tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 25-01-2016

  • Cập nhật : 25/01/2016

Vẫn chưa thống nhất biện pháp trừng phạt CHDCND Triều Tiên

Trong phiên họp ngày 24-1 tại HĐBA Liên Hiệp Quốc (LHQ), đại sứ Mỹ tại LHQ Samantha Power cho biết Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa thống nhất được các biện pháp trừng phạt CHDCND Triều Tiên sau sự kiện nước này thử bom hạt nhân lần thứ tư ngày 6-1.

chdcnd trieu tien thu bom hat nhan dau thang 1. anh: internet 

CHDCND Triều Tiên thử bom hạt nhân đầu tháng 1. Ảnh: INTERNET 

15 nước thành viên HĐBA LHQ đã họp sau khi CHDCND Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom hạt nhân. Tuy nhiên hơn nửa tháng trôi qua bản dự thảo trừng phạt vẫn chưa được thống nhất. Vướng mắc lớn nhất là sự bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nước chịu trách nhiệm soạn thảo với sự tư vấn của Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Nga.

Theo báo New York Times (Mỹ), trong khi Mỹ muốn có các biện pháp trừng phạt cứng rắn thì Trung Quốc lại không muốn. Vì một khi CHDCND Triều Tiên bị trừng phạt Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nhiều vì Trung Quốc là đối tác chính trong giao dịch thương mại của CHDCND Triều Tiên.

Trong khi đó, theo hãng tin Reuters (Mỹ), một số quan chức ngoại giao LHQ nhận định Nga - chứ không phải Trung Quốc - vốn đang chịu đựng trừng phạt từ Mỹ và châu Âu vì sáp nhập Crime và ủng hộ phe ly khai Ukraine sẽ là cản trở chính trong thống nhất trừng phạt CHDCND Triều Tiên.

Sau vụ thử vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên năm 2013, HĐBA LHQ mất tới ba tuần để đưa ra biện pháp trừng phạt tài chính và cấm hàng hóa vào Bình Nhưỡng.


Pháp: Người nhập cư chiếm cảng

Hàng trăm người nhập cư đã tràn vào chiếm cảng Calais (miền bắc Pháp). Vụ việc xảy ra vào ngày 23-1 (giờ địa phương), theo hãng tin CNN (Mỹ).

50 người leo lên một con tàu trong cảng Calais để sang Anh nhưng bị binh sĩ ngăn chặn kịp thời, bắt giữ 35 người, giải tán hàng trăm người nhập cư khỏi cảng. Trong số người bị bắt có 24 người là dân nhập cư, 11 người thuộc tổ chức ủng hộ người nhập cư No Borders.

nguoi nhap cu chay chiem cang calais (phap) ngay 23-1. anh: the mirror 

Người nhập cư chạy chiếm cảng Calais (Pháp) ngày 23-1. Ảnh: THE MIRROR 

Vì sự cố, cảng Calais phải tạm ngưng hoạt động. Giao thông giữa cảng Calais và cảng Dove (Anh) bị gián đoạn trong hai giờ.

Sự cố là diễn biến tiếp theo của cuộc tuần hành ủng hộ người nhập cư của khoảng 2.000 người diễn ra ở trung tâm TP Calais trước đó cùng ngày, kêu gọi chính phủ Pháp nâng cao điều kiện sống của người tị nạn.

trai ti nan the jungle (calais, phap). anh: afp 

Trại tị nạn The Jungle (Calais, Pháp). Ảnh: AFP 

The Jungle - một trong những trại tị nạn nổi tiếng nhất châu Âu hiện nay nằm gần TP Calais, chứa khoảng 6.000 người tị nạn và nhập cư, luôn cố gắng tìm cách sang Anh. Điều kiện vệ sinh ở trại The Jungle rất tệ, đa số họ vẫn phải sống trong điều kiện dơ bẩn và giá lạnh dù chính phủ Pháp đã có nhiều động thái cải thiện như cung cấp máy sưởi và điện.

lanh dao dang lao dong anh jeremy corbyn tham trai ti nan grande-synthe o tp dunkirk (phap) ngay 23-1. anh: guardian 

Lãnh đạo đảng Lao động Anh Jeremy Corbyn thăm trại tị nạn Grande-Synthe ở TP Dunkirk (Pháp) ngày 23-1. Ảnh: GUARDIAN 

Cuộc tuần hành ủng hộ người nhập cư và sự cố chiếm cảng Calais diễn ra vài giờ sau khi lãnh đạo đảng Lao động Anh Jeremy Corbyn thăm hai trại tị nạn The Jungle và trại Grande-Synthe ở TP Dunkirk (Pháp, hiện chứa khoảng 2.500 người). Ông kêu gọi Anh tham gia vào nỗ lực giải quyết khủng hoảng người tị nạn với châu Âu.


Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ hợp lực chống khủng bố

Ngoại trưởng Indonesia Retno LP Marsudi và Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã nhất trí cùng hợp tác ngăn chặn và chống khủng bố.

Theo Manila Times thông tin ngày 23-1, thông cáo trên được Bộ Ngoại giao Indonesia đưa ra ngày 22-1. Cả hai Ngoại trưởng đã thảo luận, nhất trí vấn đề trên trong cuộc gặp gỡ bên lề Hội nghị các Bộ trưởng Tổ chức hợp tác Hồi giáo (OIC) diễn ra tại thành phố Jidda của Ả Rập Saudi.

ngoai truong indonesia retno lp marsudi. anh: reuters

Ngoại trưởng Indonesia Retno LP Marsudi. Ảnh: Reuters

ngoai truong tho nhi ky mevlut cavusoglu. anh: ap

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu. Ảnh: AP

Retno LP Marsudi và Mevlut Cavusoglu cũng đồng ý tiếp tục khuyến khích liên lạc, tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin giữa cơ quan tình báo và thực thi pháp luật hai nước.

Liên quan đến tình hình Trung Đông, Ngoại trưởng Indonesia và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh tầm quan trọng trong mối quan hệ hòa bình giữa Ả Rập Saudi và Iran, nó góp phần tạo ra cảm giác ổn định và an ninh toàn khu vực.

Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cũng hoan nghênh sáng kiến của chính phủ Indonesia đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy hòa bình và ổn định ở Trung Đông. Theo Mevlut Cavusoglu, những nỗ lực của Indonesia nhằm xây dựng lòng tin giữa các nước Trung Đông sẽ tạo nên năng lượng tích cực cho tình hình khu vực.


Tìm thấy mảnh vỡ nghi của MH370

Nhà chức trách địa phương ở Thái Lan ngày 23-1 thông tin tìm thấy mảnh vỡ nghi là của máy bay. Điều này làm dấy lên đồn đoán cho rằng đó là mảnh vỡ từ chiếc máy bay MH370 của Malaysia Airlines đã mất tích gần 2 năm nay.

Theo Tanyapat Patthikongpan, người đứng đầu huyện Pak Phanag, cho biết một mảnh kim loại lớn, cong, trôi dạt vào bờ biển của tỉnh Nakhon Si Thammarat của Thái Lan. Người dân địa phương phát hiện và báo với chính quyền để xác minh.

manh vo troi dat vao bo bien duoc nguoi dan phat hien

Mảnh vỡ trôi dạt vào bờ biển được người dân phát hiện

hien nhieu don doan cho rang no thuoc mh370

Hiện nhiều đồn đoán cho rằng nó thuộc MH370

“Dân làng tìm thấy mảnh vỡ có chiều rộng 2 m và dài 3 m” – ông Tanyapat Patthikongpan nói. Báo giới Thái Lan đồn đoán mảnh vỡ này có thể thuộc về chiếc MH370, chở 239 người, đã bị mất tích khi từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh vào tháng 3-2014.

Hiện chưa có xác nhận chính thức từ cơ quan chức năng rằng mảnh vỡ thuộc MH370. Ông Tanyapat Patthikongpan cung cấp thêm thông tin các ngư dân nhận định mảnh vỡ được phát hiện trên đã nằm dưới đáy biển không quá 1 năm căn cứ vào những con hàu bám trên nó.

MH370 mất tích đến nay và có rất nhiều đồn đoán quanh số phận chiếc máy bay này. Gần đây, các nhà điều tra cho rằng MH370 vẫn bay nhưng không có sự kiểm soát của phi hành đoàn cũng như trạm không lưu mặt đất. Cuối cùng, chiếc máy bay "mất kiểm soát nhưng ổn định" xoay vòng xuống cho đến khi chạm mặt nước. Nó có thể đã rơi ở Nam Ấn Độ Dương và 239 người trên khoang có thể đã thiệt mạng.

Tổng cộng 75.000 km vuông ngoài khơi bờ biển Tây Úc đã được rà soát nhưng chưa tìm ra tung tích chiếc máy bay dù một phần cánh của nó đã dạt vào bờ. Canberra khẳng định MH370 có thể nằm đâu đó dưới đáy biển trong phạm vi 120.000 km vuông dọc theo vòng cung thứ bảy ở Ấn Độ Dương.


Khuyến cáo tạm ngừng mang thai vì virus Zika

Phụ nữ Mỹ Latin được cảnh báo tạm ngừng mang thai trong vài tháng hoặc thậm chí tính bằng năm để tránh nguy cơ sinh con dị tật đầu nhỏ bởi virus Zika do muỗi truyền qua.

El Salvador, thuộc khu vực Mỹ Latin, đề nghị phụ nữ ở đây tránh mang thai đến năm 2018. Cảnh báo được đưa ra kèm theo bằng chứng về những bà bầu bị muỗi truyền virus Zika có thể sinh con bị dị tật đầu nhỏ, gây tổn thương não bộ trẻ.

nhieu nuoc khuyen cao phu nu hoan mang thai vi virus zika do muoi truyen qua. anh: ap

Nhiều nước khuyến cáo phụ nữ hoãn mang thai vì virus Zika do muỗi truyền qua. Ảnh: AP

“Chúng tôi đề nghị tất cả các phụ nữ ở độ tuổi sinh sản lập kế hoạch mang thai của họ. Họ nên tránh mang thai vào giữa năm nay hoặc năm tới” - Thứ trưởng Bộ y tế Cộng đồng El Salvador là Eduardo Espinoza cho biết. Những người đang mang thai được khuyên nên mặc kín, thận trọng khi ra ngoài, tránh bị muỗi chích.

Những cảnh báo tương tự cũng được ban hành tại Brazil, nơi mà dịch Zika bùng nổ kinh hoàng, hơn 1 triệu người bị nhiễm. Tại Colombia, nơi dịch Zika bùng phát lớn thứ hai, chính phủ cảnh báo phụ nữ hoãn mang thai từ sáu đến tám tháng tới. Tại Jamaica, chính phủ cảnh báo phụ nữ tránh mang thai 6 đến 12 tháng tới.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đã ban hành khuyến cáo du lịch đến công dân nước mình rằng tất cả phụ nữ đang mang thai hoặc ở độ tuổi có thể mang thai nên tránh đến những nước mà dịch Zika đang bùng phát. Đó là: Brazil, Colombia, El Salvador, French Guiana, Guatemala, Haiti, Honduras, Martinique, Mexico, Panama, Paraguay, Suriname, Venezuela, Puerto Rico, Barbados, Bolivia, Ecuador, Guadeloupe, Saint Martin, Guyana, Cape Verde, Samoa.

Trong cuộc phỏng vấn với Vox, nhà nghiên cứu Zika Scott Weaver giải thích rằng Zika có thể ủ trong cơ thể người khoảng 12 ngày trước khi hoành hành. Vì vậy, nếu phụ nữ có thai vài tuần sau khi bị cắn bởi một con muỗi nhiễm virus Zika sẽ có rất ít cơ hội lây truyền virus cho em bé.

Tuy nhiên, hiện còn nhiều điều chưa biết về Zika và mối liên quan với thai kỳ của phụ nữ. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho rằng họ tin trẻ dị tật đầu nhỏ bẩm sinh thường gặp ở những người mẹ có các triệu chứng nhiễm virus Zika gồm sốt, đau nhức xương, phát ban. Đa phần những người bị nhiễm Zika không có triệu chứng rõ ràng và nguy cơ đối với bào thai ở những người này cũng chưa được hiểu đầy đủ. Vì thế, tốt nhất trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành thì nên thận trọng.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục