Mỹ: Trung Quốc xây đảo nhân tạo, phá hoại nguồn thủy sản Biển Đông
Bắt 13 người vì tội cổ vũ khủng bố trên mạng
Ngoại trưởng Nga: Moscow từ chối đối đầu vô nghĩa với NATO
Động đất mạnh 6,9 độ richter ở Myanmar
Bê bối đổi thuốc cường dương lấy phiếu bầu ở Hàn Quốc
Tin thế giới đọc nhanh chiều 14-04-2016
- Cập nhật : 14/04/2016
Thổ Nhĩ Kỳ bắt 2 công dân Nga bị cáo buộc làm gián điệp
Báo Nga đưa tin, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ vừa bắt giữ 2 công dân Nga với cáo buộc "làm gián điệp" do có liên quan đến vụ một đối tượng Hồi giáo cực đoan bị sát hại.
Theo kênh RT, lãnh sự Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ đã xác nhận thông tin trên, đồng thời cho biết các công dân này đã phủ nhận mọi cáo buộc.
Nhà chức trách Nga hiện cũng đang liên hệ với công dân của mình để tiến hành những biện pháp bảo hộ cần thiết.
Trong khi đó, theo RT, Thổ Nhĩ Kỳ đã không thông báo cho các nhà ngoại giao Nga về bản chất của các cáo buộc nhằm vào hai công dân trên.
Hai công dân Nga bị bắt giữ có tên Yury Anisimov (52 tuổi) và Aleksandr Smirnovare (55 tuổi), được cho là nghi phạm liên quan đến cái chết của đối tượng Hồi giáo cực đoan Abdulvakhid Edelgireyev, kẻ đến từ Cộng hòa Checnya, thuộc Nga.
Một số nguồn tin dẫn tài liệu của Interpol nói nói cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm thấy những hồ sơ giả và tin rằng hai công dân Nga nói trên là điệp viên chìm.
Hai người này đã bị bắt giữ từ hôm 8/4, nhưng thông tin giờ mới được tiết lộ.
Mỹ nói IS đã bị suy yếu
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 13-4 tuyên bố tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang bị lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu dồn vào thế cố thủ.
Phát biểu trong chuyến thăm hiếm hoi tới trụ sở Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA), ông chủ Nhà Trắng chỉ ra những kết quả thành công thời gian qua để cho thấy "chúng ta đang trên đà tấn công" còn "IS bị đẩy vào thế thủ". Chẳng hạn như lực lượng Iraq được các cố vấn quân sự Mỹ hỗ trợ đang đẩy mạnh giải phóng TP Mosul đang bị các tay súng IS chiếm đóng trong 2 năm qua.
Ở Syria, Mỹ đang hỗ trợ cho lực lượng trên bộ ở địa phương nhằm gây sức ép và cô lập thành trì của IS ở Raqqa.
Trên đà chiến thắng, ông Obama khẳng định liên quân sẽ tiếp tục duy trì thế chủ động này. Nhà lãnh đạo này cũng nhắc đến các cuộc không kích của Mỹ gần đây đã tiêu diệt 3 nhân vật lãnh đạo cấp cao của IS và một báo cáo tuần này cho thấy số lượng thành viên của họ ở mức thấp nhất kể từ năm 2014.
Với ông Obama, việc chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hơn 5 năm qua tại Syria là giải pháp then chốt cho nỗ lực tiêu diệt tận gốc rễ IS. Do đó, ông khẳng định Washington sẽ tiếp tục theo đuổi các nỗ lực ngoại giao trên bàn đàm phán để chấm dứt cuộc xung đột.
Trước đó cùng ngày, Đại tá Steve Warren, người phát ngôn liên quân chống IS do Mỹ đứng đầu, thông báo chiến dịch chống IS của liên minh tại Iraq và Syria đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên và đang bước vào giai đoạn thứ hai. “Kẻ thù của chúng tôi đã bị suy yếu và giờ chúng tôi đang tiến tới xóa sổ chúng. Giai đoạn đầu tiên của chiến dịch quân sự đã hoàn tất” – ông Warren nhấn mạnh, đồng thời cho biết liên quân hiện đang ở giai đoạn 2.
Bị liên quân tấn công dồn dập, có vẻ như IS đang tìm cách mở rộng địa bàn sang những nước bên ngoài Iraq và Syria. Cũng trong hôm 13-4, IS đã tuyên bố nhận trách nhiệm các vụ đụng độ hồi tuần trước giữa lực lượng phiến quân có quan hệ với họ và binh sĩ Philippines. Vụ giao tranh khiến 23 người thiệt mạng. Tuyên bố của IS nêu rõ: bọn họ đã "cho nổ được 7 xe tải chở lính”.
Ngoài ra, tuyên bố thừa nhận vụ tấn công làm 3 tay súng IS thiệt mạng.
Hồi tuần trước, quân đội Philippines đã giao tranh với khoảng 120 phần tử phiến quân Hồi giáo suốt 10 giờ ở đảo Basilan thuộc miền Nam. Theo quân đội Philippines, họ tấn công một thành trì của phiến quân có quan hệ với IS trên đảo Basilan. Kẻ cầm đầu nhóm này đang bị Bộ Ngoại giao Mỹ treo thưởng 5 triệu USD cho cái đầu của y.
Ông Putin nhận 1,3 triệu câu hỏi trước "Đối thoại trực tuyến"
Người Nga đã gửi 1,3 triệu câu hỏi và đề nghị tới Tổng thống Vladimir Putin trước thềm cuộc giao lưu trực tuyến của người đứng đầu nhà nước với người dân đất nước.
Theo trang Vesti.ru, năm nay, các câu hỏi và kiến nghị được chuyển đến trung tâm các cuộc gọi thông qua tin nhắn SMS, thư nhắn trên trang web, đồng thời qua mạng xã hội VKontakte và dịch vụ video. Tuy nhiên, phương tiện đặt câu hỏi phổ biến nhất vẫn là Call-center, tới nay đã tiếp nhận hơn 850.000 cuộc gọi.
"Đối thoại trực tuyến" sẽ diễn ra vào lúc 12 giờ trưa Moskva (16 giờ Hà Nội) ngày 14/4 từ Gostinyi Dvor. Trang trí trường quay sẽ giống hệt năm ngoái. Phòng thu được trang bị 12 máy thu hình, bố trí cơ sở phát điện dự phòng trường hợp có trục trặc. Trung tâm các cuộc gọi đang liên tục xử lý các câu hỏi, đề xuất và sẽ tiếp tục tiếp nhận trong thời gian diễn ra sự kiện. Năm nay, các biên tập viên Evgeny Rozhkov (Hãng phát thanh truyền hình quốc gia) và Valeria Korableva (Kênh truyền hình 1) sẽ tham gia dẫn chương trình.
"Đối thoại trực tuyến" là chương trình truyền hình hàng năm được Tổng thống Vladimir Putin sử dụng để giải đáp những thắc mắc, đề xuất mà người dân Nga đặt ra với ông. Chương trình xuất hiện lần đầu vào tháng 12/2001. Trong giai đoạn 2008-2011, khi ông Putin giữ chức vụ thủ tướng, chương trình có tên gọi "Đối thoại với Vladimir Putin. Phần tiếp theo". "Đối thoại trực tuyến" năm 2015 đã kéo dài 3 giờ 58 phút, người đứng đầu nhà nước giải đáp 74 vấn đề và phá vỡ kỷ lục trước đó.
IS nhận tiến hành tấn công đẫm máu ở miền Nam Philippines
Theo Reuters, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ngày 13/4 đã nhận đứng sau các vụ đụng độ hồi tuần trước giữa lực lượng phiến quân có quan hệ với nhóm thánh chiến này với binh sỹ Philippines, làm 23 người thiệt mạng.
Tuyên bố của IS nêu rõ: "Tạ ơn Chúa, chúng ta đã cho nổ được 7 xe tải chở lính." Tuyên bố cũng cho biết vụ tấn công làm 3 tay súng của IS thiệt mạng.
Hồi tuần trước, các binh sỹ quân đội Philippines đã giao tranh với khoảng 120 phần tử phiến quân Hồi giáo suốt 10 giờ đồng hồ tại đảo Basilan ở miền Nam.
Theo quân đội Philippines, họ đã tấn công một thành trì của phiến quân có quan hệ với IS trên đảo Basilan, với kẻ cầm đầu là mục tiêu được Bộ Ngoại giao Mỹ treo thưởng 5 triệu USD.
Đảng cầm quyền Hàn Quốc trả giá vi kinh tế
Chủ tịch đảng Saenuri cầm quyền Kim Moo-sung đã xin từ chức để nhận trách nhiệm về thất bại của đảng này trong cuộc bầu cử Quốc hội Hàn Quốc ngày 13-4.
Ông Kim Moo-sung phát biểu: “Tôi sẽ từ chức lãnh đạo đảng để nhận trách nhiệm về thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa 20”. Ngoài ông Kim Moo-sung, thành viên Hội đồng Tối cao, ông Kim Tae-ho và Tổng thư ký Hwang Jin-ha của đảng Saenuri cũng đề nghị từ chức.
Những động thái đó cho thấy ban lãnh đạo hiện nay của đảng Saenuri này sẽ phải ra đi sau khi đảng này chỉ giành được 122/300 ghế tại quốc hội.
Trong khi đó, đảng đối lập chính Minjoo giành được 123 ghế. Đảng Kookmin giành được 38 ghế, còn 6 ghế còn lại thuộc về đảng Công lý. Kết quả này này đã chấm dứt 16 năm giành đa số ghế tại quốc hội của đảng Saenuri, làm lung lay triển vọng giành chiến thắng của họ trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm sau.
Các nhà phân tích cho rằng tình trạng đi xuống của nền kinh tế là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của đảng Saenuri. Tổng thống Park Geun-hye bị chỉ trích vì không cải thiện được tình hình kinh tế đất nước giữa lúc tỉ lệ thất nghiệp tăng, kim ngạch xuất khẩu giảm và không ít hộ gia đình lâm cảnh nợ nần.
Người phát ngôn đảng Saenuiri Ahn Hyung-Hwan phát biểu sau cuộc bỏ phiếu: “Đảng Saenuri nhất trí với kết quả của cuộc bầu cử và lựa chọn của các cử tri. Mọi người đã thất vọng nhiều về chúng tôi nhưng chúng tôi lại không hiểu được tâm tư suy nghĩ của họ”.
Ngoài kết quả bầu cử, chính phủ bà Park chắc chắn còn thêm đau đầu trước khả năng Triều Tiên sắp tiến hành thử hạt nhân.
Theo trang web 38 North, những hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy có một số bằng chứng Bình Nhưỡng đang chuẩn bị tiến hành một vụ thử hạt nhân mới trong tuần này.
Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh có những lo ngại Bình Nhưỡng có thể tiến hành thêm hành động “khiêu khích”, như thử hạt nhân hoặc phóng tên lửa tầm xa, để kỷ niệm ngày sinh cố lãnh đạo Kim Nhật Thành (15-4).
Truyền thông Hàn Quốc hôm 14-4 đưa tin Bình Nhưỡng dường như đã triển khai một hoặc hai hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung di động BM25 Musudan tới bờ biển phía Đông nước này để chuẩn bị cho một vụ phóng mới.
Yonhap dẫn các nguồn tin cho biết tên lửa “được triển khai 20 ngày trước” và được lắp vào bệ phóng di động.
Đài CNN (Mỹ) gần đây đưa tin Triều Tiên có thể sắp phóng thử một vụ tên lửa đạn đạo trên giàn phóng di động "chưa từng có" với tầm bắn vươn tới Mỹ. Theo các quan chức Mỹ, loại tên lửa được sử dụng khả dĩ nhất trong kịch bản này chính là Musudan.