Nhật dự định kiện Trung Quốc thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp
Nhân vật số 2 của Triều Tiên đi cải tạo vì con xem phim Hàn
Tranh cãi về số phận Hồng Kông sau năm 2047
Liên quân Saudia Arabia không kích khu chợ Yemen, 41 người thiệt mạng
Indonesia tiêu diệt 2 phần tử cực đoan người Trung Quốc
Tin thế giới đọc nhanh chiều 16-03-2016
- Cập nhật : 16/03/2016
Các ngoại trưởng EU đề ra 5 nguyên tắc quan hệ với Nga
Yêu cầu giữ môi trường hòa bình cho Biển Đông
Chiều 14-3 tại thủ đô Vientiane (Lào), hội nghị không chính thức Tư lệnh lực lượng quốc phòng ASEAN lần thứ 13 (ACDFIM-13) với chủ đề “Tăng cường hợp tác quốc phòng vì một Cộng đồng ASEAN năng động” đã kết thúc tốt đẹp.
Đoàn đại biểu Việt Nam do đại tướng Đỗ Bá Tỵ - tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc phòng - dẫn đầu.
Tại hội nghị, đại diện lực lượng quốc phòng các nước cũng nhấn mạnh sự cần thiết về một môi trường hòa bình tại Biển Đông nhằm thúc đẩy hòa bình, sự ổn định, tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng tại khu vực. Vì vậy, các bên cần phải thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn thành việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trưởng đoàn Philippines, trung tướng Romeo Tanalgo, cho rằng một bộ quy tắc ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ làm giảm rất nhiều nguy cơ xung đột vũ trang trên Biển Đông và đưa đến giải pháp (giải quyết tranh chấp) trên cơ sở những luật lệ, quy định được quốc tế công nhận. Trung tướng Romeo Tanalgo cũng cho rằng việc các quốc gia ASEAN có tiếng nói chung về vấn đề Biển Đông là hết sức cần thiết.
Các trưởng đoàn cũng đề cập tác động của quan hệ giữa các nước lớn đối với tình hình an ninh khu vực. Theo thiếu tướng Pery Lim - tư lệnh lực lượng quốc phòng Singapore, quan hệ Mỹ - Trung Quốc ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hòa bình của khu vực.
Ông Pery Lim cho rằng điều này nhấn mạnh tính cấp thiết của sự ổn định ở Biển Đông. Cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc cần được quản lý cẩn trọng và điều quan trọng là tất cả các nước phải tôn trọng tự do hàng hải và hàng không (ở Biển Đông).
Ba Lan tố Nga làm rơi máy bay chở tổng thống năm 2010
"Chúng tôi có thể nói rằng mình là nạn nhân lớn đầu tiên của chủ nghĩa khủng bố mà chúng tôi đang chứng kiến nó đùa giỡn ngay trước mắt mình", AFP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz nói.
Vụ rơi máy bay năm 2010 ở Smolensk, phía tây nước Nga, làm Tổng thống Ba Lan khi đó là Lech Kaczynski và 95 người khác, hầu hết là quan chức cấp cao, thiệt mạng. Đây được xem là thảm kịch tồi tệ nhất của Ba Lan trong thời bình.
"Không nghi ngờ gì khi những chuyện đã xảy ra là nhằm cướp đi của Ba Lan một người lãnh đạo đang dẫn dắt đất nước của chúng tôi tới độc lập", ông Macierewicz nói thêm.
Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov ngay lập tức chỉ trích những phát ngôn trên là vô căn cứ, thiếu khách quan. Ông cho rằng các tình tiết của vụ tai nạn vẫn chưa sáng tỏ và đang được điều tra.
"Dựa trên tất cả những yếu tố đó, chúng tôi có thể nói rằng những phát ngôn như vậy là vô căn cứ, thiếu khách quan và không liên quan gì tới hoàn cảnh thực tế của thảm kịch này", ông Peskov nói.
Tháng trước, chính phủ Ba Lan đã mở một cuộc điều tra mới về vụ rơi máy bay, cho rằng những yếu tố chính chỉ ra "trách nhiệm của Nga" đã "bị che giấu" trong suốt cuộc điều tra trước đó. Các chính trị gia cánh hữu từ lâu đã khẳng định vụ việc không phải là tai nạn, dù các nhà điều tra của cả Ba Lan và Nga phát hiện nguyên nhân có thể là do lỗi phi công, thời tiết xấu và kiểm soát không lưu kém.
Máy bay rơi khi đoàn đại biểu Ba Lan đang trên đường đến dự một lễ tưởng niệm ở Nga. Gần một phần tư người Ba Lan tin rằng đây là một vụ ám sát, theo một cuộc thăm dò năm ngoái. Số còn lại cho rằng do các yếu tố khác, trong đó 37% nghĩ rằng phi công gặp áp lực khi phải hạ cánh giữa thời tiết sương mù dày đặc.
Đại sứ Mỹ: Lệnh trừng phạt Triều Tiên đã bắt đầu có tác dụng
Nghị sỹ Hàn: Triều Tiên có thể tiến hành khiêu khích gần biên giới
Binh sỹ Hàn Quốc điều chỉnh các thiết bị để nối lại chương trình phát thanh chống Triều Tiên gần khu vực biên giới hai miền. (Nguồn: YONHAP/TTXVN)
Ngày 15/3, Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời Nghị sỹ Lee Cheol-woo thuộc Đảng Saenuri cầm quyền ở nước này cho biết Triều Tiên có thể sẽ tiến hành một số hoạt động khiêu khích quân sự dọc tuyến biên giới liên Triều, hoặc cho máy bay không người lái xâm nhập Hàn Quốc.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp của đảng này với đại diện các cơ quan ban ngành liên quan đến an ninh, ông Lee Cheol-woo cho hay Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đang trong tình trạng sẵn sàng đối phó với mọi động thái khiêu khích.
Theo ông, Triều Tiên đang tiến hành các cuộc thao diễn với kịch bản quân đội miền Bắc phá hủy các cơ sở công cộng của miền Nam, trong đó có sử dụng mô hình của các cơ sở này.
Về cảnh báo mà Triều Tiên đưa ra trước đó cùng ngày rằng họ sẽ tiến hành thêm các vụ thử kích nổ đầu đạn hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo, ông Lee Cheol-woo cho biết Chính phủ Hàn Quốc đang tìm cách xác định xem liệu Bình Nhưỡng có thực hiện lời đe dọa này hay không.