Người biểu tình ở phía Tây Nepal đã dùng giáo mác, dao tấn công cảnh sát khiến ít nhất 20 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.
Tin thế giới đọc nhanh chiểu 26-08-2015
- Cập nhật : 26/08/2015
Trung Quốc trấn an về nhân dân tệ
Tuyên bố này được ông đưa ra tại cuộc đàm phán với Phó Thủ tướng thứ nhất của Kazakhstan, Bakytzhan Sagintayev đang ở thăm Bắc Kinh.
Theo Thủ tướng Lý Khắc Cường, tỷ giá hối đoái sẽ tiếp tục được duy trì "ổn định cơ bản ở mức có thể thích nghi và cân bằng."
Thủ tướng Trung Quốc cho rằng việc nước này những ngày gần đây liên tiếp điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ là "phản ứng phù hợp" với những diễn biến trên các thị trường tài chính quốc tế. Ông nhấn mạnh: "Việc điều chỉnh này cũng được tiến hành như một phần trong nỗ lực cải cách đang diễn ra ở Trung Quốc."
Trong diễn biến khác, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne cùng ngày đã bày tỏ quan ngại cuộc khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc đang làm ảnh hưởng tới các thị trường tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, trong cuộc gặp các nhà ngoại giao tại thủ đô Paris, Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 25/8 lại bày tỏ tin tưởng rằng Trung Quốc có thể vượt qua cuộc khủng hoảng chứng khoán hiện nay.
Trung Quốc tuyên bố ngừng can thiệp vào TTCK
Một số quan chức trong Chính phủ Trung Quốc nói rằng giá cổ phiếu giảm mạnh chỉ có những tác động hạn chế đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong khi chi phí để hỗ trợ thị trường đã tăng lên quá cao.
Bloomberg trích dẫn nguồn tin thân cận cho biết trong 2 ngày vừa quaTrung Quốc đã tạm thời ngừng can thiệp vào TTCK để các nhà hoạch định chính sách tranh luận về hiệu quả của chiến dịch hỗ trợ thị trường lớn chưa từng có trong lịch sử đã được thực hiện kể từ đầu tháng 8 đến nay.
Một số quan chức trong Chính phủ Trung Quốc nói rằng giá cổ phiếu giảm mạnh chỉ có những tác động hạn chế đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong khi chi phí để hỗ trợ thị trường đã tăng lên quá cao. Tuy nhiên, những người đi theo trường phái ủng hộ chính sách can thiệp cho rằng thị trường chứng khoán lao dốc là một mối họa lớn đối với hệ thống ngân hàng của nước này.
Chỉ trong 2 ngày qua chỉ số Shanghai Composite đã mất tổng cộng 15%, với tổng giá trị vốn hóa của thị trường sụt giảm 4.500 tỷ USD kể từ giữa tháng 6 đến nay. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang cố gắng cân bằng giữa cam kết nới lỏng kiểm soát đối với thị trường và sự cần thiết phải duy trì sự ổn định của nền tài chính trong khi tốc độ tăng trưởng GDP ở mức thấp nhất kể từ năm 1990.
Ủy ban chứng khoán Trung Quốc chưa có phản ứng gì với thông tin này. Tuy nhiên, ngày 14/8, CSRC cho biết China Securities Finance Corp. – quỹ được lập ra với nhiệm vụ trợ giá cổ phiếu – sẽ ngừng mua vào cổ phiếu trừ khi trên thị trường xuất hiện biến động bất thường và rủi ro hệ thống.
Trung Quốc tiếp tục phá giá nhân dân tệ thêm 0,09%
Đây là lần phá giá nhân dân tệ thứ 2 kể từ ngày 13/8 sau 3 ngày phá giá liên tiếp khiến nhân dân tệ giảm 4,6% giá trị.
Một số tổ chức nghiên cứu kinh tế của Trung Quốc bắt đầu cho rằng nhân dân tệ có thể giảm về 7 nhân dân tệ/USD vào cuối năm nay và 8 nhân dân tệ/USD vào cuối năm sau. Điều này có nghĩa là nhân dân tệ sẽ bị phá giá hơn 8% đến cuối năm nay và khoảng 20% đến cuối 2016.
Trước đó, các chuyên gia quốc tế dự đoán nhân dân tệ sẽ giảm xuống 6,5 nhân dân tệ/USD vào cuối năm nay.
Trung Quốc bắt đầu phá giá nhân dân tệ trở lại sau khi thị trường chứng khoán tiếp tục lao dốc. Trong vòng 1 tuần qua, chứng khoán Trung Quốc mất khoảng 27%. Như vậy, kể từ giữa tháng 6, vốn hóa thị trường chứng khoán Trung Quốc bốc hơi hơn 4.500 tỷ USD.
Trong một nỗ lực nhằm khôi phục niềm tin của thị trường, hôm qua, PBOC tuyên bố hạ lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm thêm 0,25%. Ngoài ra, PBOC cũng hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc với các ngân hàng thương mại thêm 50 điểm cơ bản xuống 18% nhằm bù đắp thanh khoản.
Theo ước tính, hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể giúp bơm khoảng 678 tỷ nhân dân tệ (tương đương 105,7 tỷ USD) vào hệ thống tài chính Trung Quốc, trong khi cắt giảm lãi suất sẽ giúp hạ chi phí đi vay mà các doanh nghiệp phải trả.
Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng, các biện pháp này là chưa đủ để ngăn tình trạng hoảng loạn của thị trường, PBOC có thể sẽ phải nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ
USD phục hồi khi lo ngại về Trung Quốc được xoa dịu
Trong đó, USD bật tăng 1,1% so với yên lên 119,745 yen và euro giảm 1,4% so với USD xuống 1,146 USD. Ngoài ra, USD cũng tăng 1,5% so với franc của Thụy Sĩ.
Ngày 25/8, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hạ lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm thêm 0,25% xuống 4,6%, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm cũng giảm 0,25% xuống 1,75%. Quyết định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày hôm nay 26/8.
Ngoài ra, PBOC cũng hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại thêm 50 điểm cơ bản xuống 18% nhằm bù đắp thanh khoản.
Trung Quốc quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ sau khi thị trường chứng khoán liên tiếp hứng chịu những đợt bán tháo mạnh từ sau khi phá giá nhân dân tệ. Và quyết sách này lại trở thành động lực thúc đẩy các tài sản rủi ro như USD tăng giá, theo nhận định của giám đốc Douglas Borthwick tại Sàn giao dịch ngoại hối Chapdelaine.
Trước đó, USD liên tiếp mất giá so với yên và euro do thị trường lo ngại về tình hình tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc nói riêng và toàn cầu nói chung. Biến động thất thường trên các thị trường tài chính khiến nhu cầu đầu tư vào các tài sản an toàn, như vàng hay yên, tăng vọt trong các phiên gần đây.
Ukraina, EU dọa Nga bằng “ranh giới đỏ“
Cuộc hội đàm giữa các nhà lãnh đạo Đức, Pháp và Ukraina tại Berlin hôm 24.8 tập trung vào việc vạch ra "ranh giới đỏ" mà Nga không được vượt qua.
Ông Yeliseyev không chỉ rõ những "ranh giới đỏ" nào được đề cập, vì đây "không phải là thông tin cung cấp cho công chúng", nhưng lưu ý rằng một trong những "ranh giới đỏ" là "tổ chức bầu cử giả" ở hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk.
"Nga cần gây áp lực với lãnh đạo Donetsk và Luhansk để họ ngăn chặn hoặc hủy bỏ những cuộc bầu cử như vậy. Nếu bầu cử diễn ra, chúng cũng sẽ không được công nhận, đe dọa nghiêm trọng đến tiến trình hòa bình Minsk" - ông Yeliseyev nói.
Hãng thông tấn TASS cho rằng, các cuộc bầu cử địa phương ở vùng Donbass, phía đông Ukraina và cải cách hiến pháp là những yếu tố quan trọng của kế hoạch hành động toàn diện để thực thi đầy đủ hiệp định Minsk, được ký kết hôm 12.2 giữa Nga, Ukraina, Đức và Pháp. Một trong các điều khoản của thỏa thuận này là cam kết cấp quyền tự trị lớn hơn cho Donetsk và Lugansk.