Mỹ bắt giữ 151 người thuộc mạng lưới ma túy Trung Quốc
“Snowden 2.0” tiết lộ thông tin gây sốc của Mỹ
Mỹ tuyên bố duy trì quân đội tại Afghanistan sau năm 2016
Nghi tham nhũng đến 1 tỉ USD, cựu thủ tướng Moldova bị bắt
Truyền thông Trung Quốc dọa dùng vũ lực với Mỹ
Mỹ thử nghiệm đạn phi sát thương
- Cập nhật : 26/08/2015
(Tin kinh te)
Lực lượng thực thi pháp luật ở Mỹ và Canada đang tìm những giải pháp ít sát thương hơn sau hàng loạt vụ cảnh sát nổ súng vào người da màu
Lực lượng thực thi pháp luật ở hơn 20 thành phố Bắc Mỹ đang thử nghiệm những giải pháp “ít chết chóc hơn” so với súng đạn truyền thống nhưng vẫn đủ gây đau đớn cho nghi phạm.
Cảnh sát Mỹ từ lâu đã sở hữu những vũ khí mà họ xem là “phi sát thương”, như bình xịt hơi cay, dùi cui điện và đạn cao su. Tuy nhiên, những công cụ này đôi lúc vẫn có thể gây chết người, dẫn đến nỗ lực nghiên cứu tìm kiếm thêm các giải pháp thay thế. Quá trình này đã được đẩy nhanh hồi năm ngoái sau hàng loạt vụ cảnh sát bắn người da màu.
Công ty Micron Products, trụ sở tại TP Fitchburg, bang Massachusetts, đang sản xuất loại đạn BIP lớn hơn đạn cao su và có lớp silicon ở phần đầu để gia tăng tác động. BIP không xuyên qua da như đạn truyền thống nhưng có thể gây đau đớn và làm mất khả năng phản kháng của kẻ tình nghi.
Ông Allen Ezer - Phó Chủ tịch điều hành Công ty Công nghệ quốc phòng Security Devices International (SDI - Mỹ) đang thuê Micron sản xuất loại đạn trên - tình nguyện làm “chuột bạch” trong cuộc thí nghiệm của BIP. Theo ông, cảm giác đau đớn khi trúng đạn BIP cũng giống như trúng phải quả bóng khúc côn cầu. Trong khi đó, ông Gregory Sullivan, Giám đốc điều hành SDI, thừa nhận nguy cơ bị thương nặng hoặc tử vong trong trường hợp đối tượng bị bắn vào đầu ở cự ly gần.
Theo hãng tin AP, loại đạn này có giá trung bình 25 USD/viên, có thể chứa bột hơi cay, bột màu và chất tạo mùi hôi. Lực lượng thực thi pháp luật sẽ được huấn luyện bắn đạn BIP vào tay và chân của mục tiêu. Một người trúng đạn ở cự ly gần chỉ bị bầm ngoài da và không bị chấn thương lâu dài.
Các cơ quan thực thi pháp luật tại 16 thành phố ở Mỹ và 6 thành phố ở Canada đã mua loại đạn này. “Họ muốn có thêm sự lựa chọn để lấp vào khoảng trống giữa dùi cui, súng điện và những vũ khí chuyên dụng” - bà Salvatore Emma, Giám đốc điều hành Công ty Micron, giải thích.
Tuy nhiên, ông Toby Wishard - Cảnh sát trưởng Hạt Codington, bang Nam Dakota - chỉ ra những hạn chế của loại đạn nói trên. Chẳng hạn như BIP có thể khuất phục nghi phạm trong một cuộc đối đầu kéo dài hoặc tình huống bắt cóc con tin nhưng có lẽ không giúp ích gì trong một vụ đụng độ bất ngờ bởi thứ vũ khí dùng để bắn loại đạn này có kích thước khá to nên không tiện mang theo bên người. Sở Cảnh sát Codington đã mua đạn BIP cách đây vài tháng nhưng vẫn chưa dùng đến nó.
Ngoài đạn BIP, một số công ty còn tìm những giải pháp khác, như loại súng có thể bắn ra túi đậu, hơi cay hoặc một loại phụ kiện giúp giảm tốc độ của đạn. Tuy nhiên, một số người chỉ trích rằng đây chỉ là những giải pháp tạm thời cho một vấn đề lớn hơn nhiều.
“Tôi không nghĩ rằng hầu hết vụ cảnh sát bắn chết người da màu đều là tai nạn. Chúng xảy ra do sự lạm dụng quyền lực và phân biệt chủng tộc. Đây không phải là vấn đề có thể được giải quyết chỉ bằng cách sử dụng một loại vũ khí khác” - ông Brock Satter, một nhà hoạt động chống sự tàn bạo của cảnh sát, nhận định.