Nga bị tố điều thêm trang thiết bị quân sự đến Syria
Trung Quốc gia tăng áp lực trước khi lãnh đạo Đài Loan nhậm chức
Xung đột miền đông Ukraine tái diễn, 3 binh sĩ thiệt mạng
Quân đội Đức chi 77 triệu USD mua nhầm 30 tên lửa
Mỹ lấy 2 tỉ USD của Iran trả cho nạn nhân bị đánh bom
Tin thế giới đọc nhanh chiều 21-04-2016
- Cập nhật : 21/04/2016
Bộ Quốc phòng Nga sẽ mua 100 xe tăng Armata
Trung Quốc mở rộng chống tham nhũng sau hồ sơ Panama
Một tờ báo tại cửa hàng ở Bắc Kinh cho thấy bức ảnh các nhà lãnh đạo Trung Quốc trên trang nhất, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình, tham dự một buổi lễ trồng cây ở thủ đô, ngày 6 tháng 4 năm 2016.
Giáo sư Carl Thayer: Ngoại trưởng Nga thiếu cân nhắc với bình luận Biển Đông
Giáo sư Carl Thayer cho rằng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thiếu cân nhắc trong phát ngôn mới đây về Biển Đông - Ảnh: Bảo Vinh.
Việc Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov mới đây phát biểu khẳng định chống lại các nỗ lực quốc tế hóa những tranh chấp trên Biển Đông đã thu hút sự quan tâm của dư luận, đặc biệt từ Việt Nam và Trung Quốc.
Trong bài viết trước, Thanh Niên đã giới thiệu đến bạn đọc những góc nhìn của ông Anton Tsvetov, chuyên gia của Hội đồng Quan hệ quốc tế Nga (RIAC) và Tiến sĩ Mathieu Duchatel, Phó giám đốc Chương trình châu Á và Trung Quốc tại Hội đồng châu Âu về Quan hệ đối ngoại, nghiên cứu tại Viện nghiên cứu hòa bình Stockholm (SIPRI, Thụy Điển) về vấn đề này.
Trao đổi với Thanh Niên, Giáo sư Carl Thayer (Úc), chuyên gia về vấn đề Biển Đông và nghiên cứu Việt Nam - Trung Quốc cũng có nhìn nhận về phát biểu của ông Lavrov trong mối liên quan với chiến lược của Nga tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Những phát ngôn của ông Sergei Lavrov có đang diễn tả cái gọi là “trục phương Đông” của Nga không, thưa giáo sư Thayer?
GS. Thayer: Phát ngôn của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov xuất hiện vào đêm trước chuyến thăm đến Trung Quốc, Nhật Bản và Mông Cổ. Vì đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc ứng phó với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), Nga đã bước vào một cuộc “hôn nhân vì lợi ích” với Trung Quốc. Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn thúc đẩy một vai trò lớn hơn cho Nga ở châu Á - Thái Bình Dương, nhằm gây khó khăn thêm cho Mỹ. Chính vì vậy, đây là một biểu hiện của “trục phương Đông” từ phía Nga.
Nga không có tuyên bố chính thức đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp trên Biển Đông. Tuy vậy, tại sao Ngoại trưởng Nga lại có phát ngôn rõ ràng đụng chạm tới lập trường muốn giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế của Việt Nam?
GS. Thayer: Ông Lavrov phản đối việc quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông trong bối cảnh Nga cũng đang phản đối mạnh mẽ sự can thiệp của nước ngoài tại bán đảo Crimea và Ukraine. Nga đang tìm cách lấy lòng Trung Quốc vào đêm trước chuyến thăm của ông đến Bắc Kinh.
Nhận xét của ông Lavrov là thiếu cân nhắc vì nó ngầm xem nhẹ vị trí lâu dài của Việt Nam trong những cuộc đàm phán song phương không dính tới lợi ích của bên thứ ba và không bao gồm lợi ích của những bên liên quan khác. Nói cách khác, các cuộc đàm phán song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc không thể giải quyết mối quan tâm của Mỹ về tự do hàng hải, thương mại, vùng bay hợp pháp.
Ông có suy nghĩ gì về việc tại sao ông Lavrov đưa ra phát ngôn ấy vào lúc này?
GS. Thayer: Ông Lavrov đã phản ứng với việc Nga bị loại khỏi nhóm G8. Ông ấy đã chỉ trích tuyên bố của G7 (về việc giải quyết tranh chấp theo luật quốc tế - NV) để tranh thủ lấy lòng Trung Quốc trước chuyến đi của mình.
Theo ông, câu chuyện này liệu sẽ dẫn tới những điều gì tiếp theo?
GS. Thayer: Ông Ngô Xuân Lịch, người vừa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng của Việt Nam, sẽ đến thăm Nga trong thời gian ngắn tới đây. Việt Nam vẫn là đối tác mua vũ khí quan trọng của Nga. Nga sẽ rơi vào một vị trí không phù hợp, trung hòa sự hỗ trợ dành cho Việt Nam với cơ hội mà họ tận dụng từ Trung Quốc.
Nga và Việt Nam có thể tìm thấy tiếng nói chung về vấn đề quốc tế hóa việc tranh chấp. Nếu quyền lực bên ngoài đóng góp tích cực đối với việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ, thì sự can thiệp của họ được chào đón. Tuy nhiên, Nga vẫn sẽ phải nhận ra rằng có những vấn đề khác hơn những tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán trên biển. Nga cũng sẽ có lợi ích với việc nhìn nhận Biển Đông tiếp tục là một khu vực “hòa bình, hợp tác và phát triển”.
Nhân tố có thể “nhấn chìm” quan hệ Trung - Ấn
Ảnh hưởng dài hạn của chương trình xây đập tại Trung Quốc đặc biệt sâu sắc đối với Ấn Độ. Ảnh: Theeconomist
Ngày 18 - 19/4, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ hội đàm tại Bắc Kinh về vấn đề biên giới.
Mục tiêu được ưu tiên trong chương trình nghị sự là ổn định an ninh dọc biên giới, ở những khu vực chồng lấn tuyên bố chủ quyền.
Gần đây nhất vào tháng Ba, việc quân đội Trung Quốc tiến hành tập bắn đạn thật gần Đường Kiểm soát Thực sự (Line of Actual Control - LAC) trong vùng lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát đã làm leo thang căng thẳng giữa Bắc Kinh và New Delhi.
Tuy nhiên có một nhân tố tiềm tàng khác, có khả năng đẩy mâu thuẫn về chủ quyền giữa hai nước lên một nấc thang mới, đó là dòng sông Brahmaputra.
Sông Brahmaputra bắt nguồn từ Tibet, chảy qua LAC và bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ. Arunachal Pradesh nằm ở Đông Bắc Ấn Độ, giáp Trung Quốc ở phía Bắc.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết lãnh thổ Arunachal Pradesh, trên danh nghĩa đặt khu vực tranh chấp dưới sự quản lý của Khu tự trị Tây Tạng và gọi là Tạng Nam.
Đây là một trong hai điểm nóng về chủ quyền chạy dọc biên giới Trung - Ấn. Khu vực còn lại là Aksai Chin tới vùng viễn Tây, nơi quân đội Trung Quốc tập trận.
So sánh với các dòng sông lớn khác trên thế giới như Sông Nile hay Mekong, Brahmaputra không được quản lý chặt chẽ bằng. Không có tổ chức nào được thành lập để thúc đẩy hợp tác giữa ba quốc gia ven sông là Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh.
Kể ra ở mức độ song phương, Trung Quốc và Ấn Độ cũng không có nhiều hoạt động, thỏa thuận liên quan đến việc khai thác sông Brahmaputra.
Đứng trên phương diện an ninh, có ba thách thức đang chờ đợi Bắc Kinh và New Delhi.
Đầu tiên là vấn đề kiểm soát và phòng hộ lũ lụt. Tháng 6/2000, một đập ở khu vực Trung Quốc kiểm soát bị vỡ, gây nên trận lũ lịch sử tại Arunachal Pradesh. 30 người dân Ấn Độ bị thiệt mạng và 15.000 người mất nhà cửa.
Quan chức Ấn Độ cáo buộc phía Trung Quốc giấu giếm thông tin quan trọng, ảnh hưởng tới công tác dự báo thảm họa thiên nhiên.
Sự kiện này dẫn đến thỏa thuận năm 2002, trong đó Trung Quốc đồng ý cung cấp thông số về dòng sông cho phía Ấn Độ trong mùa lũ (gần 6 tháng).
Tuy nhiên trong điều kiện băng tan ở Tibet do biến đổi khí hậu, lũ lụt vẫn là bóng đen lơ lửng.
Thứ hai là việc Trung Quốc xây đập khiến sông Yarlung Tsangpo chuyển dòng chảy khỏi Ấn Độ. Một số nhà quan sát gọi đây là “thủy chiến” Trung - Ấn.
Trên thực tế, chiến lược can thiệp về mặt kỹ thuật để chuyển dòng chảy của các sông đã được quan chức Bắc Kinh đặt lên bàn thảo luận. Nó giúp nền nông nghiệp của nước này sống sót qua mùa hạn hán.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng đây là phương sách quá phức tạp về mặt kỹ thuật và tốn kém về mặt nguồn lực. Trong khi đó, có nhiều biện pháp khác hiệu quả hơn để khắc phục tình trạng hạn hán.
Do đó, đặt trong bối cảnh căng thẳng về chủ quyền chưa có dấu hiệu lắng dịu, New Delhi khó cảm thấy thuyết phục trước lý do cải thiện nông nghiệp mà Trung Quốc nêu lên.
Ảnh hưởng dài hạn của chương trình xây đập tại Trung Quốc đặc biệt sâu sắc đối với Ấn Độ. Chỉ riêng lưu lượng nước chảy qua biên giới hàng năm của sông Brahmaputra đã lớn hơn lưu lượng cộng lại của 3 con sông chảy từ Tây Tạng xuống Đông Nam Á - là sông Mekong, sông Salween và sông Irrawaddy.
Thứ ba, phía Trung Quốc cũng quan ngại trước kế hoạch “phát triển thủy điện và các cơ sở hạ tầng khác” dọc sông Brahmaputra tại Arunachal Pradesh của Ấn Độ.
Bắc Kinh cho rằng đây là cái cớ để Ấn Độ thắt chặt kiểm soát, thông qua dòng người Ấn Độ di cư tới khu vực tranh chấp này.
Nó sẽ phức tạp hóa quá trình đàm phán về chủ quyền lãnh thổ song phương, khiến Bắc Kinh gặp khó khăn hơn trong việc thâu tóm lại miền Nam Tạng.
Trong nỗ lực ngăn chặn Ấn Độ, Trung Quốc đã chặn các kênh tài trợ từ nước ngoài đối với dự án. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế.
Tựu chung lại, sông Brahmaputra tiềm ẩn nhiều trở ngại có thể làm leo thang căng thẳng giữa hai con hổ châu Á. Quyền kiểm soát dòng sông sẽ dẫn tới quyền kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn.
Suy cho cùng, nước vừa là nguồn lực chiến lược, vừa là mặt trận để củng cố sức mạnh quân sự của các quốc gia tại châu Á.
Biển Đông: Nga-Trung đối đầu với Mỹ
Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov (T) và đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị dự cuộc họp báo chung tại Matxcơva ngày 18/04/2016 - REUTERS/Maxim Zmeyev.