Những hình ảnh vệ tinh chụp bãi Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào ngày 3/9/2015 đã cho thấy rõ ràng việc Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng một đường băng phi pháp tại đây.
Tin thế giới đọc nhanh chiều 12-09-2015
- Cập nhật : 12/09/2015
Malaysia bắt 2 nghi phạm liên quan tới vụ đánh bom Bangkok
Yusufu Meerailee (áo phông vàng), một trong các nghi phạm, được cảnh sát hộ tống tới hiện trường đánh bom để tái hiện vụ án. Ảnh: CNN
Trung tướng Suchart Teerasawat, chỉ huy một đội chuyên trách được cử tới Malaysia để đề nghị nước này hợp tác điều tra, tìm kiếm thủ phạm đánh bom trung tâm thủ đô Bangkok, hôm qua trở về nước, Bangkok Post dẫn nguồn tin cảnh sát Thái Lan cho hay. Ông Suchart hiện có mặt tại tỉnh Yala để chờ phía Malaysia thông báo về việc họ có đồng ý dẫn độ các nghi phạm nêu trên sang Thái Lan hay không.
Nhà chức trách Thái Lan cũng đã liên lạc với phía Trung Quốc để nhờ giúp đỡ bắt giữ Abudreheman Abudustaer, hay còn gọi là Ishan, một đối tượng tình nghi đến từ khu vực Tân Cương. Người này được cho là kẻ chủ mưu lên kế hoạch đánh bom.
Động thái trên được thực hiện sau khi cảnh sát Bangladesh thông báo nghi phạm Ishan đã rời Bangladesh tới Trung Quốc. Theo ông Nazrul Islam, đại diện lực lượng cảnh sát quốc gia Bangladesh, Ishan tới Dhaka hôm 16/8 và di chuyển sang Trung Quốc hôm 30/8.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa có phản hồi về vấn đề này.
Trung Quốc dự kiến dùng chuẩn giá dầu mới vào tháng 10
Sở giao dịch năng lượng quốc tế Thượng Hải (INE) đã đưa ra dự thảo về thị trường giao dịch dầu kỳ hạn Thượng Hải hồi tháng trước. Cơ quan này cho rằng, thị trường này có thể khởi động từ tháng 10 tới.
Kế hoạch lập thị trường dầu kỳ hạn Thượng Hải được chính phủ Trung Quốc thông qua năm ngoái và sẽ là thị trường đầu tiên cho phép nhà đầu tư quốc tế tham gia trực tiếp.
Thị trường kỳ hạn Thượng Hải sẽ cạnh tranh với các thị trường quốc tế khác đang bị chi phối bởi hợp đồng kỳ hạn dầu Brent và dầu Mỹ WTI. Việc ra mắt thị trường kỳ hạn dầu áp dụng chuẩn giá mới được cho là sẽ nâng cao vai trò của Trung Quốc trong định giá dầu, cũng như thúc đẩy việc sử dụng nhân dân tệ.
Trung Quốc, thị trường tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới, đã bắt đầu nới lỏng kiểm soát đối với ngành dầu vật chất trong năm nay với việc lần đầu tiên cấp hạn ngạch nhập khẩu dầu thô cho các cơ sở hóa dầu tư nhân. Tốc độ cải cách ngành dầu khí của Trung Quốc đang khiến giới tham gia thị trường bất ngờ.
Tuy nhiên, HSBC khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng với giá cổ phiếu của các công ty dầu khí lớn của Trung Quốc trong thời gian tới. Cải cách sẽ giúp nâng cao sức cạnh tranh với việc gây sức ép cho các công ty dầu khí quốc gia của Trung Quốc, Philip Andrew-Speed, người đứng đầu cơ quan nghiên cứu an ninh năng lượng tại Đại học Singapore nhận định.
IEA: Sản lượng dầu ngoài OPEC sẽ giảm mạnh nhất 23 năm
Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ sẽ giảm khoảng 400.000 thùng/ngày vào năm sau. Trước đó, IEA dự đoán, nguồn cung dầu Mỹ tăng khoảng 60.000 thùng/ngày vào năm 2016.
Trong khi đí, sản lượng dầu của OPEC năm tới dự báo tăng 1,6 triệu thùng/ngày lên 31,3 triệu thùng/ngày.
Nhu cầu tiêu thụ toàn cầu dự báo tăng 1,7 triệu thùng/ngày trong năm nay lên 94,4 triệu thùng/ngày, trước khi giảm 1,4 triệu thùng vào năm sau.
IEA cho rằng, nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu năm nay tăng mạnh nhất kể từ năm 2010, song dự trữ dầu kỷ lục của các nước phát triển chưa thể giảm cho tới nửa sau năm 2016. Thậm chí, sự trở lại của Iran sau khi được dỡ bỏ lệnh trừng phạt có thể khiến nguồn cung tăng hơn nữa.
“Sản lượng các nước ngoài OPEC dự báo giảm cho thấy chiến lược giữ thị phần của Ả rập Xê út bằng cách gây sức ép với đối thủ bằng giá dầu thấp có vẻ bắt đầu có hiệu quả”, IEA nhận định.
Dự án đường sắt Thái Lan-Trung Quốc có thể bị hoãn do bất đồng
Một nguồn tin trong Bộ Giao thông Thái Lan cũng tiết lộ rằng có thể dự án này sẽ được lùi lại đến khoảng tháng 7/2016.
Phát biểu sau cuộc họp với đại diện phía Trung Quốc tại Bangkok, Bộ trưởng Giao thông Thái Lan Arkhom Termpittayapaisith thừa nhận rằng các bất đồng của hai bên vẫn còn rất lớn. Ông nói: "Không thể ấn định khi nào việc xây dựng tuyến đường này sẽ được bắt đầu."
Ông Arkhom cũng cho biết Thái Lan muốn có một công ty tư vấn đầu tư giúp rà soát lại toàn bộ chi phí của dự án do phía Trung Quốc có ý định sử dụng mức giá vật liệu xây dựng tại Trung Quốc để hạch toán dự án này.
Thái Lan và Trung Quốc đã thỏa thuận hợp tác quy hoạch và xây dựng một tuyến đường sắt dài 873km từ tỉnh Nongkhai ở vùng Đông Bắc đến thủ đô Bangkok và tỉnh miền Đông Rayong. Tuy nhiên hai bên vẫn còn bất đồng về thiết kế, lộ trình và hạch toán của một cung đường dài 252km của tuyến đường này. Đó là cung đường từ Bangkok qua tỉnh Saraburi đến tỉnh Nakhon Ratchasima.
Ngoài ra, công tác khảo sát bằng không ảnh của tuyến đường cũng mới chỉ tiến hành được 30%.
Cuộc họp ngày 11/9 tại Bangkok là cuộc họp thứ 7 của quan chức hai nước phụ trách dự án này. Dự kiến trong ngày 12/9, hai bên sẽ tiếp tục gặp nhau.
Trung Quốc tỏ ra rất quan tâm đến dự án đường sắt này bởi nước này sẽ hưởng lợi rất nhiều từ việc kết nối khu vực miền Nam Trung Quốc với các quốc gia khu vực Đông Nam Á thông qua lãnh thổ Lào và Thái Lan.