tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 15-04-2016

  • Cập nhật : 15/04/2016

Chiến hạm Mỹ, Philippines tuần tra chung ở Biển Đông

Mỹ tiết lộ các chiến hạm nước này đã phối hợp với Philippines trong chuyến tuần tra chung ở Biển Đông.
chien ham my phoi hop voi philippines tuan tra chung o bien dong. anh minh hoa: wikipedia

Chiến hạm Mỹ phối hợp với Philippines tuần tra chung ở Biển Đông. Ảnh minh họa: Wikipedia

Đây là lần đầu tiên Mỹ và Philippines tuần tra chung, hãng tin AP hôm nay dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter.

Ông Carter cũng tuyên bố Mỹ sẽ đưa 300 quân đồn trú tại Philippines cho đến cuối tháng này. Trong số đó có cả đặc nhiệm không quân, được trang bị máy bay chiến đấu, trực thăng.

Lầu Năm Góc tuyên bố để lại 200 phi công chiến đấu tại căn cứ không quân Clark của Philippines. Lực lượng này được trang bị ba trực thăng tấn công Pave Hawk, một máy bay cường kích hạng nặng MC-130H, 5 máy bay chiến đấu A-10. 

Những binh lính này sẽ huấn luyện cùng phía Philippines để đảm bảo các hoạt động tuần tra trên không và trên biển trong tương lai. Ngoài ra, 75 lính thủy đánh bộ Mỹ cũng sẽ đồn trú tại căn cứ Aguinaldo, Philippines.

Hãng tin AP bình luận đây là động thái chắc chắn sẽ làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc trong bối cảnh Biển Đông hiện nay.

Mỹ cũng sẽ luân phiên gửi thêm lực lượng tới Philippines đễ hỗ trợ, đào tạo quân sự. Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi một quan chức Philippines đề nghị Mỹ có biện pháp ngăn chặn Trung Quốc xây dựng, bồi đắp tại bãi cạn Scarborough, nơi được ngư dân Philippines coi là ngư trường quan trọng.

Tuần trước, Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ gửi khoảng 40 triệu USD viện trợ quân sự cho Philippines để tăng cường chia sẻ thông tin tình báo, giám sát và tuần tra hải quân.


Bình Nhưỡng dọa chiến tranh với Mỹ: Thùng rỗng kêu to?

Triều Tiên muốn đảm bảo cho mình một cơ hội để giáng đòn tấn công vào lãnh thổ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chính sách này có một nguy cơ lớn đối với bản thân CHDCND Triều Tiên, Sputniknews dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho hay.
trieu tien luon lon tieng doa chien tranh voi nuoc my, nhung theo cac chuyen gia, do chi la nhung loi tuyen truyen, doa dam. anh sputnik/ilya pitalev

Triều Tiên luôn lớn tiếng dọa chiến tranh với nước Mỹ, nhưng theo các chuyên gia, đó chỉ là những lời tuyên truyền, dọa dẫm. Ảnh Sputnik/Ilya Pitalev

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani nói rằng nếu Triều Tiên sẽ có thể tăng tầm xa tên lửa đạn đạo và chế tạo được ngòi nổ mini hiệu quả cho đầu đạn hạt nhân nhỏ gọn, thì nước này sẽ có thể có cách đạt được mục tiêu của mình.
Bình Nhưỡng đã chọn cho mình chiến lược xây dựng tiềm năng tên lửa hạt nhân để buộc Mỹ phải đàm phán và có được một số thỏa hiệp. Vì vậy, họ sẽ gửi tín hiệu để thế giới biết rằng Triều Tiên có khả năng tự vệ trong trường hợp bị tấn công, và gây sức ép đối với nước này là điều vô ích.
Tuy nhiên, chính sách này có một nguy cơ lớn đối với bản thân CHDCND Triều Tiên. Ông Georgy Toloraia, một nhà nghiên cứu Triều Tiên, người vừa từ Hoa Kỳ trở về Nga sau khi tham gia hội thảo về tên lửa và chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên cho biết:
"Mối nguy hiểm đó là người Mỹ có thể giáng đòn tấn công phủ đầu vào các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên, trong khi nước này chưa có khả năng thực sự để tấn công Hoa Kỳ".
Tuy nhiên, vẫn theo ông Toloraia, tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho thấy rằng chiến thuật tống tiền bằng tên lửa mà Triều Tiên lựa chọn có những ảnh hưởng nhất định.
Thực tế là người Mỹ rất lo ngại nếu nước nào đó trên thế giới có khả năng công nghệ để tấn công trực tiếp vào lãnh thổ Mỹ. Và Triều Tiên rõ ràng là đang gây áp lực lên chỗ "nhạy cảm nhất" để buộc Hoa Kỳ phải tiến hành một số biện pháp.
Theo cách hiểu của các đại diện Triều Tiên, những biện pháp đó là thương lượng và thỏa hiệp. Ở một mức độ nào đó, điều này đã có tác dụng, kể từ đầu năm đến nay người Mỹ lặng lẽ tìm cách bắt đầu cuộc đối thoại với Triều Tiên. Và thậm chí họ không đặt ra các điều kiện tiên quyết về phi hạt nhân hóa như trước đây.
Đối với các hành động khiêu khích mà Triều Tiên có thể tiến hành dưới sự che chở của lá chắn hạt nhân, thì đó là câu chuyện kinh dị dành cho dân chúng và các chính trị gia.
Trong những năm gần đây, Bình Nhưỡng đã quan tâm nhiều hơn với công tác tuyên truyền. Và các cuộc tập trận, bắn thử, phóng tên lửa của họ đa phần chỉ mang tính quảng bá, tuyên truyền.
Về phía Triều Tiên, không hề có những hành động thực tế gây nguy hiểm cho hòa bình và an ninh. Nhưng không thể nói như vậy về các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn Quốc để phối hợp hành động nhằm tấn công các cơ sở CHDCND Triều Tiên, tập nhảy dù đổ bộ để tiêu diệt ban lãnh đạo Triều Tiên
Sự gia tăng sức mạnh quân sự của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên nghiêm trọng hơn nhiều đối với sự ổn định khu vực so với các động thái mang tính tuyên truyền phô trương từ phía Bình Nhưỡng, ông George Toloraia kết luận.

Truyền hình Nga cáo buộc đối thủ đáng gớm nhất của ông Putin

Truyền hình nhà nước Nga cáo buộc một nhà chỉ trích chính trị là điệp viên của lực lượng tình báo Anh và Mỹ. Tuy nhiên cáo buộc này được dựa trên những tài liệu viết đầy lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp, và bị cho là tài liệu giả, theo BBC.
nha hoat dong alexei navalny trong mot phong xu an o moscow. anh epa

Nhà hoạt động Alexei Navalny trong một phòng xử án ở Moscow. Ảnh EPA

Đêm Chủ Nhật 10/04, kênh truyền hình Rossiya 1 cho chiếu phóng sự dài 15 phút cáo buộc nhà vận động chống tham nhũng Alexei Navalny đã nhiều năm làm “điệp viên” cho MI6.
Người dẫn chương trình truyền hinh Dmitry Kiselyov gọi cáo buộc này là “chấn động” và nhấn mạnh rằng hành động của ông Navalny là “tội hình sự".
Không chỉ được cho là đối thủ đáng gờm nhất của Tổng thống Vladimir Putin, ông Navalny đã hai lần bị kết án về tội biển thủ trong hai vụ xử mà ông và người ủng hộ cho là có động cơ chính trị.
Hai án tù treo khiến ông phải đứng ngoài các cuộc bầu cử chính trị.
Phóng sự của kênh Rossiya 1 cho rằng ông Navalny được MI6 tuyển qua nhà quản lý quỹ đầu tư của Anh, Bill Browder, vào khoảng giữa năm 2006 – 2008.
Phóng sự cáo buộc rằng ông nhận khá nhiều tiền cho các hoạt động của mình qua tổ chức nhân quyền Moscow Helsinki Group (MHG).
Các hoạt động chống tham nhũng của ông, trong đó có cáo buộc đối với gia đình Công tố viên Trưởng của Nga, Yuri Chaika, cũng được đưa ra làm bằng chứng là một phần của chiến dịch mang mã “Quake” của CIA.
Ông Navalny phủ nhận cáo buộc, gọi đây là điều “hoang tưởng” và “cố tình phỉ báng” và nói sẽ kiện đài truyền hình nhà nước.
Người đứng đầu MGH, Lyudmila Alekseyeva nói tập đoàn này chưa bao giờ đưa tiền cho ông Navalny.
Về chứng cớ để đưa ra cáo buộc, phóng viên Yevgeny Popov của Rossiya 1 được dẫn lời nói đã liên hệ qua Skype với ông Navalny và ông Browder, cũng như có được nhiều tài liệu được cho là của nội bộ MI6 và CIA, chiếu trong phóng sự với phần dịch tiếng Nga.
Tài liệu nhắc đến ông Navalny là điệp viên “Freedom” và ông Browder là “Solomon”.
Bill Browder là khởi nguồn cho Đạo luật Magnitsky của Hoa Kỳ, theo đó cấm vận áp dụng lên quan chức Nga được cho là đồng lõa trong vụ cái chết của ông Sergei Magnitsky khi đang bị tạm giam. Ông Magnitsky từng làm việc cho công ty Hermitage Capital của Browder.
Đoạn phóng sự cũng ám chỉ rằng chính ông Browder âm mưu cùng CIA gây ra cái chết của ông Magnitsky.
Lỗi chính tả
Nhưng những tài liệu mà các cáo buộc dùng để làm bằng cớ gây ra nghi ngờ khi không chỉ có rất nhiều lỗi ngữ pháp và chính tả tiếng Anh, mà những lỗi này thường do người nói tiếng Nga phạm phải.
Và không chỉ có chuyện ngôn ngữ.
Một số người dùng mạng xã hội chỉ ra rằng tên ở đoạn cuối văn bản cáo buộc là của CIA đề năm 2009 có vẻ là của Valerie Plame, người đã nghỉ làm ở cơ quan này từ hơn ba năm trước đó.
Đây không phải là lần đầu tiên truyền thông Nga bị bắt lỗi đưa tin dùng tài liệu giả.
Tháng 11 năm ngoái, báo Izvestia ủng hộTổng thống Putin cho in một lá thư giả nhận là từ một quan chức Hoa Kỳ gửi tới nhà hoạt động LGBT của Nga.
Truyền hình Nga lâu nay nhiều lần đưa cáo buộc về mối liên hệ giữa những người chỉ trích điện Kremlin với các cường quốc hải ngoại. Vụ nổi tiếng nhất là vào năm 2006, vụ ‘spy rock’ (hòn đá do thám), khi Nga cho rằng Anh Quốc dùng một hòn đá giả chứa các thiết bị điện tử để theo dõi Nga.
'Chiến tranh thông tin'
Viết trên trang web độc lập Slon.ru, nhà báo nổi tiếng Oleg Kashin nói phóng sự của ông Popov dựa trên bằng chứng “giả không đáng tin cậy”.
Ông cũng cho rằng đây là sản phẩm của “cuộc chiến thông tin” mà điện Kremlin tin là đang diễn ra với phương Tây.
Cáo buộc với ông Navalny được đưa ra đúng một tuần sau khi Hồ sơ Panama được tung ra, dường như lật tẩy những lần chuyển khoản ra hải ngoại từ các nhân vật thân thiết của Tổng thống Nga.
Truyền hình Nga ban đầu tảng lờ vụ việc nhưng sau đó nói đây là kịch bản do Hoa Kỳ sắp đặt nhằm khiến ông Putin bị ảnh hưởng.
Rossiya 1 nói sẽ cho chiếu bản phóng sự đầy đủ về ông Popov trong chương trình thảo luận đêm muộn vào thứ Tư.

Mỹ nâng cấp tên lửa Maverick diệt IS

Tên lửa Maverick được bổ sung đầu dò hiện đại để tấn công các mục tiêu di động lẫn cố định nhờ cơ chế dẫn đường laser bán chủ động.
ten lua maverick gan tren tiem kich my. anh: scout.com

Tên lửa Maverick gắn trên tiêm kích Mỹ. Ảnh: Scout.com

Các quan chức hải quân Mỹ cho biết  tiêm kích F-18 của nước này sẽ sớm được trang bị tên lửa không đối đất dẫn đường bằng laser nâng cấp Maverick để tấn công các mục tiêu phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria, theo Scout.com.

Tên lửa không đối đất Maverick, được đưa vào biên chế từ hơn 50 năm trước, đang trong quá trình nâng cấp đầu dò laser cùng gói phần mềm mới để tăng cường khả năng tiêu diệt các mục tiêu di động.

Hiện nay, tên lửa này đang được tích hợp trên tiêm kích F-16, cường kích A-10 của không quân Mỹ và tiêm kích Harrier và F/A-18 của hải quân Mỹ.

"Đầu dò laser E2 của tên lửa Maverick (LMAV) sau khi nâng cấp sẽ có khả năng khóa mục tiêu chính xác và tiêu diệt các mục tiêu cố định lẫn di chuyển ở tốc độ cao trên biển hoặc trên bộ", đại tá Amber Lynn Daniel, phát ngôn viên hải quân Mỹ, nói.

Không quân Mỹ đã bắt đầu sử dụng tên lửa Maverick nâng cấp để diệt IS sau khi nhận được 256 tên lửa từ nhà thầu quốc phòng Raytheon theo một thỏa thuận trước đó.

Chiến dịch không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu đã giáng những đòn nặng nề, khiến IS không thể tập kết đội hình lớn, khó có thể sử dụng các xe bọc thép hoặc huy động nhiều phiến quân tham gia các chiến dịch tấn công.

Điều này buộc IS phải áp dụng chiến thuật chủ yếu là di chuyển theo đội hình nhóm nhỏ, trà trộn vào dân thường hoặc sử dụng xe bán tải có độ cơ động cao. Do đó, phi công Mỹ cần có các vũ khí chính xác từ trên không để tiêu diệt những mục tiêu cơ động với tốc độ nhanh.

Tên lửa Maverick sử dụng hệ dẫn đường laser bán chủ động (SAL) để bám theo tia laser phát đi từ máy bay, người chỉ điểm mục tiêu trên mặt đất hoặc một máy bay khác.

Vũ khí này cũng sử dụng hệ dẫn hồng ngoại và quang điện tử để tấn công mục tiêu. Nó có cơ chế phát nổ khi chạm mục tiêu hoặc nổ hẹn giờ để tăng khả năng sát thương khi xuyên phá công sự, hầm ngầm. Tên lửa này sử dụng đầu đạn nổ mảnh nặng 136 kg, được thiết kế để các miếng kim loại văng ra mọi hướng gần hoặc đúng mục tiêu.

Trong trường hợp mất tín hiệu laser, tên lửa nâng cấp có thể tự khóa và bay tới địa điểm chỉ thị laser lần cuối, và khi tia laser xuất hiện trở lại, nó sẽ tái kích hoạt và tiếp tục lao tới mục tiêu.

Ngoài khả năng tấn công các mục tiêu trên bộ như IS, vũ khí này có thể tấn công các mục tiêu di động trên biển, chẳng hạn các xuồng tấn công nhỏ.

"Tên lửa Maverick là một vũ khí chi viện đường không tầm siêu gần để đối phó với các mục tiêu cố định, di chuyển và cơ động nhanh", Gordon Mc Kenzie, giám đốc phát triển kinh doanh của Raytheon, nói.


Báo Nga: G8 không cần thiết cho cả Nga lẫn Phương Tây

Gần đây, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã tuyên bố về khả năng phục hồi lại định dạng G-8, tức là, Nga có thể trở lại "câu lạc bộ các quốc gia được lựa chọn".
anh minh hoa ap photo/sergey ponomarev

Ảnh minh họa AP Photo/Sergey Ponomarev

Ông Steinmeier lập luận rằng "không có xung đột quốc tế nghiêm trọng nào có thể được giải quyết mà không có sự tham gia của Nga."
 
Vấn đề tái lập G-8 được đặt ra chứng tỏ hiện nay đang có sự thay đổi trong bầu không khí chính trị trên thế giới, nhà khoa học chính trị Fyodor Lukyanov, Giám đốc Quỹ nghiên cứu của câu lạc bộ "Valdai" đã viết như vậy trong một bài báo được công bố trên website của RIA Novosti.
Sự tẩy chay Nga sâu sắc của Phương Tây, bắt đầu từ cuộc khủng hoảng Ukraine, đang dần thay thế bằng sự hiểu biết lẫn nhau cần thiết để khôi phục lại các kênh hợp tác và giao tiếp.
 
Theo ông Fyodor Lukyanov, trong thực tế, tái tạo lại G-8 là việc vô cùng khó khăn, và quan trọng nhất — điều đó đơn giản là không cần thiết.
Vào thập kỷ 1990, Nga được nhận vào G-8, điều đó dường như là một quyết định chiến lược. Sau đó, Nga thực sự muốn hòa nhập vào cái gọi là "Phương Tây mở rộng".
Nhưng bây giờ đã thấy rõ ràng rằng thế giới không phát triển theo hướng mở rộng mô hình Phương Tây.
Và chuyện Nga "không phù hợp" với cộng đồng Phương Tây đã trở nên rõ ràng, rất lâu trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine.
Khủng hoảng Ukraine chỉ đưa cuộc xung đột lên đến đỉnh điểm mà thôi.
 
Ông Fedor Lukyanov khẳng định rằng ngày hôm nay khôi phục lại G-8 không hề có ý nghĩa gì hết. Điều đó không cần thiết cho G-7, bây giờ đã trở lại với định dạng câu lạc bộ thân thiện của các nước Phương Tây.
Đối với Nga, điều này cũng không hề cần thiết. Bảy quốc gia hùng mạnh có tác động lớn đến tình hình toàn cầu, nhưng cũng không thể quyết định số phận của thế giới.
Nếu chúng ta nói về một cơ chế quy mô toàn cầu, tất nhiên, đó phải là G-20. Và G-20 sẽ phát triển vì nó có tính đại diện nhiều hơn và do đó hợp pháp hơn.
Định dạng này bao gồm các quốc gia có "cổ phần" trong hệ thống quản trị toàn cầu. Và Nga cần phải ở trong định dạng G20, làm việc tích cực với các nước khác ở đó, tất nhiên, bao gồm cả các nước phương Tây.
 
Cố gắng sử dụng miếng mồi kết nối Nga với G-8 với tư cách là công cụ ảnh hưởng đến Nga là việc vô nghĩa, ông Fyodor Lukyanov khẳng định.
Nga không cần phải cố gắng để phù hợp với hệ thống phân cấp của Phương Tây.
Điều này không có nghĩa rằng Nga phải thù địch với Phương Tây, nhưng hệ thống các mối quan hệ trên thế giới cần được thay đổi, ông Lukyanov nhấn mạnh.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục