Dân Philippines ủng hộ chiến dịch truy quét ma túy của Tổng thống Duterte
Điểm yếu chí mạng của tàu sân bay “made in China”
Họp 10 giờ, Nga - Mỹ vẫn không đạt thỏa thuận chấm dứt bạo lực Syria
Forbes: Mỹ không đủ tiền cho chiến tranh
Đọ 'cơ bắp' Hàn -Triều: Ai hơn?
- Cập nhật : 26/08/2015
(Tin kinh te)
Triều Tiên nhiều lần đe dọa sẽ biến thủ đô Seoul của Hàn Quốc thành “biển lửa” và đã nhắc lại lời đe dọa đó vào tuần trước.
Hôm qua (24-8), cuộc đàm phán cấp cao giữa Hàn Quốc và Triều Tiên nhằm giải quyết căng thẳng hiện nay trên bán đảo Triều Tiên đã bước sang ngày thứ ba nhưng vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Trái lại, không khí căng thẳng “bán chiến tranh” bao trùm khu vực, không chỉ thu hút sự hiện diện của hai quốc gia trong cuộc mà cả những “ông lớn” như Mỹ, Trung Quốc.
Nhiều người bắt đầu thảo luận về chiến tranh, dù nhiều người khác cho rằng “không có khả năng”. Tuy nhiên, hơn lúc nào hết, hiện nay lực lượng quân sự của hai nước, đặc biệt là của Triều Tiên, đang trở thành đề tài “nóng” trên các diễn đàn. Tờ Global Fire Power xếp hạng quân sự Triều Tiên đứng thứ 36 trong 106 nước, trong khi Hàn Quốc xếp thứ bảy.
Triều Tiên có hàng triệu quân, vượt trội so với Hàn Quốc nhưng vũ khí Bình Nhưỡng lại không hiện đại bằng Seoul. Ảnh: AFP
Triều Tiên mạnh tới đâu?
Về pháo, Triều Tiên có hơn 13.000 súng pháo và khẩu đội pháo tầm xa của nó có khả năng bắn tới thủ đô Seoul, một TP với hơn 10 triệu dân chỉ cách biên giới hai nước chừng 50 km. Theo như nhận xét của cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ Mark Fitzpatrick, lợi thế lớn nhất của Triều Tiên chính là hệ thống pháo binh có sức công phá mạnh đối với thủ đô Seoul. Theo GlobalSecurity.org, lực lượng pháo binh Triều Tiên có thể bắn khoảng 10.000 đạn pháo đến Seoul chỉ trong vòng một phút và đủ khả năng hủy diệt TP này.
Theo Military Today, Triều Tiên sở hữu những loại pháo tự hành uy lực khiến thủ đô Seoul gần như nằm trong tầm pháo của các loại pháo hạng nặng. Pháo tự hành M1978 Koksan được phát triển ở Triều Tiên. Đây là loại pháo hạng nặng nổi tiếng với khả năng bắn tới thủ đô Seoul từ phía bắc khu vực phi quân sự. Súng M1978 Koksan được trang bị pháo cỡ nòng 170 mm, đạt tầm bắn lên tới 40-60 km. Tiếp đến là M1985, pháo phản lực uy lực nhất của quân đội Triều Tiên, được trang bị 12 ống phóng cỡ 240 mm. M1985 được trang bị đầu đạn nặng 90 kg và chứa 45 kg chất nổ cao, đạt tầm bắn tối đa là 43 km. Cứ khoảng 4-8 giây, loại pháo này có thể phóng một quả tên lửa.
Về lực lượng đặc biệt, các chuyên gia tin rằng “chiến tranh du kích” là chiến lược khả thi nhất mà Triều Tiên sử dụng nếu “có biến”, bởi vì quân đội nước này thiếu hỏa lực, trong khi khí tài lại đang bị “lão hóa” và lạc hậu. Seoul ước tính Triều Tiên sở hữu khoảng 200.000 quân thuộc lực lượng đặc biệt và Bình Nhưỡng trước đó đã sử dụng lực lượng này. “Lực lượng đặc biệt là một trong những thành tố quan trọng của năng lực không đối xứng của Triều Tiên cùng với bom hạt nhân, tên lửa và pháo binh. Nhiệm vụ của họ là tạo ra “ma trận” để đưa kẻ thù rơi vào tình trạng “hỗn loạn” - Kim Yeon-su, giáo sư thuộc Trường ĐH Quốc phòng quốc gia Hàn Quốc ở Seoul, nhận xét.
Về năng lực trên đất liền, biển và trên không, theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Triều Tiên có 70 tàu ngầm trong khi Hàn Quốc chỉ có 10 tàu. Mối đe dọa đáng sợ nhất từ hải quân Triều Tiên chính là những tàu ngầm cỡ nhỏ nhưng lại có khả năng bố trí các đặc công dọc theo bờ biển Hàn Quốc, người đứng đầu Viện Chính sách Globalsecurity.org John Pike cho biết. Theo các chuyên gia, Triều Tiên cũng có tới 820 chiến đấu cơ, hơn hẳn Hàn Quốc mặc dù Hàn Quốc nhận được sự hỗ trợ từ lực lượng không quân Mỹ. Tuy nhiên, phía Hàn Quốc lại tuyên bố rằng hầu hết máy báy của Triều Tiên đều đã lỗi thời trong khi Bình Nhưỡng lại còn đang rơi vào tình trạng thiếu nhiên liệu lâu dài.
“Triều Tiên không thể tiến hành chiến tranh toàn diện lâu dài được. Vấn đề lớn nhất chính là Triều Tiên sẽ nhanh chóng mất kiểm soát trên không vì không quân Hàn Quốc (và cả Mỹ) vượt trội hơn hẳn. Số lượng máy bay của Triều Tiên đang rất “vô dụng”, bởi nhiều chiếc không thể “cất cánh” và phi công nước này cũng không có nhiều kinh nghiệm trong việc “làm chủ” bầu trời” - ông Fitzpatrick nói.
Về tên lửa và vũ khí hạt nhân, Triều Tiên thông báo nước này phát triển vũ khí hạt nhân thành nỗi khiếp sợ đối với Hàn Quốc và thậm chí là Mỹ. Người ta cho rằng Bình Nhưỡng có đủ plutonium để chế tạo 4-8 bom hạt nhân, chuyên gia hạt nhân thuộc ĐH Stanford Siegfried Hecker nói. Ông nghi ngờ rằng Bình Nhưỡng đã làm chủ được công nghệ lắp đầu đạn hạt nhân vào tên lửa. Tuy ông không tin Triều Tiên sở hữu tên lửa hạt nhân có khả năng bắn tới Mỹ nhưng ông nhận định có thể Triều Tiên đang sở hữu tên lửa hạt nhân tầm ngắn.
Về vũ khí hóa học và sinh học, Triều Tiên bác bỏ việc nước này đang chạy chương trình vũ khí hóa học và sinh học nhưng Hàn Quốc tuyên bố Bình Nhưỡng đang sở hữu tới 5.000 tấn vũ khí hóa học. “Dù thực tế khả năng về vũ khí hóa học và sinh học như thế nào chăng nữa thì loại vũ khí này cũng đã góp phần tạo ra sự bất ổn cho Washington, Seoul và Tokyo, đồng thời nâng cao lợi thế để ngăn chặn những kẻ thù tiềm ẩn” - Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế cho biết.
Nếu có chiến tranh Hàn-Triều, ai thắng?
Theo tờ The Christian Science Monitor, trong một báo cáo của Viện Nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc có trụ sở tại Seoul cho rằng Triều Tiên có hơn 1 triệu quân thiện chiến thường trực và một con số kỷ lục về xe tăng, tàu chiến và pháo phòng không. Tổng cộng là 1,2 triệu quân. Còn lực lượng vũ trang của Hàn Quốc sở hữu gần 700.000 quân.
Theo so sánh về tương quan lực lượng giữa hai nước Hàn Quốc và Triều Tiên của tờ Telegraph, Triều Tiên có 3.500 xe tăng, Hàn Quốc có 2.414. Về pháo, Triều Tiên có 21.100 đơn vị pháo, Hàn Quốc có 11.000. Nhìn vào sự tương quan này thì Triều Tiên “nặng ký” hơn so với Hàn Quốc về mặt tác chiến vũ khí hạng nhẹ. Tuy nhiên, quân số hùng hậu mang vũ khí hạng nhẹ không đồng nghĩa với việc Triều Tiên có ưu thế chiến đấu hơn Hàn Quốc. Lực lượng vũ trang của Triều Tiên có thể “hoành tráng” nhưng vũ khí và trang thiết bị của họ phần lớn đều lỗi thời, do đó không có cơ hội giành chiến thắng trong trận chiến này, theo Telegraph.
Hơn nữa, lực lượng quân đội Hàn Quốc tuy “lép vế” hơn Triều Tiên nhưng Seoul lại có được những vũ khí tối tân do Mỹ cung cấp, trong đó có hơn 2.000 xe tăng, hàng trăm chiến đấu cơ F5, F15, F16 và máy bay ném bom. Ngoài ra còn một nhân tố đặc biệt: Hàn Quốc là nhà của 28.500 lính Mỹ đồn trú. Bên cạnh đó, trong khi Triều Tiên chỉ có ba tàu khu trục nhỏ, Hàn Quốc có 14. Máy bay chiến đấu Triều Tiên có 563 chiếc và Hàn Quốc có 571 chiếc.
Sự bất cân xứng này lý giải vì sao Triều Tiên lại nỗ lực xây dựng một kho vũ khí hạt nhân lớn. Nước này cho rằng chỉ bằng cách sở hữu vũ khí uy lực nhất thì Triều Tiên mới có lợi thế so với Hàn Quốc. Triều Tiên đang cố gắng làm chủ khả năng phóng tên lửa hạt nhân từ tàu ngầm. Nếu được giấu trên tàu ngầm, vũ khí hạt nhân của Triều Tiên cũng sẽ tránh bị tấn công phủ đầu.
Mỹ-Trung mang vũ khí “hạng nặng” đến biên giới liên Triều? Trung Quốc vừa triển khai binh sĩ và xe tăng đến tuyến biên giới giáp Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng Hàn-Triều lên cao. Trong khi đó, Hàn Quốc và Mỹ thảo luận việc triển khai “vũ khí chiến lược”, trong đó có cả “pháo đài bay” B-52. Nhật Báo Đông Phương tại Hong Kong từ hôm 22-8 đã đăng hình ảnh về xe bọc thép và xe tăng của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đi qua đường phố thị trấn Diên Cát, tỉnh Cát Lâm, chỉ cách biên giới hai nước gần 30 km. Theo các chuyên gia, điều này cho thấy Bắc Kinh phản ứng một cách nghiêm trọng trước cuộc khủng hoảng biên giới giữa hai miền Triều Tiên sau vụ đấu pháo giữa Seoul và Bình Nhưỡng ở biên giới liên Triều.