Trong khi các quốc gia Liên minh châu Âu đang tìm các giải pháp cho cuộc khủng hoảng người di cư, nhiều ý kiến tỏ ra không hài lòng trước thực tế không có một quốc gia Vùng Vịnh nào đồng ý nhận người di cư.
Tin thế giới đọc nhanh 13-09-2015
- Cập nhật : 13/09/2015
“Mỹ-Trung cần giải quyết vấn đề Biển Đông và an ninh mạng”
Phó Đại sứ Trung Quốc tại Washington Wu Xi ngày 10/6 cho rằng bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông hay an ninh mạng không thể giải quyết được bằng cách thức “ngoại giao điện đàm” mà cần phải có một “cách thức phù hợp hơn”.
Phát biểu nhân sự kiện kỷ niệm 10 năm thành lập Nhóm công tác Mỹ-Trung thuộc Quốc hội Mỹ, bà Wu Xi cho rằng: “Ngoại giao điện đàm hay công kích trực tiếp sẽ không giúp giải quyết bất cứ vấn đề nào. Sự lựa chọn hợp lý nhất hiện nay là thừa nhận những bất đồng giữa hai nước, tôn trọng ý kiến riêng và tham gia vào các cuộc đối thoại thực sự. Sự lựa chọn chúng tôi quyết định hôm nay sẽ tác động tới mối quan hệ song phương trong tương lai cũng như của cả thế giới”.
Phó Đại sứ Wu Xi cho rằng hai bên cần nhân thời điểm chuẩn bị diễn ra cuộc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung thường niên sắp tới và chuyến thăm của một quan chức quân đội Trung Quốc cấp cao tới Mỹ là cơ hội để “chuẩn bị” cho chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Mỹ vào tháng Chín tới.
“Chúg ta cần giải quyết những bất đồng theo cách thức phù hợp nhất. Tôi không thấy bất cứ dấu hiệu nào cho thấy mối quan hệ Trung - Mỹ đang trở nên căng thẳng khi hai nước có lợi ích chung trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, bà Wu Si khẳng định.
Trong khi đó, Đại diện của Mỹ, ông Rick Larson, người cũng là đồng sáng lập nhóm Công tác Mỹ - Trung, cho rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới “không thể không đối thoại”. Ông đánh giá vấn đề Biển Đông và những cáo buộc cho rằng tin tặc từ Trung Quốc tấn công hệ thống máy tinh Mỹ mới đây là các vấn đề không nên đẩy hết về một phía.
“Chúng ta không thể che đậy hay trốn tránh những vấn đề đó”, ông Rick Larson khẳng định.
Lo gián điệp Trung Quốc, Obama đổi chỗ họp
Tập đoàn Hilton Worldwide đã bán thương hiệu khách sạn này cho một doanh nghiệp Trung Quốc vào năm ngoái. Việc này khiến Mỹ phải tỏ ra quan ngại về tình hình an ninh. Sau cuộc mua bán, khách sạn nổi tiếng này tuyên bố sẽ tiến hành “một cuộc đổi mới lớn”. Tuyên bố này khiến các quan chức an ninh Mỹ càng thêm nghi ngờ.
Tổng thống Obama đã quyết định thay đổi địa điểm họp do có những lo ngại về gián điệp Trung Quốc. (Ảnh: Express)
Tổng thống Obama và đoàn Bộ Ngoại giao Mỹ đến New York hằng năm để tham dự cuộc họp của Đại hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên năm nay sẽ chuyển đến ở tại khách sạn The New York Palace. Khách sạn Waldorf-Astoria là nơi lưu trú ở các đại sứ tại Liên Hợp Quốc từ năm 1947 và là nơi ở chính của vô số đồi tổng thống Mỹ.
Triều Tiên lên lịch phóng tên lửa tầm xa
Theo Yonhap, dù rằng Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa trong dịp lễ kỷ niệm đi nữa, thì động thái này có nguy cơ khiến tình trạng trên bán đảo Triều Tiên căng thẳng trở lại.
Triều Tiên có thể phóng tên lửa tầm xa trong lễ kỷ niệm thành lập Đảng Lao động Triều Tiên. (Ảnh: AFP)
Hàn Quốc và Triều Tiên hôm 25-8 đã đạt được thỏa thuận nhằm xoa dịu căng thẳng sau cuộc đấu pháo ở biên giới hai nước và trong nỗ lực hàn gắn lại mối quan hệ sau khi Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên đặt mìn khiến hai binh sĩ nước này bị thương vào đầu tháng 8.
Thủ lĩnh al-Qaeda tuyên chiến với nhóm phiến quân nhà nước Hồi giáo
Thủ lĩnh của al-Qaeda, tên Ayman al-Zawahiri, vừa tung thông điệp cáo buộc thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi của nhóm nhà nước Hồi giáo (IS) xúi giục nổi loạn, và bác bỏ tuyên bố mà al-Baghdadi từng đưa ra khẳng định y là vua của mọi người Hồi giáo.
Tuyên bố trên được al-Zawahiri, một bác sỹ người Ai Cập được chọn thay thế Osama bin Laden sau khi tên này bị tiêu diệt, đưa ra chỉ một ngày trước lễ kỷ niệm 14 năm vụ tấn công khủng bố 11/9 vào nước Mỹ.
Với giọng điệu đầy giận dữ, al-Zawahiri cáo buộc thủ lĩnh của IS, tên Abu Bakr al-Baghdadi đã xúi giục nổi loạn. Ông trùm al-Qaeda cũng tuyên bố al-Baghdadi không phải thủ lĩnh của toàn bộ người Hồi giáo hay các chiến binh jihad, như lời tên này từng tuyên bố 14 tháng trước tại một ngôi đền ở thành phố Mosul, Iraq.
Theo đánh giá của các chuyên gia, tuyên bố trên đã khơi mào cho sự chia rẽ “không thể hàn gắn” giữa hai nhóm trên.
“Điều này thật thú vị”, cựu giám đốc Trung tâm chống khủng bố quốc gia, Mỹ Matthew Olsen nhận định. “Zawahiri lâu nay vẫn không muốn công khai lên án Baghdadi và ISIS. Tuyên bố này cho thấy sự chia rẽ giữa những kẻ cầm đầu al-Qaeda và ISIS đang sâu sắc ra sao. Những khác biệt rõ ràng là không thể hàn gắn”.
Nếu ISIS và al-Qaeda bắt tay với nhau, đó sẽ là một điều “kinh khủng”, ông Olsen nhận định. Sự chia rẽ này có thể là một gợi mở để các chiến dịch chống khủng bố của Mỹ có thể tìm cách khai thác.
Olsen tin rằng Mỹ có thể tận dụng thời cơ để khiến các nhóm này càng thêm đối địch với nhau, và khuyến khích những vụ đấu súng và ám sát lẫn nhau như từng diễn ra. ISIS được cho là đã sát hại một thân tín cấp cao của Zawahiri khi tên này cố gắng tìm cách đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn giữa hai nhóm hồi tháng 2/2014.
Trong đoạn băng ghi âm được tung lên mạng hôm thứ Tư kèm một bức ảnh của al-Zawahiri, kẻ cầm đầu al-Qaeda dường như xác nhận rằng đã không trực tiếp chỉ đạo những đấu đá nội bộ giữa các phần tử jihad của ISIS và nhánh al-Qaeda tại Syria có tên Mặt trận al Nusra.
ISIS, trước đây là một nhánh của al-Qaeda tại Iraq, đã tách khỏi nhóm này 2 năm trước. Trong đoạn băng, al-Zawahiri cũng cáo buộc Baghdadi phớt lờ những người Hồi giáo khốn khổ tại Gaza và Pakistan.
“Mọi người đều bị ngạc nhiên trước tuyên bố của Baghdadi tự nhận ông ta là vị vua thứ 4 trong lịch sử Hồi giáo”, Zawahiri nói, và khẳng định al-Baghdadi đã làm việc này mà “không tham vấn toàn bộ người Hồi giáo”.
Trung Quốc chế tạo trực thăng chiến đấu tàng hình thế hệ mới
Trung Quốc đang triển khai chế tạo máy bay trực thăng tấn công thế hệ mới, có khả năng tàng hình, và dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng trong các lực lượng vũ trang nước này vào năm 2020.
Trang báo điện tử China Daily ngày 11/9 đưa tin, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) đã bắt tay vào việc chế tạo máy bay trực thăng chiến đấu thế hệ thứ 4 có khả năng tàng hình. Thông tin này được AVIC đưa ra nhân Triển lãm Trực thăng Trung Quốc lần thứ 3, vừa được tổ chức tại thành phố Thiên Tân cách đây 2 ngày.
Trang China Daily dẫn lời ông Lâm Tả Minh, Chủ tịch AVIC, cho biếtloại máy bay mới này sẽ có khả năng tàng hình và sẽ được chế tạo phù hợp với các mô hình chiến đấu của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Tuy nhiên, ông không cho biết thêm chi tiết về loại máy bay mới này.
“Xu hướng hiện nay là các lực lượng bộ binh sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào sự hoạt động của các trực thăng do chúng có khả năng chiến đấu hiệu quả và linh hoạt hơn các xe bọc thép. Bên cạnh đó, loại trực thăng này còn có thể sử dụng để vận chuyển hàng tiếp tế cho lực lượng biên phòng”, ông Lâm Tả Minh cho biết thêm.
Trong khi đó, ông Wu Ximing, trưởng nhóm thiết kế loại máy bay trực thăng mới nói trên của AVIC, lại nhấn mạnh máy bay này có tính năng siêu cơ động, đặc biệt hữu dụng trong các tình huống phức tạp, và có khả năng phối hợp tác chiến vượt trội.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc xác nhận việc chế tạo một loại trực thăng chiến đấu thế hệ mới.