Donald Trump - phép thử cho quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật
Cựu nhân viên của Facebook tiết lộ bí mật chống Tổng thống Putin
Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt 3.000 tay súng IS
Quân đội Đức lần đầu tiên tăng quân số trong 25 năm
Báo Trung Quốc quở chính sách của Kim Jong-un 'chắc chắn thất bại'
Tin thế giới đọc nhanh chiều 10-05-2016
- Cập nhật : 10/05/2016
Mỹ có nguy cơ mất căn cứ quân sự ở Ấn Độ Dương
Hãng tin Sputnik cho biết theo hợp đồng được ký hồi năm 1966 giữa Mỹ và Anh, Bộ Quốc phòng Mỹ được phép sử dụng đảo Diego Garcia cho các mục đích quân sự. Diego Garcia là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Chagos Atchipelago gồm 60 đảo nhỏ ở Ấn Độ Dương. Hợp đồng này sẽ hết hạn vào tháng 12-2016, song vẫn còn một lựa chọn là kéo dài hợp đồng thêm 20 năm nữa.
Căn cứ Diego Garcia là một căn cứ chiến lược quan trọng do có vị trí địa lý chiến lược. Trong nhiều năm qua, căn cứu này đã đóng vai trò đáng kể trong việc tổ chức các hoạt động quân sự của Lầu Năm Góc, trong đó có hoạt động quân sự ở Iraq và Afghanistan.
Hiện chưa rõ tương lai của căn cứ này sẽ như thế nào vào cuối năm 2016.
Vấn đề này đã được đưa ra bàn thảo trong chuyến thăm gần đây của Tổng thống Barack Obama tới London. Hiện cũng chưa rõ liệu Mỹ có thể tiếp tục thuê căn cứ này hay không.
Hơn 200 chiến binh hạ vũ khí đầu hàng quân chính phủ Syria
Iran thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung
Hãng thông tấn Tasnim ngày 9/5 dẫn lời một quan chức quân đội Iran cho biết nước này đã thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung hai tuần trước đây.
Tasnim dẫn lời Chuẩn tướng Ali Abdollahi khẳng định: "Chúng tôi đã thử một tên lửa có tầm bắn 2.000 km và giới hạn sai số là 8 m từ cách đây hai tuần. Giới hạn sai số 8 m này có nghĩa là... hoàn toàn chính xác".
Trước đó, Iran đã tự hào tuyên bố nước này có khả năng sản xuất tên lửa xuyên lục địa nhờ những tiến bộ khoa học.
Trong tuyên bố đưa ra ngày 27/4, Vụ trưởng Vụ Chính trị và An ninh quốc tế Bộ Ngoại giao Iran, ông Hamid Baeidinejad nhấn mạnh ngành khoa học của Iran đang ngày càng phát triển và Iran không bị hạn chế trong lĩnh vực quốc phòng, do đó Tehran không còn gặp bất cứ rào cản kĩ thuật nào nữa, cho phép nước này có thể sản xuất tên lửa xuyên lục địa.
Cùng ngày, trong chuyến thăm Moskva (Nga) để tham dự Hội nghị An ninh Quốc tế diễn ra tại đây, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehghan khẳng định Tehran sẽ bảo vệ an ninh quốc gia bằng mọi giá và sẽ tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa của nước này.
Trước đó, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif nêu rõ Tehran sẽ không bao giờ đàm phán về chương trình tên lửa của Iran bởi đó là vấn đề an ninh quốc gia.
Phó chủ tịch Hạ viện Pháp từ chức sau cáo buộc quấy rối tình dục
Chủ tịch Hạ viện Pháp Claude Bartolone đã triệu tập ông Baupin và "yêu cầu ông từ chức", AFP dẫn lại thông báo của Quốc hội Pháp cho biết.
Theo các cáo buộc, bà Sandrine Rousseau, Phó chủ tịch hội đồng khu vực tại bắc Pháp, nói với Mediapart và đài France Inter rằng ông Baupin quấy rối bà vào tháng 10/2011 trong cuộc họp của đảng Xanh (EELV) gần Paris.
"Khi tôi muốn ra ngoài nghỉ giải lao, ông Baupin xuất hiện ở hành lang. Ông ta dùng ngực ấn tôi vào tường và cố hôn tôi, tôi dùng hết sức đẩy ông ta ra", bà Rousseau kể lại.
Vụ việc khiến bà Rousseau cảm thấy "rất bực bội" và sau đó cho rằng đó chính là hành vi quấy rối.
Isabelle Attard, người rời khỏi đảng vào cuối năm 2013, cho biết ông Baupin "gần như quấy rối bà hàng ngày bằng các tin nhắn khiêu khích và tục tĩu".
Hai người khác cũng là thành viên của đảng Xanh, Elen Debost, phó thị trưởng của thành phố trung tâm Le Mans và Annie Lahmer, thành viên chính quyền của Paris, cũng cáo buộc ông Baupin về hành vi tương tự. Bà Lahmer cho biết thời điểm ông Baupin làm phiền bà là từ 15 năm trước.
Ông Baupin là một trong 6 phó chủ tịch Hạ viện Pháp, ông kết hôn với bà Emmanuelle Cosse, Bộ trưởng phụ trách nhà ở. Trước các cáo buộc này, ông Baupin đã kiên quyết bác bỏ và cho biết sẽ kiện 4 phụ nữ vì tội phỉ báng, theo luật sư của ông.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: Châu Âu ‘độc tài' và 'tàn nhẫn’
Theo hãng tin Sputnik (Nga), phát biểu tại một lễ hội phim ngắn có tên Tình thương và công lý tại Istanbul ngày 8-5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cáo buộc các nước châu Âu “độc tài” và “tàn nhẫn”, nhấn mạnh họ “không tình thương’ và “không công lý” khi đóng cửa biên giới đối với những người xin tị nạn từ Trung Đông.
Trong tuần qua, ông Erdogan tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không đáp ứng đòi hỏi của EU trong việc thay đổi chính sách chống khủng bố của nước này. Điều này khiến dư luận nghi ngờ về tương lai của một thỏa thuận mà Thổ Nhĩ Kỳ đạt được với Liên minh châu Âu (EU) về việc cấp cơ chế đi lại miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ tại châu Âu, theo AP.
Những lời lẽ nặng nề của ông Erdogan đối với EU được đưa ra sau khi Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ahmet Davutoglu, người chịu trách nhiệm đàm phán về thỏa thuận nói trên, tuyên bố sẽ từ chức cuối tháng này sau những bất đồng quan điểm với ông Erdogan.
Theo AFP, cũng trong bài phát biểu ngày 8-5 tại Istanbul, ông Erdogan còn tố cáo liên minh quốc tế chống IS tại Syria đang bỏ mặc quốc gia của ông đơn thân độc mã trong trận chiến chống IS trên lãnh thổ của mình.
“Họ để mặc chúng ta một mình đương đầu với tổ chức khủng bố, để chúng ta phải đổ máu trong các cuộc đánh bom liều chết và những cuộc tấn công vào thị trấn biên giới Kilis. Tại Syria, không ai trong số những người đang chiến đấu chống lại Deash (IS) lại phải chịu đựng những mất mát như chúng ta, cũng không ai phải trả cái giá đắt như chúng ta”.
Thổ Nhĩ Kỳ đang nâng cảnh báo an ninh lên mức tối đa sau một loạt cuộc tấn công do IS gây ra trong những tháng gần đây. Thủ đô Ankara và TP Istanbul là hai trong số các khu vực bị tấn công nhiều nhất.
Mùa hè năm ngoái các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu không kích tiêu diệt IS dọc theo biên giới giữa nước này với Syria.
Ankara cũng đã cho phép các chiến đấu cơ của Mỹ sử dụng căn cứ không quân ở miền Nam nước này cho các cuộc không kích vào nhóm cực đoan.
Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu. Ankara gần đây dường như tăng cường bắn phá các mục tiêu của IS ở Syria, theo AFP.