bình luận và hành động vô trách nhiệm, đóng vai trò thật sự trong việc xây dựng hòa bình và ổn định khu vực".
Cơ quan này đồng thời tuyên bố sẽ không chấp nhận và không tham gia vụ kiện với Philippines.
Cũng trong cuộc họp báo ngày 11/4, khi phóng viên đặt câu hỏi về việc ngoại trưởng G7 bày tỏ quan ngại trước các hành động khiêu khích trên Biển Đông và biển Hoa Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho hay:
"Dường như nhiều bài báo gần đây cho rằng cuộc họp của các ngoại trưởng G7 tại Nhật Bản sẽ bàn nhiều đến vấn đề Biển Đông và biển Hoa Đông. Tuy nhiên, tôi không thấy các tài liệu bạn đã đề cập. Sau khi đọc, chúng tôi sẽ xem xét liệu những tài liệu đó có đáng để đưa ra bình luận hay không".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng trong cuộc họp báo ngày 11/4. Ảnh: Fmprc.gov.cn
Người phát ngôn còn mạnh miệng nói rằng "dù một số nước đang tiếp tục thổi phồng vấn đề, khát vọng hoà bình và ổn định khu vực sẽ không thay đổi".
Lục Khảng ngang nhiên nhấn mạnh, nếu muốn gây ảnh hưởng với cộng đồng quốc tế, G7 cần có thái độ tôn trọng sự thật và giải quyết những vấn đề mà cộng đồng quốc tế quan tâm hơn.
Theo Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn lớn tiếng rằng G7 nên tập trung vào quản trị kinh tế toàn cầu và hợp tác trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế yếu kém hiện nay, thay vì thổi phồng các tranh chấp và kích động vấn đề.
Các thực thể Trung Quốc chiếm đóng phi pháp trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam . Đồ hoạ: NY Times
Trong tuyên bố chung được đưa ra hai ngày sau cuộc họp tại Hiroshima, Nhật Bản, các ngoại trưởng G7 bày tỏ lo ngại về tranh chấp hàng hải trên Biển Đông và biển Hoa Đông, trong đó ngầm chỉ trích động thái từ Trung Quốc. Ngoại trưởng các nước thành viên G7 "phản đối bất kỳ hành động đe doạ hay đơn phương khiêu khích có thể làm thay đổi hiện trạng và làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, biển Hoa Đông".
Trước đó, tại phiên khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng G7, Nhật Bản hy vọng các bộ trưởng sẽ lên tiếng phản đối hành động đơn phương nhằm làm thay đổi hiện trạng của các vùng biển, cũng như khuyến khích phương Tây góp tiếng nói nhiều hơn để thay mặt các nước Đông Nam Á đang có lợi ích ở Biển Đông.
Tuy nhiên, Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự của các ngoại trưởng G7. Theo Bắc Kinh, việc Nhật Bản đề cập tới những tranh chấp trên biển là "sự khiêu khích" ảnh hưởng tới "những mối quan tâm thích đáng hơn". Trung Quốc cũng yêu cầu Nhật Bản đưa vấn đề Biển Đông khỏi chương trình nghị sự.
G7 là tập hợp 7 nước công nghiệp tiên tiến trên thế giới, gồm Nhật Bản, Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức và Italy). Nhóm được thành lập vào năm 1976. G7 sẽ họp vài lần mỗi năm để bàn luận và trao đổi về chính sách kinh tế. G7 nhóm họp lần đầu vào ngày 11/4/2008 ở Washington, D.C. để bàn về cuộc khủng hoảng kinh tế 2007-2008.
Hội nghị cấp cao G7 năm 2016 là lần tổ chức thứ 42, diễn ra vào cuối tháng 5 tại thành phố Hiroshima, do Thủ tướng Abe chủ trì.
Đài Loan phản đối Kenya trục xuất người Đài Loan về Trung Quốc