Tổng thống Putin: Kinh tế Nga đã thích nghi với giá dầu thấp
Tỷ phú Ai Cập muốn mua đảo Địa Trung Hải cho người di cư
G20 nhóm họp giữa lúc thị trường tài chính toàn cầu hỗn loạn
USD giảm khi triển vọng Fed nâng lãi suất chưa rõ ràng
Nước ngoài bán ròng hơn 15 tỷ USD cổ phiếu Nhật Bản trong một tuần
Tin thế giới đọc nhanh chiều 13-09-2015
- Cập nhật : 13/09/2015
Tỷ lệ thất nghiệp và giá nhập khẩu tại Mỹ đều giảm mạnh
Thị trường lao động Mỹ có vẻ đang lấy được đà vào đầu tháng Chín này khi số lao động nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần ở nước này đã giảm.
Thị trường lao động Mỹ có vẻ đang lấy được đà vào đầu tháng Chín này khi số lao động nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần ở nước này đã giảm.
Tuy nhiên, sức ép lạm phát thấp có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lúng túng khi quyết định về khả năng tăng lãi suất.
Theo Bộ Lao động Mỹ, số đơn đăng ký trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 5/9 vừa qua đã giảm 6.000 xuống mức đã điều chỉnh theo mùa 275.000. Đây là tuần thứ 27 liên tiếp mà số liệu này thấp hơn 300.000, ngưỡng thường được cho là phản ánh tình hìnhthị trường lao động mạnh lên.
Nhà kinh tế Jesse Hurwitz của Barclays tại New York (Mỹ) cho rằng số liệu này ở mức thấp kéo dài cho thấy thị trường lao động của Mỹ vẫn tương đối ổn và ít có khả năng diễn ra một sự chuyển đổi đáng chú ý trong ngắn hạn.
Còn trong một báo cáo khác, Bộ Lao động Mỹ cho hay giá nhập khẩuhàng hóa và dịch vụ đã giảm 1,8% trong tháng Tám vừa qua khi giá xăng dầu và một loạt hàng hóa sụt giảm, sau khi đã rớt 0,9% trong tháng trước đó.
Mức giảm giá nhập khẩu của Mỹ trong tháng Tám vừa qua là lớn nhất trong bảy tháng qua và cho thấy đồng USD mạnh và nhu cầu thế giới “lình xình” tiếp tục làm tăng sức ép suy giảm đối với giá nhập khẩu.
Giá nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ đã giảm tới 12 tháng trong 14 tháng qua. Còn trong 12 tháng tính đến tháng Tám vừa qua, giá nhập khẩu của Mỹ giảm 11,4%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 9/2009
Ukraine phá âm mưu ám sát Bộ trưởng Nội vụ và các nghị sĩ
Cơ quan An ninh Ukraine ngày 11.9 cho biết đã đập tan âm mưu ám sát Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine và một số nghị sĩ nước này.
Mỹ tiến gần hơn đến mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách
Thâm hụt ngân sách trong tháng Tám vừa qua tại Mỹ đã giảm xuống, qua đó cho thấy nền kinh tế “đầu tàu” thế giới này đang tiến gần hơn đến mục tiêu cắt giảm thâm hụt.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, thâm hụt ngân sách trong tháng Tám vừa qua tại nước này đã giảm xuống, qua đó cho thấy nền kinh tế “đầu tàu” thế giới này đang tiến gần hơn đến mục tiêu cắt giảm thâm hụt.
Cụ thể, thâm hụt ngân sách của Mỹ trong tháng Tám hiện ở mức 64,4 tỷ USD, giảm 50% so với mức ghi nhận được trong cùng kỳ năm trước.
Trong 11 tháng đầu tài khóa 2015, kết thúc ngày 30/9/2015, mức thâm hụt ngân sách đang thấp hơn 10% so với mức của cùng kỳ tài khóa trước.
Tuần trước, Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) dự đoán rằng, thâm hụt ngân sách trong tài khóa 2015 sẽ vào khoảng 426 tỷ USD, giảm gần 12% so với dự báo thâm hụt 486 tỷ USD đưa ra trước đó, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế vững giúp mang lại nguồn thu thuế cao hơn.
Cũng trong 11 tháng đầu tài khóa này, nguồn thu của chính phủ đạt 2.880 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ tài khóa trước đó. Chi tiêu chính phủ tăng 4,8% lên 3.410 tỷ USD.
Mức thâm hụt ngân sách năm 2014 cũng cải thiện hơn so với con số thâm hụt 679,5 tỷ USD của năm 2013.
Bốn năm trước năm 2013, thâm hụt ngân sách hàng năm của Mỹ đều vượt trên 1.000 tỷ USD, cho thấy tình trạng suy thoái sâu khi mà nguồn thu từ thuế giảm, còn chi tiêu chính phủ dành cho các chương trình như trợ cấp thất nghiệp hay gói kích thích tài chính, tăng lên.
Nền kinh tế Thái Lan bị hạ mức dự báo tăng trưởng GDP 2015
Thái Lan dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ tăng 3,1% trong năm 2015, thấp hơn so với mức dự báo 3,2% trước đó, và dự kiến GDP năm 2016 tăng 4,2%.
Phóng viênTTXVN tại Bangkok dẫn nguồn Trung tâm Dự báo Kinh tế và Kinh doanh của Phòng Công nghiệp, Thương mại Thái Lan ngày 11/9 dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ tăng 3,1% trong năm 2015, thấp hơn so với mức dự báo 3,2% trước đó, và dự kiến GDP năm 2016 tăng 4,2%.
Giám đốc Trung tâm Thanavath Phonvichai cho rằng trong bối cảnh xuất khẩu giảm đồng thời đầu tư suy yếu, Thái Lan chỉ có thể đạt mức tăng trưởng dự báo trên nhờ gói kích thích tăng trưởng mà chính phủ vừa đưa ra.
Nếu không có gói kích thích này, kinh tế Thái Lan chỉ có thể tăng trưởng từ 2,5-2,9%, đặc biệt do ảnh hưởng của hạn hán, giá nông sản giảm và vụ đánh bom ở Bangkok khiến giới đầu tư e ngại.
Cùng ngày, chuyên gia kinh tế Luxmon Attapich của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết trong cuộc họp ngày 22/9 tới các chuyên gia của ADB sẽ thống nhất hạ mức đánh giá tăng trưởng của kinh tế Thái Lan năm 2015 do các số liệu kinh tế đáng thất vọng của đất nước chùa Vàng nửa đầu năm nay.
Bà Luxmon Attapich nói rằng dù gói kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan sẽ có tác động tích cực, nhưng không đủ để ADB lạc quan hơn về kinh tế Thái Lan. Đây sẽ là lần thứ hai ADB hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế Thái Lan trong năm nay. Hồi đầu năm, ADB dự báo GDP của Thái Lan sẽ tăng 3,2%.
Về khả năng đồng baht có thể giảm giá hơn nữa, chuyên gia ADB này nhận định việc đồng tiền Thái Lan giảm giá nằm trong xu thế chung của các đồng tiền trong khu vực, nhưng các thông số tài chính cơ bản của Thái Lan vẫn giữ ổn định nên khả năng đồng baht xuống giá hơn nữa là không đáng lo ngại.
Nước Anh giữ nguyên lãi suất bất chấp những rủi ro từ bên ngoài
Ngân hàng trung ương Anh (BOE) cho hay họ cảm nhận rằng nguy cơ đến từ sự lao dốc của thị trường chứng khoán Trung Quốc đối với kinh tế thế giới không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế Vương quốc Anh, nên quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0,5%.
Ngân hàng trung ương Anh (BOE) cho hay họ cảm nhận rằng nguy cơ đến từ sự lao dốc của thị trường chứng khoán Trung Quốc đối với kinh tế thế giới không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế Vương quốc Anh, nên quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0,5%.
Các quan chức BOE đã quyết định giữ nguyên lãi suất đúng như dự kiến của thị trường, và nhìn chung đồng tình với Thống đốc Mark Carney, người cho rằng sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc đến nay vẫn chưa thể làm chệnh hướng kế hoạch tăng lãi suất từng bước của Vương quốc Anh.
Đồng bảng của nước Anh tăng lên mức cao nhất trong hai tuần qua so với USD sau quyết định nói trên và biên bản cuộc họp (kết thúc ngày 9/9) của Hội đồng chính sách tiền tệ của BOE được công bố.
Các nhà kinh tế cho rằng khả năng BOE tăng lãi suất dường như sẽ diễn ra vào đầu năm 2016.
Quyết định trên được BOE đưa ra sau sự biến động vừa qua trên các thị trường chứng khoán thế giới, do thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sa sút, và những tín hiệu cho thấy đà hồi phục của kinh tế Vương quốc Anh phần nào yếu đi.
Các nhà đầu tư cũng cảm thấy bất an về việc liệu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có tăng lãi suất vào tuần tới hay không.
Động thái lần đầu tiên tăng lãi suất kể từ khủng hoảng tài chính 2008 của Fed nếu diễn ra, có thể tác động trực tiếp tới các thị trường tài chính toàn cầu.